Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản trên bệnh nhân hẹp khí phế quản do lao

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản trên bệnh nhân hẹp khí phế quản do lao

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản trên bệnh nhân hẹp khí phế quản do lao
Truong Thanh Thiet, Nguyen Huu Lan, Nguyen Hoai Nam
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, chúng tôi ghi nhận số công trình nghiên cứu về hẹp khí phế quản (KPQ) do lao còn hạn chế. Việc chẩn đoán vị trí, mức độ, chiều dài đoạn hẹp và các tổn thương kèm theo trong bệnh hẹp KPQ do lao là điều hết sức quan trọng và đóng vai trò quyết đinh cho các chỉ định điều trị phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trên 48 bệnh nhân hẹp KPQ do lao được điều trị bằng phẫu thuật tạo hình KPQ tại Khoa phẫu thuật lồng ngực, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong khoảng thời gian từ 01/01/2015 đến 31/12/2018.
Kết quả: 48 BN hẹp KPQ bao gồm: 03 BN hẹp khí quản đoạn 1/3 giữa, 09 BN hẹp phế quản gốc phải, 36 BN hẹp phế quản gốc trái. Nhóm BN hẹp phế quản gốc (PQG), chúng tôi ghi nhận tỉ lệ nữ giới chiếm đa số là 91,1% và độ tuổi trung bình là 30,7 ± 10,1 tuổi. Trên CLVT, đa phần hẹp toàn bộ phế quản gốc chiếm tỉ lệ là 60%. Chiều dài đoạn hẹp trung bình là 26,2 mm, Đường kính lòng hẹp trung bình là 2mm. Ghi nhận có 42,2% hẹp tắc toàn bộ PQG và 37,8% xẹp toàn bộ phổi. Trên hình ảnh NSPQ, chúng tôi nhận thấy hình kiểu hẹp PQG thường gặp nhất là do xơ sẹo chiếm 93,3%, đường kính lòng đoạn hẹp trung bình 2,2mm.


Kết luận: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính dựng hình cây KPQ và nội soi phế quản trước mổ có vai trò quan trọng quyết định điều trị hẹp KPQ do lao.

Hẹp khí phế quản (KPQ) do lao được mô tả đầu tiên vào năm 1698 bởi Richard Morton, một bác sĩ người Anh. Mặc dù bệnh lao phổi đã có sự giảm đi với sự ra đời của thuốc kháng lao hiệu quả, nhưng hẹp KPQ do lao vẫn tiếp tục được ghi nhận và thườngbị chẩn đoán nhầm với  những  bệnh  hô  hấp  khác  [1].  Hẹp  KPQ nặng gây ra các biến chứng ở phổi như viêm phổi, xẹp phổi, giãn phế quản, và thậm chí tử vong do suy hô hấp và ngạt thở [2]. Bên cạnh sự  phát  triển  mạnh  mẽ  trong  những  năm  gần đây  của  nội  soi  phế  quản  (NSPQ)  can  thiệp, phẫu  thuật  tạo  hình  KPQ đã được  chấp  nhận như là một trong những phương thức tốt nhất để điều trị hẹp KPQ do lao [1]. Tạo hình KPQ đạt được đầu tiên bởi Bigger vào năm 1932, từ đó hàng loạt các kỹ thuật mới được áp dụng trong nhiều  bệnh  KPQ  khác  nhau  từ  những  tổn thương lành tính cho đến ác tính bởi nhiều phẫu thuật viên trên thế giới [3].  Trên thế giới hiện nay số lượng công trình nghiên cứu về điều trị hẹp KPQ do lao còn tương đối ít. Riêng tại Việt Nam, chúng tôi ghi nhận số công trình nghiên cứu về hẹp KPQ do lao còn hạn chế. Việc chẩn đoán vị trí, mức độ, chiều dài đoạn hẹp và các tổn thương kèm theo trong bệnh hẹp KPQ do lao là điều hết sức quan trọng và đóng vai trò quyết định cho các chỉ định điều trị phẫu thuật. Vì vậy, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của hẹp KPQ do lao tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản trên bệnh nhân hẹp khí phế quản do lao

Leave a Comment