Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ và giá trị dự báo hội chứng chuyển hóa của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ và giá trị dự báo hội chứng chuyển hóa của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế.Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các biểu hiện rối loạn chuyển hóa như: Béo phì trung tâm, rối loạn lipid máu, tăng glucose máu lúc đói và tăng huyết áp, là một trong những thách thức quan trọng hiện nay về sức khỏe cộng đồng ở các nước đã và đang phát triển trong đó có Việt Nam. Các biểu hiện rối loạn chuyển hóa nói trên còn được gọi là yếu tố nguy cơ chuyển hóa, có liên quan với nhau, trực tiếp đẩy nhanh quá trình hình thành đái tháo đường típ 2 gấp 5 lần và phát triển bệnh tim mạch gấp 2-3 lần, dẫn đến tần suất tử vong do bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim mạn tính, đột quỵ… [39]. Hậu quả của hội chứng chuyển hóa là gánh nặng về kinh tế, xã hội và có nguy cơ tử vong cao. Trong bối cảnh đại dịch, tỉ lệ bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa nhập viện và tử vong do COVID – 19 cao hơn [136]. Trên thế giới và ở Việt Nam, hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng, có tính thời sự, có liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội và lối sống của con người.
Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, 40% người dân trưởng thành Mỹ mắc hội chứng chuyển hóa. Ở một số khu vực trên thế giới, tỉ lệ người dân mắc hội chứng chuyển hóa dao động từ 11,9% đến 43,3% [43], [91], [116]. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trong những năm gần đây không ngừng gia tăng. Theo nghiên cứu của một số tác giả, tỉ lệ người dân mắc hội chứng chuyển hóa tăng từ 12% năm 2001 lên 28,0% năm 2014 [14], [30]. Do đó, chiến lược dự phòng ban đầu là cần thiết để giảm tỉ lệ mắc và tử vong liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Để kiểm soát bệnh không lây nhiễm nói chung, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi thực hiện nhiều biện pháp trong đó có kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm [133]. Đồng thời, khuyến cáo sử dụng bộ công cụ STEPS (Tiếp cận bậc thang trong giám sát yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm) để đánh giá để theo dõi xu hướng các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm trong nước và so sánh giữa các quốc gia [133].
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc cho thấy tỉ lệ mắc một số bệnh không lây nhiễm của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cao. Tỉ lệ người dân mắc tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid lần lượt là 44,1%;2 8,1% và 62,9%; tỉ lệ mắc mới phát hiện, tỉ lệ người dân không điều trị và điều trị không thường xuyên chiếm chủ yếu [28]. Trong khi đó, tuyến y tế cơ sở vẫn chưa được đầu tư và trang bị sẵn sàng để đáp ứng với sự gia tăng nhanh chóng của bệnh đái tháo đường và bệnh lý tim mạch trong cộng đồng [31], [32]. Do đó, xác định giá trị của một số chỉ số dự báo hội chứng chuyển hóa; trong đó các chỉ số nhân trắc là các chỉ số đánh giá đơn giản, thực hiện dễ dàng, không xâm lấn, rẻ tiền và có hiệu quả để người dân có thể tiếp cận được dễ dàng, bác sĩ ở trạm y tế xã/ phường có thể áp dụng để tiết kiệm chi phí cho người dân là cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm cung cấp những thông tin để đề ra chiến lược có hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện nay; đồng thời đưa ra được những khuyến cáo cụ thể để dự phòng hội chứng chuyển hóa và xác định các chỉ số dự báo hội chứng chuyển hóa có thể ứng dụng cho cá nhân và tại tuyến y tế cơ sở, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ và giá trị dự báo hội chứng chuyển hóa của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của hội chứng chuyển hóa ở người dân từ 25 tuổi trở lên thuộc một số vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu
3. Ước tính giá trị của một số chỉ số dự báo hội chứng chuyển hóa ứng dụng ở cá nhân và tại tuyến y tế cơ sở
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Qua nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn xu hướng và đặc điểm dịch tễ học của hội chứng chuyển hóa trong những năm gần đây. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa được đánh giá cụ thể theo tiếp cận bậc thang trong giám sát yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm (STEPS) và được chứng minh bằng thiết kế nghiên cứu bệnh chứng. Nghiên cứu cung cấp những cơ sở khoa học để xây dựng các chỉ số dự báo, đề cập đến giá trị của một số chỉ số đã được nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….4
1.1. Tổng quan về hội chứng chuyển hóa………………………………………………………4
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của hội chứng chuyển hóa ……………………………………17
1.3. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ………………………………………25
1.4. Các chỉ số dự báo hội chứng chuyển hóa ………………………………………………31
1.5. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu…………………………………………………………38
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………..41
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………41
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….42
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………66
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………66
3.2. Đặc điểm dịch tễ học hội chứng chuyển hóa của người dân từ 25 tuổi trở lên
thuộc một số vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế ……………………………………………….68
3.3. Một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu..76
3.4. Ước tính giá trị của một số chỉ số dự báo hội chứng chuyển hóa ứng dụng ở
cá nhân và tại tuyến y tế cơ sở……………………………………………………………………84
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….92
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………92
4.2. Đặc điểm dịch tễ học hội chứng chuyển hóa ở người dân từ 25 tuổi trở lên
thuộc một số vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế ……………………………………………….93
4.3. Một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu100
4.4. Ước tính giá trị của một số số chỉ số dự báo hội chứng chuyển hóa ứng dụng
ở cá nhân và tuyến y tế cơ sở……………………………………………………………………111
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………119
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………..121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Trị số đánh giá vòng bụng theo chủng tộc ……………………………………13
Bảng 1.2. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở một số quốc gia châu Âu, châu Mỹ
và Úc……………………………………………………………………………………….19
Bảng 1.3. Tỉ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa ở một số quốc gia châu Á …….20
Bảng 1.4. So sánh kết quả của nghiệm pháp sàng lọc với tình trạng mắc bệnh
thật sự ……………………………………………………………………………………..31
Bảng 1.5. Ý nghĩa của diện tích dưới đường cong ROC (AUC)…………………….33
Bảng 1.6. Ngưỡng vòng bụng trong dự báo hội chứng chuyển hóa ở một số quốc
gia châu Á qua một số nghiên cứu ………………………………………………36
Bảng 2.1. Giá trị MET tương ứng cho từng hoạt động………………………………….53
Bảng 2.2. Ý nghĩa của diện tích dưới đường cong ROC (AUC)…………………….63
Bảng 2.3. Bảng 2×2 trong nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp…………………………63
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu………………………………………..66
Bảng 3.2. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu …………………………………66
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ……………………………67
Bảng 3.4. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu …………………………………67
Bảng 3.5. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu …………………………….67
Bảng 3.6. Đặc điểm kinh tế hộ gia đình của đối tượng nghiên cứu ………………..68
Bảng 3.7. Nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu …………………………………………..68
Bảng 3.8. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của đối tượng nghiên cứu ……………68
Bảng 3.9. Phân bố tỉ lệ mắc hội hội chứng chuyển hóa của người dân tỉnh Thừa
Thiên Huế………………………………………………………………………………..69
Bảng 3.10. Tỉ lệ số thành tố rối loạn trong hội chứng chuyển hóa của đối tượng
nghiên cứu ………………………………………………………………………………69
Bảng 3.11. Tỉ lệ số kết hợp các thành tố của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng
nghiên cứu ………………………………………………………………………………71
Bảng 3.12. Phân bố tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo giới ………………………..72
Bảng 3.13. Phân bố tỉ lệ mắc hội hội chứng chuyển hóa theo nhóm tuổi của đối
tượng nghiên cứu………………………………………………………………………72Bảng 3.14. Phân bố tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo trình độ học vấn……….73
Bảng 3.15. Phân bố tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo nghề nghiệp …………….73
Bảng 3.16. Phân bố tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo hôn nhân…………………74
Bảng 3.17. Phân bố tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tình trạng kinh tế ……..74
Bảng 3.18. Phân bố tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo khu vực nghiên cứu….74
Bảng 3.19. Phân bố tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo xã/ phường………………75
Bảng 3.20. Đặc điểm bắt cặp giữa nhóm bệnh và nhóm chứng ……………………….76
Bảng 3.21. Đặc điểm dân số, kinh tế giữa nhóm bệnh và nhóm chứng …………….77
Bảng 3.22. Thói quen lối sống giữa nhóm bệnh và nhóm chứng……………………..78
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và hội chứng chuyển hóa .78
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và hội chứng chuyển hóa ……..79
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng rượu, bia và hội chứng chuyển
hóa ………………………………………………………………………………………….79
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng rau xanh/ trái cây và hội chứng
chuyển hóa……………………………………………………………………………….80
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và hội chứng chuyển hóa ……..80
Bảng 3.28. Phân bố tỉ lệ thừa cân/ béo phì ở nhóm bệnh và nhóm chứng …………80
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thừa cân/ béo phì và hội chứng chuyển hóa ……..81
Bảng 3.30. Tiền sử gia đình mắc một số bệnh không lây nhiễm ở nhóm bệnh và
nhóm chứng……………………………………………………………………………..81
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc tăng huyết áp và hội chứng
chuyển hóa……………………………………………………………………………….81
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc đái tháo đường và hội chứng
chuyển hóa……………………………………………………………………………….82
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc đột quỵ và hội chứng chuyển
hóa ………………………………………………………………………………………….82
Bảng 3.34. Các yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa theo phân tích đa biến.83
Bảng 3.35. Giá trị của vòng bụng trong dự đoán hội chứng chuyển hóa ở nam giới 84
Bảng 3.36. Giá trị của vòng bụng trong dự báo hội chứng chuyển hóa ở nữ giới 85
Bảng 3.37. Giá trị của chỉ số khối cơ thể (BMI) trong dự báo hội chứng chuyển
hóa ở nam giới …………………………………………………………………………86Bảng 3.38. Giá trị của chỉ số khối cơ thể (BMI) trong dự báo hội chứng chuyển
hóa ở nữ giới…………………………………………………………………………….87
Bảng 3.39. Giá trị của tỉ vòng bụng/ vòng mông (WHR) trong dự báo hội chứng
chuyển hóa ở nam giới ………………………………………………………………88
Bảng 3.40. Giá trị của tỉ vòng bụng/ vòng mông (WHR) trong dự báo hội chứng
chuyển hóa ở nữ giới ………………………………………………………………..89
Bảng 3.41. Giá trị của tỉ số vòng bụng/ chiều cao (WHtR) trong dự báo hội chứng
chuyển hóa ở nam giới ………………………………………………………………90
Bảng 3.42. Giá trị của tỉ số vòng bụng/ chiều cao (WHtR) trong dự báo hội chứng
chuyển hóa ở nữ giới ………………………………………………………………..9
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Xu thế mắc hội chứng chuyển hóa theo thời gian ở một số quốc gia …23
Biểu đồ 1.2. Cách xác định điểm cắt tối ưu ………………………………………………….34
Biểu đồ 1.3. Biểu đồ hình dạng của Ashwell ……………………………………………….38
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỉ lệ các thành tố của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………………..70
Biểu đồ 3.2. Giá trị của vòng bụng trong dự báo hội chứng chuyển hóa ở nam giới84
Biểu đồ 3.3. Giá trị của vòng bụng trong dự báo hội chứng chuyển hóa ở nữ giới ..85
Biểu đồ 3.4. Giá trị của chỉ số khối cơ thể (BMI) trong dự báo hội chứng chuyển
hóa ở nam giới………………………………………………………………………..86
Biểu đồ 3.5. Giá trị của chỉ số khối cơ thể (BMI) trong dự báo hội chứng chuyển
hóa ở nữ giới ………………………………………………………………………….87
Biểu đồ 3.6. Giá trị của tỉ vòng bụng/ vòng mông (WHR) trong dự báo hội chứng
chuyển hóa ở nam giới …………………………………………………………….88
Biểu đồ 3.7. Giá trị của tỉ vòng bụng/ vòng mông (WHR) trong dự báo hội chứng
chuyển hóa ở nữ giới……………………………………………………………….89
Biểu đồ 3.8. Giá trị của tỉ số vòng bụng/ chiều cao (WHtR) trong dự báo hội
chứng chuyển hóa ở nam giới …………………………………………………..90
Biểu đồ 3.9. Giá trị của tỉ số vòng bụng/ chiều cao (WHtR) trong dự báo hội
chứng chuyển hóa ở nữ giới……………………………………………………..9
Nguồn: https://luanvanyhoc.com