Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương

 
03:34 PM 21/11/2022

Tên đề tài luận án: ”Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương”

Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh     

Mã số: 62720166  

Họ và tên nghiên cứu sinh: Tống Thị Thu Hằng    

Họ và tên Người hướng dẫn:      1. PGS.TS. Lâm Khánh

2. PGS.TS. Lê Văn Đoàn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

– Đóng góp về dữ liệu liên quan tới đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang trong tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương, một kỹ thuật mới và chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam:

+ Vị trí rễ tổn thương hay gặp nhất ngang mức C6 (82,7%), giảm dần ở các mức với tỷ lệ tương ứng là: C7 (72,0%), C5 (68,2%), C8 (54,8%) và T1 (37,4%).

+ Tổn thương thường xảy ra ở nhiều rễ phối hợp, trong đó các rễ trên (C5, C6, C7) thường đi kèm với nhau, tổn thương các rễ dưới (C7, C8, T1) cũng thường đi kèm với nhau. 

+ Dấu hiệu tổn thương rễ trước và rễ sau chiếm tỷ lệ cao ở hầu hết các vị trí từ rễ C5- T1. Tổn thương mức độ A3 tương ứng với nhổ hoàn toàn các rễ đám rối thần kinh cánh tay chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các vị trí rễ tổn thương từ rễ C5- T1.

+ Mỗi vị trí rễ tổn thương thường có 2 hoặc 3 dấu hiệu đi kèm với nhau, trong đó 2 dấu hiệu kết hợp với nhau nhiều nhất là tổn thương rễ trước- rễ sau và 3 dấu hiệu thường kết hợp với nhau nhiều nhất là tổn thương rễ trước- rễ sau và giả thoát vị màng tủy.

– Đóng góp dữ liệu về vai trò của phương pháp chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương:

+ Hệ số phù hợp Kappa giữa chẩn đoán nhổ rễ của phương pháp chụp cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang so sánh với phẫu thuật tại mỗi vị trí rễ lần lượt như sau: C5 (K=0,76); C6 (K=0,76); C7 (K=0,81); C8 (0,81), T1(K=0,91).

+ Hệ số phù hợp Kappa giữa chẩn đoán nhổ rễ trên của phương pháp chụp cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang so sánh với phẫu thuật: nhổ đồng thời rễ C5 và C6 (K=0,68), nhổ đồng thời C5, C6 và C7 (K= 0,69).

+ Hệ số phù hợp Kappa giữa chẩn đoán nhổ rễ dưới của phương pháp chụp cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang so sánh với phẫu thuật: nhổ đồng thời rễ C8 và T1 (K=0,928), nhổ đồng thời C8, T1 và C7 (K= 0,89).

+ Hệ số phù hợp Kappa giữa chẩn đoán nhổ toàn bộ các rễ của phương pháp chụp cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang so sánh với phẫu thuật: K= 0,76

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: “Research on imaging characteristics and value of computed tomography myelography in the diagnosis of traumatic brachial plexus injury”

 

Speciality: Diagnostic Imaging

Code: 62720166

Name of graduate student: Tong Thi Thu Hang

Name of supervisor:             1. Assoc Prof. PhD. MD. Lam Khanh

2. Assoc Prof. PhD. MD. Le Van Doan

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scientific contribution of the thesis:

– Contribution to data regarding imaging characteristics of CT myelography in brachial plexus injury, a new technique and not yet widely apply in Vietnam

+ The most common location of damaged roots was at the level of C6 (82.7%), gradually decreasing at the corresponding rates: C7 (72,0%), C5 (68,2%), C8 (54,8%) and T1 (37,4%)

+ Lesions often occur in multiple roots, in which the upper roots (C5, C6, C7) often accompany each other, lesions of the lower roots (C7, C8, T1) often accompany each other.

+ Signs damage of ventral and dorsal roots accounted for a high percentage at most locations from C5 roots to T1. Grade A3 lesion corresponds to complete extraction of brachial plexus roots, accounting for the highest percentage in all damaged root sites from C5 to T1.

+ Each damaged root site usually has 2 or 3 signs associated with each other, of which the 2 signs most often combined are lesions of the ventral and dorsal roots and the 3 signs most often associated with each other are lesions of the roots. ventral-dorsal root injury and pseudomeningocele.

– Contribution of data on the role of CT myelography in diagnosi of traumatic brachial plexus injuries:

+ The Kappa index between the diagnosis of CT myelography compared with surgery at each root site is as follows: C5 (K=0.76); C6 (K=0.76); C7 (K=0.81); C8 (0.81), T1 (K=0.91).

+ The Kappa index between the diagnosis of CT myelography compred with surgery at upper roots of brachial plexus is as follow:  C5 and C6 root avulsion
(K = 0,68), at C5, C6 and C6 (K = 0.69)

+ The Kappa index between the diagnosis of CT myelography compared with surgery at lower roots of brachial plexus is as follow:  C8 and T1 root avulsion
(K = 0,928), C8, T1 and C7 root avulsion (K = 0,89)

+ The Kappa index between the diagnosis of CT myelography compared with surgery at total roots avulsion of brachial plexus: K = 0,76

 

 

 

Nguồn: benhvien108.vn

Leave a Comment