Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2018- 2020
Luận văn bác sĩ nội trú Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2018- 2020.Gãy thân xương đùi có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người lớn. Đặc biệt nhiều nhất ở lứa tuổi trưởng thành. Xương đùi là một xương lớn, khi gãy làm mất máu nhiều có thể mất từ 1 – 1,5 lít máu. Vì vậy, bệnh nhân gãy xương đùi dễ bị sốc do đau và mất máu [2].
Gãy thân xương đùi được giới hạn từ 5cm dưới mấu chuyển lớn đến trên lồi cầu xương đùi 5cm [16]. Xương đùi là một xương to khỏe, có các khối cơ lớn bao bọc xung quanh, nên thường phải có tác động mạnh mới gãy được. Gãy thân xương đùi thường gặp nhiều nhất trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động [16]. Ở đùi có nhiều cơ to khỏe co kéo tác động, nên khi gãy rất khó nắn chỉnh. Ngày nay gãy thân xương đùi chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật để chỉnh hình ổ gãy, cố định vững chắc cho phép bệnh nhân vận động sớm phục hồi chức năng. Trước đây, gãy xương đùi có tỉ lệ tử vong cao do điều trị bảo tồn [46].
Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, hầu hết các trường hợp gãy xương đùi ở người lớn đều được chỉ định phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào vị trí, mức độ, tình trạng bệnh nhân, nhân lực và trang thiết bị y tế. Có nhiều phương pháp phẫu thuật với nhiều loại dụng cụ kết hợp xương đã được nghiên cứu và áp dụng như đinh Kuntscher, nẹp vít, đinh chốt… [41]. Đinh nội tủy có chốt đã khắc phục được nhiều nhược điểm của đinh nội tủy không chốt: ngắn chi sau mổ, di lệch thứ phát,… Phương pháp đóng đinh nội tuỷ xương đùi có chốt chỉ định cho hầu như tất cả các loại gãy xương đùi với ưu điểm tỉ lệ lành xương cao, tỉ lệ nhiễm trùng thấp, ít mất máu, chiều dài chi được phục hồi gần như tối ưu, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi vận động sớm, ít biến chứng và nhẹ hơn các phương pháp khác [32]. Phương pháp đóng đinh nội tủy dưới màn tăng sáng giúp phẫu thuật chính xác hơn, không2 mở ổ gãy hoặc mở ổ gãy tối thiểu (1-3cm) giúp đảm bảo nguồn máu nuôi, giúp lành xương tốt hơn và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng [36].
Với những ưu điểm như trên phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt được chỉ định như là một lựa chọn ưu tiên cho điều trị gãy thân xương đùi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngày nay, với việc sử dụng C-arm trong kỹ thuật này mang lại nhiều hiệu quả. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, đóng đinh nội tủy xương đùi có chốt dưới màn tăng sáng được áp dụng điều trị cách đây nhiều năm và thu được kết quả rất khả quan bên cạnh những phương pháp điều trị khác nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống. Với mục tiêu đánh giá kết quả điều trị gãy thân thương xương đùi bằng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng và nâng cao chất lượng điều trị gãy thân xương đùi chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2018- 2020”.
Mục tiêu đề tài là:
– Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng gãy thân xương đùi.
– Đánh giả kết quả điều trị gãy thân xương đùi bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng
MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………… 3
1.1 Đặc điểm giải phẫu vùng đùi…………………………………………………….. 3
1.2 Lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân, cơ chế và phân loại gãy xương
đùi……………………………………………………………………………………………. 6
1.3 Sự liền xương ………………………………………………………………………..13
1.4 Các phương pháp điều trị …………………………………………………………15
1.5 Các công trình nghiên cứu………………………………………………………..16
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………. 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………..19
2.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….20
2.3 Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………..31
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….. 32
3.1 Đặc điểm chung……………………………………………………………………..32
3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại gãy thân xương đùi…..33
3.3 Đánh giá kết quả điều trị ………………………………………………………….43Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………… 48
4.1 Đặc điểm chung……………………………………………………………………..48
4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại……………………………..49
4.3 Đánh giá kết quả điều trị ………………………………………………………….54
4.5 Về kỹ thuật điều trị …………………………………………………………………59
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 63
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………….65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn Larson-Bostman ……………………………………………….23
Bảng 2.2. Bảng đánh giá chung …………………………………………………………25
Bảng 3.2 Phân bố kiểu gãy theo AO …………………………………………………..37
Bảng 3.3 Phân bố về chiều dài đinh ……………………………………………………40
Bảng 3.4 Phân bố về đường kính đinh ………………………………………………..41
Bảng 3.5 Liên hệ nhóm mổ kín – mở và phân loại theo Winquist – Hansen…42
Bảng 3.6 Thang điểm đau sau mổ theo nhóm mổ kín – mở……………………..42
Bảng 3.7 Thời gian liền xương theo nhóm mổ kín – mở …………………………44
Bảng 3.8 Chức năng vận động gối theo nhóm mổ kín – mở …………………….44
Bảng 3.9 Tình trạng teo cơ theo nhóm mổ kín – mở………………………………45
Bảng 3.10 Chiều dài chi theo nhóm mổ kín – mở………………………………….45
Bảng 3.11 Kết quả chung theo nhóm mổ kín – mở ………………………………..46
Bảng 4.1 Tuổi trung bình các nghiên cứu gãy thân xương đùi………………….48
Bảng 4.2 So sánh phân loại Winquist – Hansen của các nghiên cứu ………….51
Bảng 4.3 So sánh nhóm mổ kín – mở………………………………………………….53
Bảng 4.4 So sánh kết quả chung với một số tác giả………………………………..58DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi …………………………………………………..32
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo giới tính……………………………………………………..32
Biểu đồ 3.3 Phân bố theo nguyên nhân gãy xương ………………………………..33
Biểu đồ 3.4 Phân bố theo cơ chế chấn thương ………………………………………33
Biểu đồ 3.5 Phân bố theo sự sơ cứu trước khi nhập viện …………………………34
Biểu đồ 3.6 Phân bố chi tổn thương ……………………………………………………34
Biểu đồ 3.7 Phân bố dấu hiệu lâm sàng……………………………………………….35
Biểu đồ 3.8 Phân bố vị trí gãy …………………………………………………………..36
Biểu đồ 3.9 Phân bố về tính chất ổ gãy ……………………………………………….36
Biểu đồ 3.10 Phân bố loại gãy theo Winquist – Hansen…………………………..38
Biểu đồ 3.11 Phân bố nhóm thời gian trước mổ…………………………………….39
Biểu đồ 3.12 Phân bố về phương pháp vô cảm……………………………………..40
Biểu đồ 3.13 Kết quả nắn chỉnh sau mổ theo Larson-Bostman…………………43
Biểu đồ 3.14 Kết quả chung phục hồi chức năng …………………………………..4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Giải phẫu xương đùi ………………………………………………3
Hình 1.2 Các cơ vùng đùi…………………………………………………………………. 4
Hình 1.3 Các khoang vùng đùi ………………………………………………………….. 5
Hình 1.4 Giải phẫu động mạch đùi …………………………………………………….. 6
Hình 1.5 Di lệch gãy 1/3 trên xương đùi ……………………………………………… 9
Hình 1.6 Di lệch gãy 1/3 giữa xương đùi……………………………………………..10
Hình 1.7 Di lệch gãy 1/3 dưới xương đùi …………………………………………….10
Hình 1.8 Phân loại gãy xương theo Winquist & Hansen …………………………12
Hình 1.9 Phân loại theo AO ……………………………………………………………..13
Hình 2.1 Thang điểm đánh giá mức độ đau………………………………………….23
Hình 2.2 Đinh SIGN ……………………………………………………………………….26
Hình 2.3 Đinh T2 xương đùi …………………………………………………………….27
Hình 2.4 Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng……………………………………………..28
Hình 2.5 Luồn dây dẫn và nắn xương trên C-arm ………………………………….29
Hình 2.6 Khoan lòng tủy trên C-arm…………………………………………………..29
Hình 2.7 Vào đinh dưới C-arm………………………………………………………….30
Hình 4.1 Hình ảnh chậm liền xương sau 6 tháng …………………………………..5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com