Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô tả thực trạng điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô tả thực trạng điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ mắc tiêu chảy và tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 30% [6]. Tại các nước đang phát triển, trẻ có thể bị tới 10 đợt TC/trẻ/năm, trung bình một trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc khoảng 3-4 đợt TC/năm [6]. Phần lớn các trường hợp là tiêu chảy cấp dưới 14 ngày và có thể điều trị hiệu quả bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung kẽm và bù nước, điện giải. Tuy nhiên trong số đó khoảng 3-20% những đợt tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi trở thành tiêu chảy kéo dài gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [6, 32].

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiêu chảy kéo dài là tình trạng tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài trên 14 ngày. Định nghĩa này đã loại trừ các trường hợp tiêu chảy do nguyên nhân khác như bệnh Coeliac, tiêu chảy do dị ứng thức ăn hoặc các bệnh lý ruột bẩm sinh. Suy dinh dưỡng (SDD) và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, tiêu chảy dẫn đến SDD và SDD làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Tỷ lệ tử vong do tiêu chảy kéo dài chiếm 30-50% các trường hợp tử vong chung. Mối liên quan giữa tiêu chảy kéo dài và SDD là gánh nặng về kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của các tác giả, ở Việt Nam tiêu chảy đứng thứ nhất trong số mười bệnh phổ biến và đứng thứ tư trong số mười bệnh có tỷ lệ tử vong cao [1]. Trung bình một trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam mắc 0,8-2,2 đợt tiêu chảy/năm [6].

Trong những thập kỷ vừa qua, y học thế giới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xác định nguyên nhân, dịch tễ học, cơ chế sinh bệnh và các biện pháp điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Tuy nhiên các nghiên cứu về tiêu chảy kéo dài ở trẻ em đặc biệt là các nước đang phát triển còn chưa nhiều. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong công tác phòng chống bệnh tiêu chảy như giảm tỷ lệ nhập viện, tử vong và SDD. Việc áp dụng liệu pháp bù dịch sớm, sử dụng phác đồ điều trị hiệu quả cũng như cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng đúng trong và sau điều trị bệnh tiêu chảy đã làm giảm và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy kéo dài nặng. Các nghiên cứu ở cộng đồng cho thấy khoảng 4,3% các đợt tiêu chảy cấp chuyển thành tiêu chảy kéo dài trong khi tỷ lệ này ở bệnh viện là 2,8-5,3% [8]. Kiến thức của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy còn hạn chế, tỷ lệ SDD tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, hơn thế nữa việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp có thể là các yếu tố nguy cơ làm cho tiêu chảy có xu hướng kéo dài hơn. Vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là tỷ lệ TCKD ở trẻ dưới 6 tháng ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền trên trẻ dưới 5 tuổi tại viện Nhi Trung ương tỷ lệ TCKD ở trẻ dưới 6 tháng chiếm tới 49% các trường hợp tiêu chảy kéo dài [5]. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô tả thực trạng điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương” nhằm hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

2. Mô tả thực trạng điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14

1. Định nghĩa 14

2. Dịch tễ học 14

2.1. Tần suất mắc bệnh 14

2.2. Đường lây truyền 15

3. Yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy kéo dài 15

3.1. Tuổi 15

3.2. Tình trạng dinh dưỡng 16

3.3. Sự suy giảm miễn dịch 17

3.4. Các bệnh lý nhiễm trùng trước đó 17

3.5. Yếu tố dinh dưỡng 18

3.6. Sử dụng thuốc không hợp lý trong giai đoạn tiêu chảy 18

3.7. Yếu tố tiên lượng để đợt tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài.. 18

4. Cơ chế bệnh sinh 18

4.1. Niêm mạc ruột tiếp tục bị tổn thương 19

4.1.1. Các mầm bệnh xâm lấn vào niêm mạc hay tấn công 19

4.1.2. Chế độ ăn không hợp lý 19

4.1.3. Sự thay đổi chuyển hoá muối mật trong lòng ruột 19

4.1.4. Các vi khuẩn tăng sinh ở ruột non 19

4.2. Sự hồi phục của niêm mạc ruột bị gián đoạn 19

4.2.1. Các yếu tố điều hòa sự đổi mới các tế bào ruột non 20

4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hồi phục niêm mạc ruột 20

4.3. Hậu quả 21

4.3.1. Kém hấp thu carbohydrate 21

4.3.2. Kém hấp thu protit 22

4.3.3. Kém hấp thu lipid 22

5. Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài 22

5.1. Nhóm nguyên nhân gặp với tỉ lệ tương đương ở tiêu chảy cấp và tiêu

chảy kéo dài 22

5.2. Nhóm nguyên nhân gặp với tỉ lệ trội ở tiêu chảy kéo dài 23

6. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 23

6.1. Triệu chứng lâm sàng trước một trẻ bị tiêu chảy kéo dài cần đánh giá

các điểm sau 23

6.1.1. Đánh giá đặc điểm tiêu chảy 23

6.1.2. Đánh giá tình trạng mất nước và rối loạn điện giải 24

6.1.3. Đánh giá tình trạng SDD, thiếu vitamin và các yếu tố vi lượng 25

6.1.4. Đánh giá tình trạng nhiễm trùng kèm theo 25

6.2. Xét nghiệm cận lâm sàng 14

7. Điều trị tiêu chảy kéo dài 26

7.1. Bù nước và điện giải 27

7.1.1. Các dung dịch bù nước và điện giải 27

7.1.2. Bù nước và điện giải thích họp theo các phác đồ 28

7.1.3. Bù nước điện giải ở bệnh nhân SDD nặng mắc tiêu chảy kéo dài 31

7.2. Chế độ dinh dưỡng 31

7.2.1. Nuôi dưỡng trẻ ở ngoại trú 32

7.2.2. Nuôi dưỡng trẻ tại bệnh viện 33

7.3. Bổ sung kẽm, vitamin và chất khoáng 35

7.3.1. Bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy kéo dài 35

7.3.2. Bổ sung vitamin A 35

7.3.3. Bổ sung các khoáng chất khác 36

7.4. Sử dụng men vi sinh 36

7.5. Nhận biết và điều trị nhiễm trùng đặc hiệu 36

7.5.1. Nhiễm khuẩn ngoài ruột 36

7.5.2. Nhiễm khuẩn tại ruột 37

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 38

1. Đối tượng nghiên cứu 38

2. Phương pháp nghiên cứu 38

2.1. Thiết kế nghiên cứu 38

2.2. Cỡ mẫu và các chọn mẫu 38

2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 39

2.4. Các tiêu chuẩn của nghiên cứu 40

2.5. Các biến nghiên cứu 42

2.5.1. Thông tin chung của nhóm nghiên cứu 42

2.5.2. Lâm sàng 43

2.5.3. Cận lâm sàng 44

2.5.4. Điều trị 46

3. Phương pháp thu thập số liệu 46

4. Xử lý số liệu 46

4.1. Nhập số liệu 46

4.2. Phân tích và xủ lý số liệu 47

5. Thời gian nghiên cứu: 47

6. Khía cạnh đạo đức của đề tài: 47

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 48

1.1. Tuổi 48

1.2. Phân bố về giới tính 49

1.3. Phân bố địa lý 49

1.4. Tiền sử của trẻ 49 

1.5. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẹ 50

2. Các triệu chứng lâm sàng 51

2.1. Hoàn cảnh xuất hiện TC 51

2.2. Triệu chứng khởi đầu 51

2.3. Tính chất phân 52

2.4. Số ngày trẻ mắc TC 52

2.5. Số lần trẻ bị TC trong ngày 53

2.6. Đánh giá mức độ mất nước 54

2.7. Các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo 54

2.8. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ khi bị TCKD 55

3. Cận lâm sàng 55

3.1. Xét nghiệm phân 55

3.1.1. Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh. 55

3.1.2. Soi, cặn dư phân, pH phân 56

3.2. Xét nghiệm máu 57

3.2.1. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi 57

3.2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu 58

3.2.3. Điện giải đồ 59

4. Một số mối liên quan giữa tiêu chảy kéo dài và một số yếu tố khác 60

4.1. Liên quan giữa thời gian trẻ bị TC với một số yếu tố khác 60

4.2. Liên quan giữa mức độ mất nước khi khám với thời gian bị tiêu chảy

và số lần tiêu chảy trong ngày 61

4.3. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với một số yếu tố 62

5. Điều trị 63

5.1. Các biện pháp điều trị và chế độ ăn khi trẻ bị TC trước khi đến khám

và điều trị tại vện Nhi Trung ương 63

5.2. Điều trị tại viện Nhi Trung Ương 64 

5.2.1. Phương thức điều trị 64

5.2.2. Phương pháp điều trị khi trẻ đến khám điều trị tại viện Nhi Trung ương 65

5.2.3. Điều trị kháng sinh 66

Chương 4: BÀN LUẬN 67

1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 67

1.1. Tuổi 67

1.2. Giới 67

1.3. Phân bố địa lý 68

1.4. Tiền sử của trẻ 68

2. Các triệu chứng lâm sàng 70

2.1. Tính chất phân và hoàn cảnh xuất hiện TC 70

2.2. Số lần trong ngày, số ngày trẻ bị TC và các yếu tố liên quan 71

2.3. Mức độ mất nước 72

2.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ khi mắc TC 72

2.5. Bệnh nhiễm khuẩn kèm theo 73

3. Cận lâm sàng 74

3.1. Xét nghiệm phân 74

3.1.1. Nguyên nhân gây TCKD 74

3.1.2. Xét nghiệm soi phân, cặn dư phân 74

3.2. Xét nghiệm máu 75

4. Điều trị 77

4.1. Điều trị và chế độ ăn của trẻ khi bị TC trước khi đến khám và điều trị

tại viện Nhi Trung ương 77

4.2. Điều trị tại viện Nhi Trung ương 78

KẾT LUẬN. 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment