Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, các biến chứng của bệnh thủy đậu trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, các biến chứng của bệnh thủy đậu trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, các biến chứng của bệnh thủy đậu trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương.Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do Vi-rút Varicella Zostergây ra, bệnh rất thường gặp, thường lành tính nhưng cũng có những thể bệnh và biến chứng nặng. Bệnh lây truyền chủ yếu do hít phải vi-rút từ những giọt bắn lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và các vết lở loét trên da người bệnh. Khoảng 2-3 ngày trước khi xuất hiện các tổn thương da, người bệnh thường sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp [1], [2].
Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng có thể gặp các biến chứng nhưviêm da, tổ chức dưới da bội nhiễm, viêm phổi, viêm não-màng não, viêm gan, viêm cầu thận cấp, viêm tinh hoàn, viêm tụy, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu,…trong đó các biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi có thể gây ra các hậu quả và di chứng nặng nề[3], [4].


Bệnh thủy đậu xảy ra mọi nơi trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh khác nhau theo từng độ tuổi, theo vùng khí hậu và theo vùng dân cư có được tiêm chủng hay không. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, có 90% số trường hợp trẻ em mắc thủy đậu là dưới 10 tuổi[5]. Dữ liệu điều tra sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ mắc là 15/1000/năm với tỷ lệ mắc cao nhất hàng năm là ở trẻ 5-9 tuổi[6].
Ở Việt Nam, những năm gần đây thủy đậu vẫn thường xuyên xảy ra, theo nghiên cứu của Quách Thị Hà Giang (2011), tại bệnh viện Da liễu Trung Ương từ 1/2007-6/2011 có 6276 bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu đến khám và điều trị[7].
Tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm vẫn tiếp nhận nhiều bệnh nhân thủy đậu, đặc biệt là các trường hợp có biến chứng. Dung mạo lâm sàng, các đặc điểm dịch tễ học và các biến chứng của thủy đậu hiện nay có gì khác trước đây. Để trả lời cho câu hỏi đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, các biến chứng của bệnh thủy đậu trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh thủy đậu ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/8/2017 đến hết 31/7/2018.
2.    Mô tả các biến chứng và các yếu tố liên quan đến biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương từ1/8/2017 đến hết 31/8/2018.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Căn nguyên gây bệnh thủy đậu    3
1.1.1. Đặc điểm cấu trúc của VZV    4
1.1.2. Khả năng gây bệnh    5
1.2. Dịch tễ học bệnh thủy đậu    6
1.3. Sự lây truyền của bệnh thủy đậu    6
1.4. Đặc điểm lâm sàng    7
1.5. Các biến chứng của thủy đậu    9
1.6. Cận lâm sàng    14
1.7. Chẩn đoán    15
1.7.1. Chẩn đoán xác định    15
1.7.2. Chẩn đoán phân biệt    15
1.8. Điều trị    16
1.9. Phòng bệnh    17
1.9.1. Phòng không đặc hiệu    17
1.9.2. Phòng bệnh đặc hiệu    17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1. Đối tượng nghiên cứu    18
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thủy đậu    18
2.1.2. Tiêu chuẩn xác định các biến chứng của thủy đậu    18
2.2. Phương pháp nghiên cứu    19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    19
2.2.2. Cỡ mẫu    20
2.2.3. Thu thập số liệu    20
2.2.4. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu    20
2.2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin    22
2.2.6. Xử lý số liệu    22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu    24
3.1.1. Tuổi    24
3.1.2. Giới    25
3.1.3. Thời gian nhập viện    25
3.1.4.  Nguồn lây    26
3.1.5. Tỷ lệ tiêm vaccin phòng thủy đậu của trẻ    27
3.1.6. Tỷ lệ mắc thủy đậu của mẹ ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng    27
3.1.7. Phân bố bệnh nhi theo địa phương    28
3.1.8. Đặc điểm lâm sàng chung    29
3.1.9. Đặc điểm cận lâm sàng chung    30
3.2. Biến chứng và các yếu tố liên quan đến biến chứng    31
3.2.1. Các biến chứng trong nhóm đối tượng nghiên cứu    31
3.2.2. Biến chứng viêm da bội nhiễm, viêm tấy phần mềm và các yếu tố liên quan.    32
3.2.3. Biến chứng viêm phổi và các yếu tố liên quan    35
3.2.4. Biến chứng viêm não và các yếu tố liên quan    37
3.2.5. Mối liên quan giữa yếu tố suy giảm miễn dịch và thủy đậu biến chứng    41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    42
4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu    42
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi    42
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới    43
4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo mùa    43
4.1.4. Nguồn lây bệnh    44
4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử tiêm chủng    45
4.1.6.Phân bố theo địa lý    45
4.1.7. Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu    46
4.1.8. Một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu    46
4.2. Các biến chứng và các yếu tố liên quan đến biến chứng    47
4.2.1. Các biến chứng trong nhóm đối tượng nghiên cứu    47
4.2.2. Biến chứng viêm da, viêm phần mềm bội nhiễm các yếu tố liên quan    48
4.2.3. Biến chứng viêm não và các yếu tố liên quan    51
4.2.4. Biến chứng viêm phổi và các yếu tố liên quan    54
4.2.5. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ gây suy giảm miễn dịch và thủy đậu có biến chứng    56
KẾTLUẬN    57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:     Các vi-rút herpes thuộc họ vi-rút Human herpes    3
Bảng 3.1:     Phân bố bệnh nhi theo địa phương    28
Bảng 3.2:     Một số đặc điểm lâm sàng chung    29
Bảng 3.3:     Một số đặc điểm trong công thức máu    30
Bảng 3.4:    Một số xét nghiệm sinh hóa    30
Bảng 3.5:    Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có biến chứng viêm da, viêm phần mềm so với nhóm không biến chứng    32
Bảng 3.6:     Mối liên quan giữa tắm và biến chứng viêm da, phần mềm    33
Bảng 3.7:     Một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm có biến chứng viêm da; viêm phần mềm so với nhóm không biến chứng    34
Bảng 3.8.     Một số đặc điểm lâm sàng ở nhóm có biến chứng viêm phổi so  với nhóm không biến chứng    35
Bảng 3.9.     Giá trị bạch cầu máu, CRP ở nhóm có biến chứng viêm phổi  so với nhóm không biến chứng    36
Bảng 3.10:     Mối liên quan giữa tuổi và biến chứng viêm phổi    36
Bảng 3.11:     Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc thủy đậu ở mẹ từ trước khi sinh  và biến chứng viêm phổi    37
Bảng 3.12.     Đặc điểm bệnh nhân có biến chứng viêm não     37
Bảng 3.13:     Mối liên quan giữa tuổi và biến chứng viêm não    38
Bảng 3.14.     Đặc điểm tế bào và sinh hóa DNT của bệnh nhân  có biến chứng viêm não    39
Bảng 3.15.     Giá trị bạch cầu máu,CRP ở nhóm có biến chứng viêm não  so với nhóm không có biến chứng    40
Bảng 3.16.     Kết quả điều trị bệnh nhân có biến chứng viêm não    40
Bảng 3.17.     Mối liên quan giữa yếu tố suy giảm miễn dịch và thủy đậu biến chứng    41

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.     Phân bố bệnh nhân theo tuổi    24
Biểu đồ 3.2.     Phân bố bệnh nhân theo giới tính    25
Biểu đồ 3.3.     Phân bố bệnh nhân theo thời gian nhập viện    25
Biểu đồ 3.4.     Phân bố nguồn lây    26
Biểu đồ 3.5.     Phân bố nguồn lây theo nhóm tuổi    26
Biểu đổ 3.6.     Tỷ lệ tiêm chủng vaccin phòng thủy đậu    27
Biểu đồ 3.7.     Tỷ lệ mắc thủy đậu của mẹ ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng    27
Biểu đồ 3.8.     Thành phần các biến chứng trong nhóm đối tượng nghiên cứu    31

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment