NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Nguyễn Thị Huyền1, Lương Thị Thu Hà1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân chóng mặt ngoại biên tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, chọn mấu thuận tiện. Kết quả: Chóng mặt ngoại biên ghi nhận ở nữ giới (80,8 %)mắc nhiều hơn nam giới (19,2%), tỉ lệ nữ : nam = 4 : 1. Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là > 60 tuổi chiếm tỉ lệ 51,9%. Bệnh nhân bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính chiếm ưu thế với tỉ lệ 94,2%. Đa số các trường hợp có triệu chứng chóng mặt kiểu xoay tròn chiếm 84,5%, cảm giác bồng bềnh chiếm 55,7%. Triệu chứng kèm theo thường gặp nhất là buồn nôn 86,5%, tiếp theo nôn 59,6%, ù tai 28,8%, giảm thính lực 3,8% và cảm giác đầy tai 1,9%. Kết luận: Chóng mặt ngoại biên là bệnh khá phổ biến ở người già và nguyên nhân chủ yếu là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.

Bệnh Basedow (Grave’s disease) là một bệnh tự miễn khá phổ biến ở nước ta cũng như trên thế  giới.  Tại  Việt  Nam  chưa  có  thống  kê  toàn quốc về bệnh Basedow, chỉ có những tài liệu địa phương  được công  bố.Tại  châu  Âu  tỷ  lệ  mắc bệnh hằng năm là 20/100000 dân, tại Mỹ tỷ lệ khoảng  40/  100000  dân.  Bệnh  chủ  yếu  gặp  ở nữa giới hầu hết ở lứa tuổi 20-50. 1. Hiên nay có 3 phương pháp điều trị bệnh Basedow là điều trị nội khoa, điều trị xạ I131và điều trị ngoại khoa. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và chỉ định cho từng trường hợp cụ thể. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp là một trong những phương pháp điều trị cho kết quả nhanh và hiệu quả.Cắt tuyến  giáp  qua  nội  soi  qua  tiền  đình miệng (TOETVA) là một trong những quy trình nội soi phổ biến nhất đã được mô tả lần đầu tiên vào năm 2016 bởi Anuwong và cộng sự2. So với các phương pháp khác (chẳng hạn như phương pháp  tiếp  cận  tuyến  giáp  nội  soi  đường  nách hoặc vú), TOETVA có tính ưu việt riêng của nó bao gồm không có sẹo, bóc tách tối thiểu, và có thể tiếp cận được cả hai thùy tuyến giáp và hạch cổ trung tâm3Từ  năm  2018,  TOETVA  đã  được  ứng  dụng trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp bao gồm cả bệnh Basedow tạiĐại học Y Hà Nội4. Tuy nhiên,tại Việt Namchưa có nghiên cứu nào đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Basedowđược phẫu thuật TOETVA. Vì vậy, trong nghiên cứu này, mục đích chúng tôi nhằm đánh giá  đặc  điểm  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  ở  bệnh nhân Basedow được  phẫu  thuật TOETVA  tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
chóng mặt ngoại biên, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Tài liệu tham khảo
1. Cao Phi Phong, Bùi Châu Tuệ (2010). “Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: phân tích 30 trường hợp điều trị tái định vị sỏi ống bán khuyên sau bằng nghiệm pháp Epley”. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, tập 14 (1), tr. 304-309 
2. Hồ Vĩnh Phước (2010). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính”. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, tập 14 (1), tr.341-346. 
3. Phan Kim Ngân (2015). Đánh giá tình trạng chóng mặt ngoại biên hiện nay tại khoa nội thần kinh tổng quát Bệnh viện Nhân Dân 115, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 
4. Vũ Anh Nhị (2013). “Chóng mặt”. Sổ tay Lâm Sàng Thần Kinh sau đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.196-227 

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

Leave a Comment