Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật và kết quả tái tạo lưu thông mạch máu trong ghép gan phải từ người hiến sống

Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật và kết quả tái tạo lưu thông mạch máu trong ghép gan phải từ người hiến sống

 
5 giờ trước

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật và kết quả tái tạo lưu thông mạch máu trong ghép gan phải từ người hiến sống

Chuyên ngành: Ngoại Tiêu hoá

Mã số: 62721025

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Trung Hiếu

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa

2. TS. Lê Văn Thành

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu có đóng góp mới cho chuyên ngành phẫu thuật gan mật và ghép tạng, là một nghiên cứu đầu tiên mô tả về đặc điểm kỹ thuật và kết quả tái tạo lưu thông mạch máu trong ghép gan phải từ người hiến sống.

1. Đặc điểm kỹ thuật tái tạo lưu thông mạch máu trong ghép gan phải người hiến sống:

– Tái tạo lưu thông tĩnh mạch gan giữa: có 42 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải mở rộng gồm tĩnh mạch gan giữa của người hiến (80,7%) và 10 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải cải tiến có tĩnh mạch gan giữa được tái tạo lưu thông từ các nhánh hạ phân thuỳ 5 và/ hoặc 8 (19,3%) sử dụng đoạn mạch nhân tạo.

– 100% các trường hợp đều được tạo hình tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch gan phải thành miệng nối chung duy nhất và mở rộng sang bên trái và xuống dưới tại lỗ của tĩnh mạch gan phải người nhận với chiều dài đường rạch trung bình lần lượt là 14 mm và 9,7 mm.

– Có 4 trường hợp tiến hành lấy huyết khối mạn tính của tĩnh mạch cửa trước khi khâu nối với mảnh ghép.

–  100% các trường hợp được khâu nối tận tận theo giải phẫu giữa động mạch gan của người nhận và người hiến sử dụng mối khâu vắt và dùng kính lúp phẫu thuật có độ phóng đại 3,5 lần.

2. Kết quả tái tạo lưu thông mạch máu trong ghép gan phải từ người hiến sống và các yếu tố liên quan:

2.1. Kết quả trong mổ:

– Có 96,2% mảnh ghép gan được tái tưới máu hoàn toàn sau thả clamp tĩnh mạch. Có 51 mảnh ghép tiết dịch mật trong mổ (98,1%).

– Có 2 động mạch gan bị hẹp phải làm lại miệng nối từ 1-2 lần.

2.2. Kết quả gần

– Xác suất sống thêm tại thời điểm 3 tháng là 92,3%.

– Thời gian nằm viện trung bình là 31,7 ngày.

– Tỷ lệ biến chứng tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa, động mạch gan là 5,7%; 9,6% và 1,9%.

2.3. Kết quả xa:

– Tỷ lệ biến chứng mạch máu chung là 17,3%.

– Tỷ lệ tử vong liên quan đến biến chứng mạch máu là 1,9%.

– Thời gian sống thêm toàn bộ là 29,75 tháng.

– Xác suất sống thêm tại thời điểm 6 tháng, 1 năm và 3 năm lần lượt là 88,5%, 82,7% và 82,7%.

2.4. Các yếu tố liên quan:

– Kích thước miệng nối tĩnh mạch gan £ 30 mm là yếu tố liên quan đến biến chứng tĩnh mạch gan sau ghép (p < 0,05).

– Bất đồng khẩu kính của tĩnh mạch cửa người hiến và người nhận là yếu tố liên của biến chứng tĩnh mạch cửa sau ghép, (p < 0,05)

– Đường kính động mạch gan £ 2mm và tổn thương bóc tách nội mô là yếu tố liên quan đến biến chứng động mạch gan (p < 0,05).

Với kết quả trên giúp các Trung tâm ghép tạng có thể áp dụng kỹ thuật này để điều trị bệnh lý gan mật.

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: “Study on technical characteristics and results of vascular reconstruction in right lobe living donor liver transplantation”

Speciality: Digestive Surgery

Code: 62720125

Name of graduate student: Le Trung Hieu

Name of supervisor:

1. A/Prof. Dr. Nguyen Quang Nghia

2. Le Van Thanh, M.D; Ph.D,

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

The study results have a new contribution to the field of hepatobiliary surgery and organ transplantation, being the first study to describe technical characteristics and results of vascular reconstruction in right lobe living donor liver transplantation.

1. Technical characteristics of vascular reconstruction in right lobe living donor liver transplantation:

– Reconstruction of the MHV: 42 cases of using an ERL, including the donor’s MHV (80.7%) and 10 cases of using MRL with a reconstructed MHV from the segment 5 and/or 8 branches (19.3%) using an artificial vessel.

– 100% of cases were conjoint the middle and right HV as a single orifice anastomosis and extended to the left and downwards at the orifice of the recipient’s right HV with an average incision length of 14 mm and 9.7 mm, respectively..

– There were 4 cases where chronic thrombosis of portal vein was performed thrombectomy.

– 100% of cases were continuously sutured anatomically between the hepatic artery of the recipient and the donor using a suture and a surgical loupe with 3.5 times magnification.

2. Results of vascular reconstruction in right lobe living donor liver transplantation and risk factors:

2.1. Intraoperative results:

– There were 96.2% grafts completely reperfused. There were 51 grafts with intraoperative bile secretion (98.1%).

– There are 2 hepatic arteries stenosis; need to redo the anastomosis 1-2 times.

2.2. Short-term results

– The 3 months survival rate is 92.3%.

– Average hospital stay was 31.7 days.

– The rate of complications of the hepatic vein, portal vein, hepatic artery is 5.7%, 9.6% and 1.9%.

2.3. Long-term results:

– The overall rate of vascular complications is 17.3%.

– The mortality rate due to vascular complications is 1.9%.

– Overall survival time was 29.75 months.

– The 6 months, 1-year and 3 years survival rate is 88.5%, 82.7% and 82.7%, respectively.

2.4. Risk factors:

– Hepatic vein anastomosis size ≤ 30 mm is a factor related to hepatic vein complications (p < 0.05).

– Diameter discrepancy of portal vein is a risk factor for portal vein complications (p < 0.05)

– Hepatic artery diameter ≤ 2mm and hepatic artery intimal dissection are factors related to hepatic artery complications (p < 0.05).

With the above results, organ transplant centers can apply this technique for end-stage liver disease.

 

Nguồn: benhvien108.vn

Leave a Comment