NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NGƯỜI BỆNH COVID-19 VÀ TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ TỬ VONG DỰA VÀO THANG ĐIỂM 4C – MORTALITY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NGƯỜI BỆNH COVID-19 VÀ TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ TỬ VONG DỰA VÀO THANG ĐIỂM 4C – MORTALITY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NGƯỜI BỆNH COVID-19 VÀ TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ TỬ VONG DỰA VÀO THANG ĐIỂM 4C – MORTALITY
Mục tiêu: 1) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh (NB) COVID-19 tử vong (TV); 2) Đánh giá kết quả tiên lượng tử vong bằng thang điểm 4C-Mortality (4C-M) đối với NB COVID-19. Đối tượng và phương pháp:
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 376 NB COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến Truyền nhiễm số 5G. Kết quả: Tỷ lệ nặng hoặc nguy kịch ở nhóm TV 95,6%, nhóm không tử vong (KTV) 78,2%, p < 0,05. Tỷ lệ NB có điểm TSS nặng ở nhóm TV 51,5%, nhóm KTV 21,8%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm 4C-M ≥ 9 làm tăng nguy cơ tử vong với OR = 9,9 (p < 0,05). Kết luận: Thang điểm 4C-M có giá trị tiên đoán tử vong tốt với AUC 0,837 (95%CI: 0,787 – 0,887 ); p < 0,05.

Đã có nhiều nghiên cứu xây dựng thang điểm tiên lượng TV ở NB COVID-19, song phức tạp, gây khó khăn trong áp dụng lâm sàng. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá vai trò của thang điểm 4C-M trong tiên lượng tỷ lệ TV của NB COVID-19 [1]. Đây là thang điểm đã được nhiều nghiên cứu quốc tế sử dụng và cho thấy tính hiệu quả trong thực hành lâm sàng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chưa có nghiên cứu tại Việt Nam ứng dụng thang điểm này. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng NB COVID-19 TV.
2. Đánh giá kết quả tiên lượng TV bằng thang điểm 4C-M đối với NB COVID-19

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment