Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng thuốc lao của vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh Đái tháo đường

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng thuốc lao của vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh Đái tháo đường

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng thuốc lao của vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh Đái tháo đường. Bệnh lao đã được biết từ rất lâu, tồn tại cùng với loài người nhưng hiện nay  tỷ  lệ  mắc  vẫn  không  ngừng  gia  tăng.  Mặc  dù  con  người  đã  nỗ  lực  kiểm soát và khống chế bệnh, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 9 triệu bệnh nhân lao mới, 2 triệu người tử vong do căn bệnh này trên toàn cầu, bệnh lao là nguyên nhân  tử  vong  hàng  đầu  trong  số  các  bệnh  nhiễm  trùng.  Bệnh  lao  tác  động nhiều đến sức khỏe con người, đồng thời cũng là rào cản, là thách thức đối với phát triển kinh tế xã hội, hệ thống y tế trên Thế giới và mỗi quốc gia [185, 188].

Tổng số bệnh nhân lao hiện mắc của Việt Nam ước tính có khoảng 221 nghìn trường hợp [9]. Bệnh lao là một trong 5 nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở nước ta. Trong các căn nguyên làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lao thì HIV/AIDS và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai nhân tố quan trọng nhất.  Đái tháo đường là một bệnh có tỷ lệ mắc tăng nhanh theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo  báo  cáo  của  Hiệp  hội  ĐTĐ  Quốc  tế  (IDF),  năm  2000  có  khoảng  151 triệu  người  từ  20-79  tuổi  mắc  bệnh  ĐTĐ,  chiếm  tỷ  lệ  4,6%  [114].  Ở  Việt Nam,  một  số  nghiên  cứu  cho  thấy  năm  2001,  tỷ  lệ  bệnh  nhân  ĐTĐ  ở  các thành phố lớn là 4%, tăng gấp 2 lần so với năm 1991 (1%-2,5%) [5, 6]. 

Sự  gia  tăng  tỷ  lệ  mắc  bệnh  lao  và  bệnh  ĐTĐ  là  vấn  đề  cần  được  quan tâm của các quốc gia trên Thế giới và ở nước ta. Khả năng bị mắc lao ở bệnh nhân  ĐTĐ  cao  gấp  2-6  lần  so  với  người  bình  thường,  ĐTĐ  còn  được  nhận định  như một  yếu  tố  tăng  nguy  cơ  kháng  thuốc  của  vi  khuẩn  (VK)  lao,  tỷ  lệ kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi kết hợp ĐTĐ cao hơn so với bệnh nhân lao phổi không có ĐTĐ [85, 128, 163, 166]. Đồng thời, ĐTĐ gây ảnh hưởng bất lợi  cho  điều  trị  lao  phổi  ở  những  bệnh  nhân  này:  thời  gian  âm  hóa  đờm  kéo dài,  tỷ  lệ  khỏi  thấp  [85,  102,  128,  178],  tỷ  lệ  tử  vong  cao  hơn  so  với  bệnh nhân lao phổi không có ĐTĐ [102, 171, 178].

  Bệnh  lao  và  ĐTĐ  là  hai  bệnh  thuộc  nhóm  bệnh  xã  hội  cần  được  quan tâm nghiên cứu để phát hiện, quản lý sớm và chặt chẽ ngay ở cộng đồng, đặc biệt là nhóm lao phổi mới phát hiện ở bệnh nhân ĐTĐ. Sự kết hợp hai bệnh làm thay đổi một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng thuốc của vi khuẩn đã được các công trình nghiên cứu trên Thế giới nêu lên. Tại Việt Nam, nghiên  cứu  bệnh  lao  kết  hợp  ĐTĐ  chưa  nhiều,  nhất  là  nghiên  cứu  về  miễn dịch bệnh lao và tính kháng thuốc của VK lao ở người ĐTĐ. 

 Xuất  phát  từ  thực  tế  trên,  đề  tài  tiến  hành  nghiên  cứu  trên  những  bênh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh ĐTĐ (không nghiên cứu trên các bệnh nhân lao phổi có ĐTĐ đã điều trị: tái phát, thất bại và mạn tính) nhằm tìm hiểu về khả năng đáp ứng miễn dịch của người bệnh ĐTĐ mới mắc bệnh lao và ảnh hưởng  của  bệnh  ĐTĐ  với  nguy  cơ  kháng  thuốc  của  vi  khuẩn  lao.  Đề  tài

Nghiên  cứu  đặc  điểm  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng,  tính  kháng  thuốc  lao  của  vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh Đái tháo đường” với 3 mục tiêu:

  1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi, xét nghiệm thường quy ở bệnh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh ĐTĐ. 
  1. Nhận  xét  về  kết  quả  miễn  dịch  (IgA,  IgG,  IL-2  và  TNF-αααα  )  ở  bệnh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh ĐTĐ.
  1. Xác  định  tính  kháng  thuốc  của  vi  khuẩn  lao,  nguy  cơ  tăng  tỷ  lệ kháng thuốc của vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh ĐTĐ.

Leave a Comment