Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật hở van động mạch chủ tại bệnh viện hữu nghị Việt – Đức

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật hở van động mạch chủ tại bệnh viện hữu nghị Việt – Đức

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật hở van động mạch chủ  tại bệnh viện hữu nghị Việt – Đức.Hở van động mạch chủ là tổn thương làm cho van đóng không kín, máu trào ngược từ động mạch chủ về buồng thất trái trong thời kỳ tâm trương. Bệnh lý này được Vieusens mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ XVIII [1],[2] Đây là thương tổn van tim tương đối thường gặp.

Nguyên nhân gây hở van có thể là do bất thường về giải phẫu, bệnh lý tại lá van, gốc động mạch chủ……  Tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu có khoảng 10% số người cao tuổi bị tổn thương van động mạch chủ và chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân mắc bệnh van tim, đứng hàng thứ 5 trong số các thương tổn van tim. Nguyên nhân hàng đầu được cho là do thoái hóa van, khoảng 10- 15 % số người trên 60 tuổi bị tổn thương van động mạch chủ với các mức độ khác nhau [1],[3],[4],[5],[6]. Với các nước đang phát triển và Việt Nam nguyên nhân hàng đầu gây bệnh van tim ở người trẻ tuổi là hậu quả của thấp tim. Theo tổ chức y tế thế giới, thấp tim được ước tính ảnh hưởng đến gần 20 triệu người, trong đó khoảng 3 triệu người bị suy tim [7]. Theo tác giả Nguyễn Phú Kháng tổn thương van động mạch chủ do thấp chiếm 25% số bệnh nhân bị thương tổn van tim, trong phần lớn các trường hợp hở van động mạch chủ do thấp có kèm theo hẹp van từ mức độ nhẹ đến vừa. Hở van động mạch chủ trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm hở đơn thuần và hở van là chủ yếu [8].

Hở van động mạch chủ chia thành 2 nhóm hở chủ cấp và hở chủ mạn. Hở van ĐMC cấp (thường sau viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn), một lượng máu lớn trào ngược về thất trái trong khi thất trái chưa có đủ thời gian thích nghi (giãn buồng tim và dày thành tim), áp lực thất trái cuối tâm trương tăng, gây hậu quả suy tim sung huyết rất sớm. Trong khi đó hở van động mạch chủ mạn tính là thương tổn diễn ra kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm với triệu chứng tiến triển âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị đầy đủ, tỷ lệ tử vong tăng cao do giãn thất trái và suy tim. [5],[9],[10]. Theo Kirklin, hở van ĐMC nặng thời gian sống kéo dài từ 3-10 năm[10]. Còn Borer cho thấy hở chủ khi đã xuất hiện các triệu chứng cơ năng, chức năng thất trái còn bình thường mà không mổ thì 80% sống trên 5 năm [9]. Theo Jeff bệnh nhân hở van ĐMC mà đã có triệu chứng tỷ lệ sống sau 5 năm: 75%, sau 10 năm: 50% và 80-95% bệnh nhân hở van từ mức độ nhẹ đến trung bình sống sau 10 năm, nhưng khi đã có dấu hiệu suy tim thường không quá 2 năm [11]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Lân Việt và cộng sự, tổn thương van ĐMC khi đã có triệu chứng cơ năng tỷ lệ sống giảm nhanh nếu không mổ, hở van mức độ vừa – nặng dù được điều trị nội khoa, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 75% và sau 10 năm: 50%. Tỷ lệ tử vong tăng tuyến tính hàng năm với bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng: 9,4%, chưa có triệu chứng là 2,8% [12],[13]. Do vậy tìm hiểu đặc điểm lâm sàng cũng như cận lâm sàng hở van ĐMC, để đưa ra được chỉ định can thiệp về ngoại khoa đúng lúc và nâng cao kết quả điều trị sau phẫu thuật.

Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật giải quyết tình trạng hở van để kéo dài thêm thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Hiện nay có nhiều phương pháp: sửa van, thay van, ghép van…. Trong đó thay van vẫn là sự lựa chọn chủ yếu. Tuy nhiên sau phẫu thuật hoạt động của van ĐMC, chức năng tim hồi phục như thế nào, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẫn chưa được quan tâm nhiều.

Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật hở van động mạch chủ  tại bệnh viện hữu nghị Việt – Đức” nhằm các mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hở van ĐMC được phẫu thuật tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.

2. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật bệnh lý hở van ĐMC tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Giải phẫu gốc và van động mạch chủ 3

1.1.1. Giải phẫu gốc động mạch chủ 3

1.1.2. Giải phẫu van động mạch chủ 5

1.2. Sinh lý bệnh của hở van ĐMC 11

1.2.1. Trong thì tâm trương…. 11

1.2.2. Trong thì tâm thu 13

1.3. Các nguyên nhân gây hở van động mạch chủ mạn tính 13

1.3.1. Bệnh lý gốc động mạch chủ 13

1.3.2. Bệnh lý tại lá van động mạch chủ: 13

1.3.3. Bệnh lý không tại gốc và van ĐMC 14

1.4. Chẩn đoán thương tổn hở van ĐMC 14

1.4.1. Lâm sàng 14

1.4.2. Cận lâm sàng 16

1.5. Điều trị 23

1.5.1 Điều trị nội khoa 23

1.5.2 Điều trị ngoại khoa 25

1.5.3. Các biến chứng sau phẫu thuật van ĐMC 36

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1.  Đối tượng nghiên cứu 43

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và bệnh án nghiên cứu. 43

2.1.2.  Tiêu chuẩn loại trừ. 44

2.2. Phương pháp nghiên cứu 44

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu. 44

2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 44

2.3. Xử lý số liệu. 57

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

3.1. Đặc điểm chung. 58

3.1.1. Tuổi 58

3.1.2. Giới 58

3.2. Đặc điểm lâm sàng  tổn thương van ĐMC trước mổ. 59

3.2.1. Nguyên nhân phát hiện bệnh 59

3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng 60

3.2.3. Các bệnh lý toàn thân kèm theo. 62

3.2.4. Cận lâm sàng 62

3.3. Nhận xét trong mổ. 67

3.4. Kết quả sau mổ 72

3.4.1. Các chỉ số chung 72

3.4.2. Các biến chứng sau mổ 73

3.4.3 Kết quả bệnh nhân ngày thứ 7 sau phẫu thuật 75

3.4.4. Kết quả kiểm tra sau mổ 78

Chương 4: BÀN LUẬN 93

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân hở van ĐMC được mổ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. 93

4.1.1. Đặc điểm chung 93

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 95

4.2. Nhận xét trong mổ 106

4.3. Kết quả sau mổ 113

4.3.1. Giai đoạn hậu phẫu 113

4.3.2. Kết quả sớm 1 tháng. 119

4.3.3. Kết quả sau ra viện 6 tháng 123

4.3.4. Kết quả sau mổ 6 tháng – 1 năm 125

4.3.5. Kết quả sau mổ 3 năm – 5 năm 128

KẾT LUẬN 131

KIẾN NGHỊ 133

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIệU THAM KHảO

PHỤ LỤC

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.Phạm Thái Hưng, Lê Ngọc Thành. “Nhận xét về thương tổn van động mạch chủ trong mổ với siêu âm trước mổ ở bệnh nhân hở van động mạch chủ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức” Y học thực hành 1-2014

2. Phạm Thái Hưng, Lê Ngọc Thành. “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm trước mổ trên bệnh nhân hở van động mạch chủ tại bệnh viện Việt Đức- Hà Nội” Tạp chí phẫu thuật Tim mạch-Lồng ngực Việt Nam 11-2013.

3.Phạm Thái Hưng, Lê Ngọc Thành. “ Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật thay van  động mạch chủ  tại bệnh viện Việt Đức- Hà Nội”   Y học Việt Nam 8-2011

4.Phạm Thái Hưng, Lê Ngọc Thành. “Nhận xét về tình trạng tim và van nhân tạo sau phẫu thuật thay van  động mạch chủ đơn thuần  tại bệnh viện Việt Đức – Hà Nội” Y học Việt Nam 3-2009

5.Phạm Thái Hưng, Lê Ngọc Thành. “Đặc điểm thương tổn và kết quả sớm sau phẫu thuật bệnh lý van động mạch chủ tại bệnh viện Việt Đức” Y học thực hành 3-2006.

TÀI LIệU THAM KHảO

1.Bruce FW, Jane H, Stephen F (1994), “Pathology of Aortic Valve Stenosis and Pure Aortic Regurgitation: A Clinical Morphologic Assessment”, Clin. Cardiol. 17, 150-156.

2.Gerald Maurer (2006), “ Aortic regurgitation” Heart; 92: 994–1000.

3.Brian RL (2009), “Valvular heart disease”, Cardiology subspecialty consult, Lippincott Williams& Wilkins, Washington, 186-218.

4.Jerry B, Jonathan A (2008), “Aortic Regurgitation”, Medscape Updated: Aug 19. 

5.Robert JH, Hojun Yoo (2006), “Aortic regurgitation”,  eMedicin Specialites, Pediatics, cardiothoracic surgery  jan. 13.

6.Vahanian A, Baumgartner H, Bax J, Butchart E, Dion R, Filippatos G, Flachskampf F, Hall R, Iung B (2007), “Guidelines on the management of valvular heart disease: The Task Force on the Management of Valvular Heart Disease of the European Society of Cardiology”, Eur Heart J 2007 Jan; 28(2) 230-68. 

7.World Health Organ (2004), “Rheumatic fever and rheumatic heart disease”, Report of WHO Expert Consultation, Geneva, 29 October–1 November 2001; 923:1.

8.Nguyễn Phú Kháng (1996), “Hở lỗ van động mạch chủ”, Lâm sàng tim mạch, Nhà xuất bản y học: 344- 353

9.Borer JS, Herrold EM, Hochereiter C, Romain M, Supino P, Deroveux RB, Kligfield P, Nawaz H, Chlouverakis G (1991), “Natural history of left ventricular performence at rest and during excercise after aortic valve replacement for aortic regurgitation”, Circulation; 84 (III):  133.

10.Kirklin JW (1993), “Aortic valve disease”, Cardiac surgery, Churchill living stone, second edition, volume 1, 492-498.

11.Jeffrey SB, Clare Hochreiter,  Edmond MH, Phyllis S, Michael A, Detlef W, Richard BD, Mary JR, Massimiliano S, Paul K (1998), “Prediction of Indications for Valve Replacement Among Asymptomatic or Minimally Symptomatic Patients With Chronic Aortic Regurgitation and Normal Left Ventricular Performance”, Circulation; 97: 525- 34.

12.Nguyễn Lân Việt (2003), “Hở van động mạch chủ”, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản y học: 290-309.

13.Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Hở van động mạch chủ”,  Bệnh học tim mạch. NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tập 2: 49-62.

14.Robert HA (2000), “Clinical anatomy of the aortic root”, Heart; 84: 670–673

15.Robert HA (2007), “The surgical anatomy of the aortic root”,  Multimedia Manual of Cardiothoracic Surgery doi:10.1510/mmcts. 2006.002527

16.Benjamin DM, Yasmine SA (2011), “Aortic Valve Anatomy”  Jun 27, 2011

17.Nguyễn Quang Quyền (2002), “Bài giảng giải phẫu tim”, Giải phẫu người tập 2 NXB y học 

18.Lê Gia Vinh (2006), “ Các van tim”,  Giải phẫu học ngực-bụng. NXB Quân đội nhân dân, Hà nội:  72-86.

19.Anderson RH (2000), “Clinical anatomy of the aortic root”, Heart.; 84: 670-673.

20.Tô Thanh Lịch (2010), “ Giải phẫu chức năng tim ứng dụng trong siêu âm”, www. cardionet.vn

21.Trịnh Văn Minh (2007), “Giải phẫu tim”, Giải phẫu người tập 2. NXB Hà Nội: 180 -207.

22.Kirklin JW (1993), “Anatomy: Aortic valve”, Cardiac surgery, Churchill living stone, second edition, volume 1: 18

23.Sclant RC, Silverman ME (1986), “ Anatomy of the heart”,The Heart, 6th ed. New York, McGraw-Hill, 1986; 16. 

24.David TE (1999), “Surgery of the aortic valve”, Curr Probl Surg; 36: 426-501.

25.Mill et al (2008), “Surgical Anatomy of the Heart”, Cardiac Surgery in the Adult 3th: 29 – 35

26.Nguyễn Quang Quyền (2002),  “Atlas giải phẫu người”,  NXB y học

27.Schoen FJ (2005), “Cardiac valve and valvular pathology: up date on function, disease, repair and replacement”, cadiovasc Pathol jul- Aug; 14(4):189- 94.

28.Trịnh Bình (2004), “ Hệ tuần hoàn”, Mô học, NXB y học  tr 286- 303

29.Becker AE (1996), “ Surgical and pathological anatomy of the aortic valve and root”, Oper Tech Cardiac Thorac Surg. 1: 3 -14.

30.David CD  (2010), “Normal heart anatomy”, Texas heart institute 7

31.Trịnh Văn Minh (2007), “Đại cương về hệ tuần hoàn”, Giải phẫu người tập 2. NXB Hà Nội: 154 -179.

32.Frank HN (1994), “Atlas of Human Anatomy: Aortic valve”, Ciba. Geigy coperation: 229. 

33.Wilcox BR, Cook AC, Anderson RH (2005), “ Surgical Anatomy of the Heart”, 3rd Cambridge, UK: Cambridge University Press: 610-616

34.Anderson KR, Ho SY, Anderson RH (1979), “The location and vascular supply of the sinus node in the human heart“, Br Heart J ; 41:28.

35.Anderson RH (2003), “Understanding the structure of the unicuspid and unicommissural aortic valve”, J Heart Valve Dis; 12:670–673.

36.Krishnamoorthy K (2001), “Unicuspid aortic valve”, Heart, February; 85(2): 217.

37.Schofers HJ, Aicher D, Riodionycheva S, Lindinger A, Rọdle-Hurst T, Langer F, Abdul-Khaliq H (2008), “Bicuspidization of the unicuspid aortic valve: a new reconstructive approach”, Ann Thorac Surg;85:2012–2018. 

38.Aicher D, Schafers HJ (2010), “Bicuspidization of the regurgitant unicuspid aortic valve”,  Cardio thoracic sergury March 24: 1510.

39.Samuel CS, Candice KS (2010), “Bicuspid Aortic Valve Disease”, J Am Coll Cardiol, 55: 2789-2800.

40.Schaefer B.M, Lewin MB, Byers PH, Otto CM (2008), “The bicuspid aortic valve: an integrated phenotypic classification of leaflet morphology and aortic root shape”, Heart; 94:1634-1638.

41.Edward J B (2009), “Aortic Valve, Bicuspid”, Sibley Heart Center Cardiology, Children’s Healthcare of Atlanta, Nov. 13 

42.Hans HS, Claudia S (2007), “A classification system for the bicuspid aortic valve from 304 surgical specimens”, J Thorac Cardiovasc Surg; 133:1226-1233. 

43.Schofers HJ, Aicher D, Langer F, Lausberg HF (2007), “Preservation of the bicuspid aortic valve”, Ann Thorac Surg 2007;83: S740– 7.

44.Timerley J, Milner R, Marshall AJ, Gilbert TJ (2002), “Quadricuspid aortic valves”, Clin Cardiol. Dec; 25(12):548-52. 

45.Man-Jong Baek, Chan-Young Na, Sam-Sae Oh, Seong Wook Whang, Cheul Lee, Jae Hyun Kim, Hong Ju Seo (2005), “Congenital Quadricuspid Aortic Valve”, Korean J Thorac Cardiovasc Surg; 38: 164-167.

46.William AZ, Imran A (2002). “Aortic Regurgitation” Current Diagnosis & Treatment in Cardiology 2nd Ed: Michael H. Crawford  by McGraw-Hill

47.Lawrence HC (2008), “Pathophisiology of aortic valve disease”,  Cardiac surgery in adult 3th edition, The McGraw-Hill Companies, New York: 850-880.

48.Tạ Mạnh Cường, (2009), “ Bệnh van tim hai lá và động mạch chủ”, siêu âm tim  Cardionet. Vn.

49.Roberts WC, Ko JM, Moore RT, Jones WH (2006), “Causes of Pure Aortic Regurgitation in Patients Having Isolated Aortic Valve Replacement at a Single US Tertiary Hospital (1993 to 2005)”, Circulation, July 114:422-429

50.William CR, Jong Mi Ko, Timothy RM, William HJ (2006), “Causes of Pure Aortic Regurgitation in Patients Having Isolated Aortic Valve Replacement at a Single US Tertiary Hospital (1993 to 2005”, Circulation, July 24, 114:422-429

51.Bonow RO, Carabello BA, Chatterjee K, de Leon AC Jr, Faxon DP, Freed MD, Gaasch WH, Lytle BW, Nishimura RA et al. (2008), “focused update incorporated into the ACC/AHA 2006 guidelines for the management of patients with valvular heart disease: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines”, J Am Coll Cardiol Sep 23; 52(13) e1-142. 

52.Hunt SA, Abraham WT, Chin MH et al (2005), “ACC/AHA 2005 Guideline update for the diagnosis and management of chronic heart failure in the adult: A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task force on Practice Guidelines”, Circulation; 112: 154-235.

53.Raffi B, Paul AG (2005), “Valvular Heart Disease: Aortic Regurgitation”, Circulation, July, 112:125-134 

54.Frank JR,Tarang S, Frederick YC (2008), “Cardiac Surgical Imaging”, Cardiac Surgery in the Adult. New York: McGraw-Hill:179-198.

55.Vibhuti N Singh, MD; Eugene C Lin, MD (2008), “Aortic Regurgitation Imaging”, Medscape Updated: Sep 10, 2008.

56.Sridhar Venkatachalam (2011), “Electrocardiography in aortic regurgitation: It’s in the details”, Cleveland clinic journal of medicine, AUG, vol 78; number 8: 505-506

57.Mary JR, Paul K, Richard BD (1987), “ Geometric and Functional Correlates of Electrocardiographic Repolarization and Voltage Abnormalities in Aortic Regurgitation”, JACC Vol. 9, No.3 March :500-8

58.Phạm Gia Khải (1997), “Siêu âm chẩn Đoán Tim mạch”, Tài liệu hướng dẫn lớp đào tạo siêu âm chuyên sâu – Bệnh viện Bạch Mai. 

59.Đỗ Doãn Lợi (2001), “ Đánh giá hình thái chức năng và huyết động của tim bằng siêu âm Doppler”, Giáo trình siêu âm doppler tim mạch. Bệnh viện Bach Mai: 65 -81.

60.Nguyễn Lân Việt (2003), “ Siêu âm Doppler trong hở van động mạch chủ“, Giáo trình siêu âm Doppler tim mạch. Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Hà nội: 219-230. 

61.Christopher P, Liv K (1992), “The natural history of left ventricular filling abnormalities assessment by two dimensional and doppler echocardiography”, American journal of cardiovascular ultrasound, July No. 4, Vol. 9. 

62.Tribouilloy C, Sarano ME, Lesbre JP (1998).  Quantification des regurgitations du coeur gauche par echo Doppler. Pfizer International INC: 93 – 153.  

63.Delphine D, David MZ, Joseph M et al (2008), “Quantitative echocardographic determinants of clinic outcome in asymptomatic patients with aortic regurgitation”, JACC: cardiovascular imaging vol.1, no.1:1-11

64.Gullace G (2002), “Quality management in cardiovascular echography”,  Ital Heart J Suppl. Dec;3(12):1204-13.

65.Jaffe WM et al (1988), “Clinical evaluation versus Doppler echocardiography in the quantitative assessment of valvular heart disease”, Circulation; 78: 267-275. 

66.Tribouilloy C, Avinee P, Shen WF, Rey JL, Slama M, Lesbre JP (1991), “End diastolic flow velocity just beneath the aortic isthmus assessed by pulse Doppler echocardiography: a new predictor of the aortic regurgitation fraction”, Br. Heart. J.  Jan; 65 (1): 37-40. 

67.Baumgartner H, Hung J, Bermejo J, Chambers JB, Evangelista A, Griffin BP, Iung B, Otto CM, Pellikka PA, and Quiones M (2009), “Echocardiographic assessment of valve stenosis: EAE/ASE recommendations for clinical practice”, J Am Soc Echocardiogr Jan; 22(1) 1-23.

68. Khổng Nam Hương, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi (2001), “Góp phần đánh giá mức độ hở van động mạch chủ bằng phương pháp siêu âm-Doppler tim ”, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ Đại học Y Hà Nội lần 11. 

69. Gudrun M. Feuchtner, Wolfgang Dicht, Thomas Schachner, Silvana Müller (2006),“ Diagnostic Performance of MDCT for Detecting Aortic Valve Regurgitation“ AJR; 186:1676–1681

70.Paul A, Gerhard S, Peter R, Holger S, Tim S et al (2012), “Aortoiliac CT Angiography for Planning Transcutaneous Aortic Valve Implantation: Aortic  Root Anatomy and Frequency  of Clinically Significant  Incidental Findings” AJR, April; 198: 939-44

71.Peter JC, Jeffrey HM and Catherine MO (2009), “Validation Cardiovascular Magnetic Resonance Imaging for Valvular Heart Disease” Circulation;119: 468-478.

72.Đỗ Doãn Lợi,  Phạm Gia Khải,  Đặng Hanh Đệ, Nguyễn Lân Việt (2010), “Hở Van Động Mạch Chủ”,  Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về: Chẩn đoán và điều trị các bệnh van tim  

73.Artur E, Pilar T, Antonia S (2005), “Long-Term Vasodilator Therapy in Patients with Severe Aortic Regurgitation”, N Engl J Med;353:1342-9.


74. Stanley SW,  Richard AL (2010), “Aortic Regurgitation”, www.medscape 

75.Feldman AM, Lissovoy GB et al (2005), “Cost-effectiveness of cardiac resynchronization in the Comparison of Medical Therapy, Pacing and Defibrillation in Heart Failure (COMPANION) trial”, J Am Coll Cardiol 2005; 46: 2311-21. 

76.Lawrence HC (2008), “History of cardiac surgery”,  Cardiac surgery in adult 3th edition, The McGraw-Hill companies, New York,  3-28.

77.Ross DN (1967), “Replacement of aortic and mitral valve with a pulmonary autograft”, Lancet, 2:  956.

78.elcher P, Ross D (1991), “Aortic root replacement – 20 years experimence of the use of homografts”, Thorac Cardiovasc Surg; 39 : 117

79.Abdelouahed N, Fransoi S, Jean-Mark F(2006), “Aortic Valve Replacement and Long-Term prognosis”, J insur med; 38: 126-135

80.Đặng Hanh Đệ, Nguyễn Hữu Ước (2002), “ Chỉ định điều trị ngoại khoa trong một số bệnh van tim do thấp”, Thấp tim và bệnh tim do thấp. NXB Y học, Hà nội : 288-314.

81.Nguyễn Văn Phan, Phan Kim Phương, Phạm Nguyễn Vinh và Cộng sự (2000), “Tổng quan điều trị ngoại khoa bệnh lý van tim tại bệnh viện tim Tp hồ Chí Minh”, www.ykhoanet.com, tr.235-346. 

82.Robert O.B, Blase AC, Kanu C, Antonio C, David PF, Michael DF, William HG, Bruce WL, Rick AN, Patrick TO et al (2006),  “ACC/AHA 2006 Guidelines for the Management of Patients With Valvular Heart Disease”,  Circulation August 1

83.Sachin Talwar, Cheemalapati Saikrishna, Anita Saxena, Arkalgud Sampath Kumar(2005), “ Aortic Valve Repair for Rheumatic Aortic Valve Disease”, Ann Thorac Surg ; 79: 1921-1925.

84.Kirklin JW (1993), “Indication for operation and selection of technique”, cardiac surgery, Churchill living stone, second edition, volume 1: 552 –553.

85.Christopher TS, Edward V (2007), “Heart Transplantation”, Mastery of Cardiothoracic Surgery, 2nd Edition,  Lippincott Williams & Wilkins, 580-586

86.Olson  LJ,  Subramanian  R,  Edwards  WD  (1984), “ Surgical pathology  of  pure  aortic  insufficiency:  a  study  of  225  cases”. Mayo  Clin  Proc  59: 835-841 

87.Thomas GG (2006), “Current perspective on aortic valve repair and valve – sparing aortic root replacement”, Thoracic and vasdiovascular surgery 18:154-164

88.David DY (2007), “Aortic valve replacement”,  The Johns Hopkins manual of cardiothoracic surgery, Editor, McGraw – Hill Companies, 561-584. 

89.Atkins CW (1991), “Mechanical  Cardiac Valvular Prostheses”, Ann Thorac Surg ;52:161-172

90.El Oakley et al (2008), “Choice of Prosthetic Heart Valve in Today’s Practice ” Circulation,117 (2) 253 – 259. 

91.Nguyễn Lân Việt (2003), “ Van tim nhân tạo”, Thực hành bệnh tim mạch NXB y học: 343-361

92. Shiv Kumar Choudhary, Alok Mathur, Panangipalli Venugopal, Balram Airan et al (2000), “Prosthesis Size in Aortic Valve Replacement: Surgeon-Related Variable”, Asian Cardiovasc Thorac Ann, (8): 333-338.

93.Gregory BD (2003), “Aortic valve disease and Ross operation”, eMedicin Specialites,  Pediatics, cardiothoracic surgury. 

94.Kevin DA, Meredith LS, George JP, Paul AT et al (2008), “Surgical management of aortic valve disease in the elderly: retrospective comparative study of valve choice using propensity score analysis”, The journal of heart valve disease, 17: 355-365.

95.Loes M A, Mariska N, Johanna JM (2006), “Outcome after Aortic Valve Replacement in Yong Adults: Is Patient Profile more Important than Prosthesis Type?”, Journal of Heart Valve Disease;15:479-487

96.Jeffrey TS, Anthony DB, Karen AG (2004), “Complications of valvular surgery,  Complications in cardiothoracic surgery: avoidance and treatment”, A.G. Little, Editor, Blackwell Futura, Ohio, 362-384.

97.Kvidal P, Bergstrom R, Malm T and  Stahle E (2000), “Long-term follow-up of morbidity and mortality after aortic valve replacement with a mechanical valve prosthesis ”, European Heart Journal 21, 1099–1111

98.Puvimanasinghe JP, Takkenberg JJ, Edward MB et al (2004), “Comparison of outcomes after aortic valve replacement with a mechanical valve or a bioprosthesis using microsimulatio”,  Heart; 90:1172-1178 

99.Micheal AB, Joan I, Susan A, et al (2006), “tweenty year results hancock II bioprothesis”, J heart valve Dis Vol 15, No 1: 49-56

100.Wray Herbert (2008), “The Artificial Heart: Not Just a Pump”, Scientific american  February 7: 3

101. Overwalder PJ (1999), “ Intra Aortic Balloon Pump (IABP) Counterpulsation”, The Internet Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, Vol 2, Number 2.

102.Gary H, Marc J (1996), “treatment of excessive mediastinal bleeding after cardiopulmonary bypass”, Ann Thorac Surg; 62:1951-1954.

103.Edmunds LH (1987), “Thrombotic and Bleeding Complications of  Prosthetic Heart  Valves”, Ann Thorac Surg; 44:430-445

104.Susanna P, Jeremy P, Sian I.J, Derek GG, John RP (2004), “Tamponade following cardiac surgery: terminology and echocardiography may both mislead” European Journal of Cardio-thoracic Surgery 26: 1156–1160

105.Tkkenberg JM, Puvimanasinghe PA, van Herwerden LA, Steyerberg EW, Eijkemans JCHabbema DF,  Bogers AJ (2001), “Prognosis after aortic valve replacement with St. Jude Medical bileaflet prostheses: impact on outcome of varying thromboembolic and bleeding hazards”, European Heart Journal Supplements: 3 (Supplement Q), Q27-32

106.Cannegieter SC, Rosendaal FR and Briët E(1994), “Thromboembolic and bleeding complications in patients with mechanical heart valve prostheses”, Circulation ;89:635-641

107.Shigeaki A, Masaru N, Hiroshi K, Eiki T, Shuji F (2000), “Obstruction of st jude medical valves in the aortic position significance of a combination of cineradiography and echocardiography”, J Thorac Cardiovasc Surg; 120:142-147

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment