Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân

Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân

Luận án Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân. Gãy hở thân hai xương cẳng chân là một tổn thương thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong gãy hở các thân xương dài và có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy vào 1986 cho thấy gãy hở thân hai xương cẳng chân chiếm 49% tổng số các trường hợp gãy hở thân xương dài. Tại khoa Chấn thƣơng chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức (1993) tỷ lệ này là 37,2% trong đó gãy hở độ II, độ III chiếm 68,18%. Thống kê trong 3 năm (2000- 2003) tại khoa Chấn thƣơng chỉnh hình Bệnh viện 103 có 152 trường hợp gãy hở xƣơng chày nhập viện điều trị.Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu vùng cẳng chân, mặt trƣớc trong chỉ có da, nên xương cẳng chân dễ bị gãy hở, lớp da ở đây có thể bị chấn thƣơng bầm giập phải cắt bỏ hoặc hoại tử thứ phát gây khuyết hổng phần mềm lộ xương, viêm xương. Chính vì vậy việc điều trị còn nhiều khó khăn. Có nhiều phƣơng pháp cố định ổ gãy trong điều trị gãy hở thân hai xƣơng cẳng chân, mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng.

Việc lựa chọn phƣơng pháp cố định ổ gãy phải dựa trên các yếu tố nhƣ: vị trí gãy, tính chất tổn thƣơng, mức độ ô nhiễm, thời điểm xử trí…. Theo đó đƣờng hƣớng chung hiện nay trong điều trị gãy xƣơng hở là đối với gãy hở độ I, độ II thì có thể kết hợp xƣơng sớm ngay kỳ đầu, còn gãy xƣơng hở độ III thì cố định ổ gãy bằng khung cố định ngoài. Ngoài ra một số trƣờng hợp tuy bệnh nhân bị gãy hở độ I, độ II nhƣng có kết hợp với các tổn thƣơng khác, đặc biệt các tổn thƣơng về sọ não, tình trạng toàn thân không cho phép kết hợp xƣơng bên trong ngay đƣợc, thì khung cố định ngoài cũng đƣợc sử dụng để cố định ổ gãy giúp cho việc vận chuyển bệnh nhân và chăm sóc vết thƣơng đƣợc thuận lợi. Vai trò của khung cố định ngoài giúp cho việc cố định ổ gãy xƣơng hở trong giai đoạn đầu khi không thể cố định ổ gãy bằng kết xƣơng 2bên trong đƣợc là không thể bàn cãi. Nhờ phƣơng pháp này mà việc chăm sóc điều trị các tổn thƣơng khác thuận lợi hơn rất nhiều, giảm tỷ lệ tai biến, biến chứng. Tuy nhiên, khung cố định ngoài có những nhƣợc điểm cố hữu nếu để lâu sẽ gây phiền toái và bất lợi cho ngƣời bệnh nhƣ vƣớng víu, cồng kềnh, ảnh hƣởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ, tỷ lệ nhiễm khuẩn chân đinh, tỷ lệ liền lệch, không liền xƣơng cao…Vì vậy những năm gần đây một số tác giả chủ trƣơng sử dụng khung cố định ngoài để cố định ổ gãy trong gai đoạn đầu cho các trƣờng hợp gãy xƣơng hở mà không thể kết hợp xƣơng bên trong đƣợc do vấn đề toàn thân hoặc tổn thƣơng tại chỗ. Khi tình trạng toàn thân và tại chỗ của bệnh nhân đã đƣợc điều trị ổn định thì xem xét để chuyển sang cố định trong nếu có thể đƣợc. Ban đầu đƣờng hƣớng này cũng gặp một số trở ngại do nhiều phẫu thuật viên lo ngại tình trạng nhiễm khuẩn tiềm tàng ở chân đinh và vết thƣơng gãy hở sẽ bùng phát khi kết xƣơng bên trong. Những năm gần đây, trên cơ sở sử dụng nhiều kháng sinh mạnh, kỹ thuật đóng đinh nội tủy thì hai sau cố định ngoài điều trị gãy hở thân hai xƣơng cẳng chân đƣợc nhiều phẫu thuật viên áp dụng. Tuy nhiên, ở từng nơi các bƣớc thực hiện chuyển đổi còn mang nặng cảm tính, chƣa thực hiện một cách trình tự, bài bản và khoa học. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân” với hai mục tiêu:
1. Xây dựng quy trình kỹ thuật chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị trị gãy hở thân xương cẳng chân.
2. Đánh giá kết quả điều trị, rút ra một số nhận xét về chỉ định, thời điểm chuyển đổi và điều kiện chuyển đổi từ cố định ngoài
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thành Tấn, Trần Đình Chiến, Phạm Đăng Ninh (2013), “Đường hướng chuyển đổi từ cố định ngoài sang đóng đinh nội tủy có chốt điều trị gãy hở thân hai xƣơng cẳng chân”, Y học Việt Nam, 411
(số đặc biệt), tr. 140-145.
2. Nguyễn Thành Tấn, Phạm Đăng Ninh, Trần Đình Chiến, (2013), “Đóng đinh nội tủy kỳ hai sau cố định ngoài điều trị gãy hở thân hai xƣơng cẳng chân”, Y học Việt Nam, 411(số đặc biệt), tr. 146-150.
3. Nguyễn Thành Tấn, Phạm Đăng Ninh, Trần Văn Hợp, Trần Đình Chiến (2015), “Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang cố định bằng đinh nội tủy trong điều trị gãy hở thân hai xƣơng cẳng chân”, Tạp chí Y-Dược quân sự, (4), tr. 138-144. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Đình Chiến (2002), “Quá trình liền xƣơng và các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình liền xƣơng”, Bệnh học ngoại khoa, giáo trình sau đại học, 2, tr. 623- 630.
2. Phạm Đăng Diệu (2001), “Xƣơng Khớp Chi Dƣới”, Giải phẫu chi trênchi dưới, NXB Y Học, tr. 266-279.
3. Nguyễn Văn Dũng (2004), Kết quả đóng đinh nội tuỷ Kuntscher không mở ổ gãy điều trị gãy kín 1/3 giữa thân 2XCC người lớn tại Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Hà Nội.
4. Nguyễn Thế Điệp (2005), Đánh giá kết quả điều trị gãy hở độ I, độ II hai xương cẳng chân ở người lớn bằng đinh Sanatmetal có chốt, Luận văn cao học, HVQY-Hà Nội.
5. Bùi Văn Đức (1997), “Gãy thân xƣơng cẳng chân”, Bài giảng bệnh học CTCH-PHCN, ĐHYD TP.HCM, tr.127-131.
6. Nguyễn Trƣờng Giang (2013), “ Một số khái niệm và chiến thuật điều trị gãy xƣơng lớn trong đa chấn thƣơng”, Tạp chí Y-Dược học Quân sự , (1) tr.155-161
7. Phùng Ngọc Hòa, Cao Mạnh Liệu (1995), “Điều trị gãy hở phức tạp chi dƣới bằng khung FESSA” Hội nghị khoa học chỉnh hình Việt-Úc lần thứ nhất, tr. 78.
8. Đặng Quang Hòa và cs (2005), “Nhận xét bƣớc đầu về kết quả điều trị gãy xƣơng cẳng chân xƣơng đùi bằng phƣơng pháp đóng đinh nội tủy có chốt tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai”, Hội nghị thường niên hội CTCH Tp Hồ Chí Minh lần thứ XII, tr. 20-24.
9. Ngô Bảo Khang (1987), “Bột dƣới gối chức năng điều trị gãy xƣơng cẳng chân”, Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y Dược, Viện Thông Tin-Thƣ Viện Y Học Trung Ƣơng, (31), tr. 10-12.
110
10. Nguyễn Quang Long (1987), “Một số vấn đề cơ bản của xƣơng chày liên quan đến gãy xƣơng”, Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y Dược, Viện Thông Tin-Thƣ Viện Y Học Trung Ƣơng, (31), tr. 1-4.
11. Nguyễn Quang Long, Phan Đức Mẫn (1987), “Các biến chứng của gãy thân xƣơng cẳng chân”, Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y dược Hà Nội, tr. 5-8.
12. Nguyễn Quang Long ( 1992), Kỹ thuật điều trị gãy xương, tập 3 (dịch sách Bohler), NXB Y học.
13. Nguyễn Quang Long (2000), “Các thế hệ đinh Küntscher”, Y học TP.HCM , 4(4), tr. 6-9.
14. Nguyễn Quang Long (2005), “Đại cƣơng gãy xƣơng”, Bài giảng bệnh học CTCH-PHCN, 1, tr. 1-22.
15. Phạm Đăng Ninh (1995), Nhận xét kết quả bước đầu sử dụng khung cố định ngoài tự tạo theo mẫu khung FESSA trong điều trị gãy hở HXCC, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y dƣợc-Hà Nội 1995.
16. Lê Thanh Phong (1987), “Vài nhận xét về điều trị gãy thân xƣơng cẳng chân”, Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y Dược, Viện Thông Tin- Thƣ Viện Y Học Trung Ƣơng, (31), tr. 8-9.
17. Lê Phúc (2004), “Kết quả theo dõi sau 25 tháng của điều trị gãy hở 2 xƣơng cẳng chân bằng cố định ngoại vi tự chế”, Tạp chí Y Dược Học quân sự, 9(1), tr. 3-6.
18. Nguyễn Đức Phúc (2004), “Tổn thƣơng thần kinh ngoại vi”, Chấn thương chỉnh hình, NXB Y Học, tr. 314-321.
19. Nguyễn Hạnh Quang, Nguyễn Đắc Nghĩa (2003), “Nhận xét kết quả đóng đinh nội tủy có chốt, không doa ống tủy trong điều trị gãy hở mới 2 XCC tại bệnh viện Saint – Paul”, Chuyên đề: Hội nghị khoa học CTCH toàn quân lần thứ nhất, (Số đặc biệt tháng 10), tr. 168 – 171. 111
20. Nguyễn Văn Quang, Lê Phúc, Nguyễn Thanh Phong (1987), “Hƣớng điều trị bảo tồn trong gãy thân 2 XCC”, Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y dược, Hà Nội, tr. 78.
21. Nguyễn Văn Quang (1987), Gãy xương hở-Nguyên tắc chấn thương chỉnh hình, Hội Y dƣợc học Thành Phố Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Quang Quyền (2004), “Xƣơng chày và xƣơng mác”, Atlas giải phẫu người, Phần VII: chi dưới, tr. 512.
23. Nguyễn Quang Quyền (2007), Atlas giải phẫu người, Sách dịch, NXB Y Học, tr. 513-522.
24. Nguyễn Quang Quyền (2011), “Cẳng chân”, Bài giảng giải phẫu học, NXB Y Học, 1, tr. 201-219.
25. Đinh Văn Thủy và cs (2003), “Điều trị gãy hở cẳng chân bằng kiểu khung cố định ngoài tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 292, (số đặc biệt), tr. 300-304.
26. Nguyễn Ngọc Thƣ và cs (2004), “Một số nhận xét về đóng đinh chốt SIGN điều trị gãy thân xƣơng chày tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2004”, Hội nghị thường niên hội CTCH Tp Hồ Chí Minh lần thứ XII, tr. 34-37.
27. Vũ Tam Tỉnh, Bùi Văn Đức (1987), “Điều trị gãy hở hai xƣơng cẳng chân bằng cố định ngoại vi”, Tổng quan và chuyên khảo ngắn y dược (31), tr. 7-8.
28. Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (1999), “Đóng đinh nội tủy (mẫu của SIGN) có chốt ở cẳng chân với dụng cụ ngắm tự chế”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 3 (4), tr. 131-135.
29. Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2000), “Nhận xét bƣớc đầu trong sử dụng đinh nội tủy có chốt (mẫu của SIGN) điều trị gãy xƣơng cẳng chân”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 4(4), tr. 208-212. 112

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment