NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 2 TUỔI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 2 TUỔI

 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 2 TUỔI

Bùi Bình Bảo Sơn*, Võ Công Binh 
TÓM TẮT
Mục tiêu và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 90 trẻ bị viêm tiểu phế quản cap (VTPQC) vào điêu trị tại phòng Hô hap và phòng Cap cứu, Khoa Nhi, Bệnh Viện Trung Ương Huế từ tháng 04/2010 đến tháng 03/2011 nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của VTPQC do RSV và không do RSV ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi; và tìm hiểu liên quan giữa thang điểm đánh giá suy hô hap RDAI trong VTPQC với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm RSV trong sô’trẻ VTPQC của nhóm nghiên cứu là 23,33%. Đa sô’trẻ mắc bệnh ở nhóm < 12 tháng tuổi. Triệu chứng cơ năng thường gặp là ho (100%o), chảy nước mũi (> 85%) và khò khè (> 78%), ít trẻ có sốt (< 70%). Triệu chứng thực thể thường gặp ĩân lượt là thở nhanh (> 84%), ran rít (> 90%), có dấu co kéo (> 78%), ran ngáy (> 78%), rì rào phếnang giảm (> 61%) và rung thanh giảm; ít gặp dấu hiệu ran ẩm (< 35%). Điểm sô’RDAI có tương quan nghịch mức độ chặt với tuổi bệnh nhi (r = -0,595; p<0,01); tương quan thuận mức độ rat chặt với tân sô’thở (r = 0,92; p<0,01). Điểm RDAI trung bình ở nhóm trẻ có thông khí phôi giảm cao hơn có ý nghĩa so với nhóm thông khí phổi không giảm (9,22 ± 4,36 so với 7,37 ± 4,15; p<0,05). Điểm RDAI trung bình ở nhóm trẻ có biểu hiện ứ khí trên X-quang ngực cao hơn có ý nghĩa so với nhóm trẻ không có biểu hiện ứ khí (10,29 ± 3,97 so với 6,66 ± 3,91; p<0,01).
Kết luận: Chẩn đoán phân biệt giữa VTPQC do RSV với VTPQC do các nguyên nhân khác là không cân thiết và không có ý nghĩa lâm sàng; có thể đánh giá và tiên lượng mức độ nặng của VTPQC dựa vào tuổi, tân sô’ thở, thông khí phổi, hình ảnh ứ khí trên X-quang ngực.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tiêu phế quản cấp (VTPQC) là một bệnh phổ biến của đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ từ 3-6 tháng tuổi. VTPQC có thể xảy ra thành dịch hàng năm, cao điểm vào giữa đông và đầu xuân. Tỷ lệ vào viện cao nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và trẻ có sẵn bệnh lý tim mạch – hô hấp. Virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây VTPQC. Các tác nhân khác như human metapneumovirus, rhinovirus, adenovirus, parainfluenza virus, enterovirus, influenza virus và đôi khi cả mycoplasma có thể đưa đến bệnh cảnh lâm sàng tương tự như VTPQC do virus hợp bào hô hấp. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có đủ dữ liệu dịch tễ học của VTPQC ở các nước đang phát triển. Ớ trong nước và trong khu vực, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về VTPQC. Để góp phần tìm hiểu các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của VTPQC trong bối cảnh chưa triển khai rộng rãi các kỹ thuật chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tiểu phế quản cap ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi” với 2 mục tiêu:
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

2 thoughts on “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 2 TUỔI”

Leave a Comment