Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm tai giữa có cholesteatoma

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm tai giữa có cholesteatoma

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm tai giữa có cholesteatoma.Cholesteatoma đã được đề cập từ khá lâu trong y văn [1], được thừa nhận là một tổn thương phá hủy xương chũm bởi khả năng ăn mòn, phá hủy các cấu trúc lân cận dẫn tới nhiễm trùng, chảy tai, phá hủy xương làm giảm sức nghe, liệt thần kinh mặt, rò mê nhĩ, viêm tắc tĩnh mạch bên [2]. Cholesteatoma còn là nguyên nhân của các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não… gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh [3],[4]. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật còn cao, nhất là phẫu thuật kín.

Trên thế giới, theo Tos ở Đan Mạch tỷ lệ mắc 3 cholesteatoma trẻ em và 12 cholesteatoma người lớn trong 100.000 dân [5]; theo Kemppainen ở Phần Lan tỷ lệ 9 cholesteatoma trong 100.000 dân [6].

Ở Việt nam, theo thống kê năm 2012 tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương có 22% bệnh nhân điều trị VTXC và có 237 bệnh nhân cholesteatoma (8%) trong đó có tới 11% biến chứng do cholesteatoma gây ra. 

Nhiều nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của cholesteatoma đã được công nhận trong hơn ba thế kỷ; tuy nhiên, bản chất của tổn thương vẫn chưa đạt được sự đồng thuận. Mặc dù thuật ngữ keratoma mới mô tả chính xác đặc điểm mô bệnh học của tổn thương này nhưng thuật ngữ cholesteatoma vẫn được ưa dùng rộng rãi. Bệnh sinh của cholesteatoma còn nhiều tranh luận, có giả thuyết cho rằng đó là sự hình thành bẩm sinh, có giả thuyết cho rằng đây là tổn thương do dị sản của biểu mô hô hấp (biểu mô trụ giả tầng) thành biểu mô vảy hoặc do nhiễm khuẩn kết hợp với tế bào vảy của da thoát vị [7]. Những giả thuyết này đều có những bằng chứng nhất định và có những người đồng tình, ủng hộ [8]. Mặc dù còn tranh luận song hiện nay, đại đa số các tác giả đều thừa nhận thuyết hình thành khối cholesteatoma là do quá trình dị nhập của lớp biểu mô vảy ống tai, màng nhĩ vào trong hòm tai qua lỗ thủng hay túi co kéo hình thành trong quá trình viêm tai [9]. 

Cholesteatoma là một tổn thương dạng nang không phải ung thư, bắt nguồn từ một phát triển bất thường của các tế bào biểu mô vảy sừng hóa trong xương thái dương [10],[11], thường được mô tả như là “da ở sai vị trí” [12]. Phát triển bất thường này là xâm lấn tại chỗ và có khả năng phá hủy các cấu trúc trong tai giữa, các tế bào vảy này có thể được tái tạo lại trong một môi trường nhiễm trùng mạn tính, làm tăng khả năng phá hủy xương của cholesteatoma [13]. Chlesteatoma ở tai rất nguy hiểm và không bao giờ được phép bỏ sót; vì nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, cholesteatoma có thể trở nên rất nguy hiểm do tình trạng nhiễm trùng sẽ lan vào vùng lân cận, phá hủy xương để vào tai trong, vào não… Đây là bệnh nguy hiểm, không thể điều trị khỏi bằng nội khoa, nhất thiết phải điều trị bằng can thiệp phẫu thuật [14]. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể bị điếc, viêm màng não, áp xe não, thậm chí tử vong. 

Chẩn đoán viêm tai xương chũm cholesteatoma thường dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học và xét nghiệm vi khuẩn [15],[16],[17],[18]. 

Để góp phần tìm hiểu các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim CLVT, chứng minh các thành phần của khối cholesteatoma (thành phần biểu mô vẩy, enzyme gây phá hủy xương là collagenase) bằng kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch, chúng tôi lựa chọn đề tài: 

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm tai giữa có cholesteatoma”.

+ Mục tiêu 1 là: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm tai giữa có cholesteatoma.

+ Mục tiêu 2 là: Xác định sự hiện diện của thành phần biểu mô vảy và collagnase trong khối cholesteatoma bằng kỹ thuật mô bệnh học và hóa mô miễn dịch.

MụC LụC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHOLESTEATOMA 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 4
1.2. GIẢI PHẪU XƯƠNG CHŨM 4
1.2.1. Tai giữa. 4
1.2.2. Xương chũm 7
1.2.3. Tĩnh mạch bên 10
1.2.4. Dây thần kinh mặt 10
1.3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ PHÂN LOẠI CHOLESTEATOMA 10
1.3.1. Bệnh sinh cholesteatoma 10
1.3.2. Phân loại cholesteatoma 12
1.4. CẤU TẠO VÀ TÁC HẠI CỦA CHOLESTEATOMA 17
1.4.1. Đại thể 17
1.4.2. Vi thể 18
1.4.3. Sự tham gia của các tế bào và chất trung gian trong cholesteatoma 18
1.4.4.  Tác hại của cholesteatoma 21
1.5. MEN TRONG CHOLESTEATOMA, PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN  22
1.5.1. Collagen 22
1.5.2. Matrix Metalloproteinases và Collagenase 24
1.6. LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA CÓ CHOLESTEATOMA 30
1.6.1. Lâm sàng 30
1.6.2. Cận lâm sàng 32
1.6.3. Chẩn đoán 37
1.6.4. Điều trị 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 39
2.2.3. Các biến số nghiên cứu 40
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 41
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 47
2.2.6. Xử lý số liệu 48
2.2.7. Sai số và khắc phục sai số 48
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 50
3.1.1 Đặc điểm về tuổi – giới 50
3.1.2. Đặc điểm về địa dư 50
3.1.3 Đặc điểm về bệnh lý liên quan 51
3.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh đến khi phẫu thuật 51
3.1.5. Đặc điểm về thời gian tái phát 51
3.1.6. Đặc điểm về biến chứng viêm tai giữa có cholesteatoma 52
3.1.7. Đặc điểm về nguyên nhân hình thành cholesteatoma 52
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 53
3.2.1 Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cơ năng 53
3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo các triệu chứng chảy mủ tai  54
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm nội soi 55
3.2.4. Phân bố bệnh nhân theo biểu hiện trên thính lực đồ 56
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 57
3.3.1 Phân bố bệnh nhân theo tổn thương cholesteatoma trên CLVT 57
3.3.2. Phân bố bệnh nhân theo tổn thương biểu hiện trên MRI 60
3.3.3 Phân bố bệnh nhân theo các tổn thương trên mô bệnh học 62
Chương 4: BÀN LUẬN 66
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 66
4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới 66
4.1.2. Phân bố theo địa dư 66
4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo bệnh lý liên quan 67
4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian từ khi viêm tai đến khi phẫu thuật 67
4.1.5 Phân bố bệnh nhân theo thời gian tái phát 67
4.1.6. Phân bố theo các biến chứng do VTXC cholesteatoma  71
4.1.7. Phân bố theo nguyên nhân hình thành Cholesteatoma 72
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 73
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 73
4.2.2. Đặc điểm nội soi 75
4.2.3. Đặc điểm thính lực 76
4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 77
4.3.1. Phân bố bệnh nhân theo tổn thương cholesteatoma trên CLVT 77
4.3.2. Phân bố bệnh nhân theo tổn thương biểu hiện trên MRI 84
4.3.3. Phân bố bệnh nhân theo các tổn thương trên mô bệnh học 84
KẾT LUẬN 97
KIẾN NGHỊ 99
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:  Phân bố bệnh nhân theo tuổi – giới 50
Bảng 3.2:  Phân bố theo địa dư 50
Bảng 3.3:  Phân bố theo bệnh lý liên quan 51
Bảng 3.4:  Phân bố theo thời gian từ khi viêm tai đến khi phẫu thuật 51
Bảng 3.5: Phân bố bệnh nhân theo thời gian tái phát 51
Bảng 3.6:  Phân bố bệnh nhân theo các biến chứng do VT cholesteatoma 52
Bảng 3.7:  Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân hình thành cholesteatoma 52
Bảng 3.8:  Triệu chứng cơ năng 53
Bảng 3.9:  Tính chất chảy mủ theo mùi 54
Bảng 3.10:  Tính chất chảy mủ theo màu sắc 54
Bảng 3.11:  Tính chất chảy mủ theo thời gian  54
Bảng 3.12:  Tính chất chảy mủ theo hình thái 55
Bảng 3.13:  Vị trí lỗ thủng màng nhĩ 55
Bảng 3.14:  Tính chất lỗ thủng  55
Bảng 3.15:  Phân bố theo loại nghe kém 56
Bảng 3.16:  Phân bố theo chỉ số ABG 56
Bảng 3.17:  Phân bố theo loại tổn thương 57
Bảng 3.18:  Phân bố vị trí theo tổn thương cholesteatoma khu trú 57
Bảng 3.19:  Phân bố theo vị trí tổn thương cholesteatoma lan tỏa 58
Bảng 3.20:  Tổn thương cholesteatoma trên CLVT 59
Bảng 3.21:  Hình ảnh cholesteatoma trên MRI 60
Bảng 3.22:  Tổn thương biến chứng trên MRI 61
Bảng 3.23:  Đặc điểm hình thái biểu mô phủ và mô đệm 62
Bảng 3.24:  Tỷ lệ và mức độ xâm nhập viêm trong khối cholesteatoma 62
Bảng 3.25:  Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn biểu mô vảy 64
Bảng 3.26:  Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn collagenase 64
Bảng 3.27:  Tỷ lệ bộc lộ collagenase theo nhóm bệnh  65
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.  Phân loại vị trí cholesteatoma  16
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.  Thành trong hòm nhĩ  5
Hình 1.2.  Thành ngoài của hòm nhĩ  6
Hình 1.3.  Khối cholesteatoma mắc phải qua soi tai  18
Hình 1.4.  Khối cholesteatoma mắc phải quan sát trong lúc phẫu thuật  18
Hình 1.5.  Cấu trúc chuỗi Collagen 23
Hình 1.6.  Miền cấu trúc của MMPs 24
Hình 1.7.  Collagenase dương tính (màu nâu) trong mô đệm biểu mô vách nang cholesteatoma x 100. 29
Hình 1.8.  Collagenase âm tính (không có màu nâu) trong mô đệm biểu mô vách nang cholesteatoma x 100. 29
Hình 1.9. Kỹ thuật Western blotting 30
Hình 1.10.  Băng chứa collagenase  30 
Hình 1.11.  Băng chứa MMP  30
Hình 1.12  Hình ảnh cholesteatoma qua soi tai  31
Hình 1.13.  Lát cắt ngang thấy cholesteatoma lấp đầy hốc chũm tai bên phải  33
Hình 1.14.  Lát cắt đứng ngang thấy cholesteatoma hòm nhĩ tai trái  33
Hình 1.15.  CHT-T1W cho thấy khối cholesteatoma không tăng tín hiệu 2 bên tai  35
Hình 1.16.  CHT-T2W cho thấy hình ảnh khối Cholesteatoma tăng tín hiệu 2 bên tai  35
Hình 2.1.  Mặt cắt đứng ngang 43
Hình 2.2.  Mặt cắt ngang 43
Hình 2.3.  Bộ nội soi TMH 47
Hình 2.4.  Optic 0o loại 4 mm 48
Hình 2.5.  Optic 0o loại 2,7 mm 48
Hình 3.1.  Cholesteatoma thượng nhĩ sau xẹp nhĩ 53
Hình 3.2.  Cholesteatoma hòm nhĩ sau đặt OTK 53
Hình 3.3.  Cholesteatoma hòm nhĩ tái phát sau phẫu thuật tai phải 56
Hình 3.4.  Lỗ thủng màng căng bờ không sát xương tai phải 56
Hình 3.5.  Nghe kém dẫn truyền ABG > 40dB 57
Hình 3.6.  Nghe kém hỗn hợp ABG > 40dB 57
Hình 3.7.  Lát cắt đứng ngang cho thấy hình ảnh cholesteatoma khu trú trung nhĩ bên trái 58
Hình 3.8.   Lát cắt ngang cho thấy hình ảnh cholesteatoma khu trú thượng nhĩ trong bên tai trái 58
Hình 3.9.  Lát cắt ngang cho thấy hình ảnh bộc lộ màng não bên trái 60
Hình 3.10.  Lát cắt đứng ngang cho thấy hình ảnh rò OBK ngoài tai phải 60
Hình 3.11.  MRI-T1W cho thấy viền tăng tín hiệu xung quanh khối cholesteatoma tai trái 61
Hình 3.12.  MRI-T2W cho thấy hình ảnh cholesteatoma đầy hốc chũm tai trái 61
Hình 3.13.  MRI-T2W cho thấy hình ảnh ổ áp xe não bên trái không ngấm thuốc, vùng ngoại vi ngấm thuốc mạnh sau tiêm 61
Hình 3.14.  Lớp biểu mô vảy trong khối cholesteatoma. HE x 200. 63
Hình 3.15.  Hình ảnh nang biểu bì. HE x 200. 63
Hình 3.16.  Vùng chuỗi xương con bị thoái hóa hoại tử. HE x 200. 63
Hình 3.17.  Vùng chuỗi xương con bị hoại tử, ngấm canxi. HE x 400. 64
 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.  Nguyễn Kỳ Duy Tâm, Nguyễn Đình Phúc, Lê Trung Thọ (2014), Tìm hiểu liên quan giữa hình ảnh Schuller, CT scan, mô bệnh học với bệnh tích lúc mổ của viêm tai giữa cholesteatoma, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, Vol (59-22), tr. 79-87.
2.  Nguyễn Kỳ Duy Tâm, Nguyễn Đình Phúc, Lê Trung Thọ (2014), Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự bộc lộ collagenase IV của viêm tai giữa có cholesteatoma, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, Vol (59-23), tr. 92-101.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Phong (2000), Một giả thuyết về Cholesteatoma. Tạp chí thông tin y dược, (10), tr. 30-33.
2. Akimoto R., et al. (2000), Acquired and congenital cholesteatoma: determination of tumor necrosis factor-alpha, intercellular adhesion molecule-1, interleukin-1-alpha and lymphocyte functional antigen-1 in the inflammatory process. ORL J Otorhinolaryngol Relat Spec, 62(5): p. 257-65.
3. Trần Hữu Tước (1960), Cholesteatoma ở tai. Bài giảng bệnh học Tai mũi Họng, tập 1. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, Tr. 155-160.
4. Ngô Ngọc Liễn (1996), Cholesteatoma. Giản yếu Tai Mũi Họng tập 1, tai xương chũm. Nhà xuất bản y học, Tr. 102 – 108.
5. Tos M. (2000), A new pathogenesis of mesotympanic (congenital) cholesteatoma. Laryngoscope, 110(11): p. 1890-7.
6. Kemppainen H.O., et al. (1999), Epidemiology and aetiology of middle ear cholesteatoma. Acta Otolaryngol, 119(5): p. 568-72.
7. Bernstein JM (1976), Biological mediators of inflammation in midlle ear effusion. Ann Otol Rhinol Laryngol, 85: 90. 
8. Bylander A, Tjenstrom O (1983), Changes in eustachian tube function with age in children with normal ears. A longitudinal study. Acta Otolaryngol (Stockh), 96: 467.
9. Bluestone CD (2003), Definitions, Terminology and Classification, Evidence-Bases Otitis Media, 2nd Ed. BC Decker, Canada, 163-179.
10. Isaacson G (2007), Diagnosis of pediatric cholesteatoma. Pediatrics, Vol. 120, no. 3, pp. 603–608. 
11. Semaan M.T and Megerian C.A (2006), The pathophysiology of cholesteatoma. Otolaryngologic Clinics of North America, Vol. 39, no. 6, pp. 1143–1159.
12. Robinson J.M (1997), Cholesteatoma: skin in the wrong place. Journal of the Royal Society of Medicine, Vol. 90, no. 2, pp. 93–96. 
13. Sie K.C.Y (1996), Cholesteatoma in children. Pediatric Clinics of North America, Vol. 43, no. 6, pp. 1245–1252.
14. Lương Sĩ Cần, Nguyễn Hoàng Sơn (1996), Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính ở trẻ em Việt Nam. Đề tài cấp Bộ.
15. Bluestone Charles D. (1978), Physiology of   the   Middle   Ear     and Eustachian Tube, Laryngoscope, Vol 87, 1163-1993.  
16. Bluestone C D, Stewart R Rood, Douglas Swarts J (1993) Anatomy and physiology of the Eustachian tube, Otolaryngology-Head and Neck Surgery, Mostby Year Book; IV: 2548-65.  
17. Chee N. W. C., Tan T. Y. (2001), The Value of Pre – operative High Resolution CT Scans in Cholesteatoma Surgery, Singapore Med J 2001 Vol 42(4), 155-159.
18. Gaurano J.L. & Joharjy I. A., (2004), Middle ear cholesteatoma: characteristic CT findings in 64 patients, Ann Saudi Med 24(6), 442-447. 
19. Armentano N, Malgosa A, Martínez B, Abelló P, de Juan Delago et al (2014), Unilateral cholesteatoma in the first millennium BC. Otol Neurotol, 35(3): 561-4.
20. Hanne H Owen, Michael Gaihede, Jørn Rosborg (2009), Cholesteatoma of the external ear canal: etiological factors, symptoms and clinical findings in a series of 48 cases. Ear, Nose and Throat Disorders, Vol 6, 1186/1472-6815-6-16.
21. Nguyễn Năng Kỳ (1957), Nhận xét về những dấu hiệu điện quang của cholesteatoma ở bệnh tai người Việt Nam chụp kiểu Schuller. Luận án tốt nghiệp bác sĩ Tai mũi Họng, Trường ĐH Y Hà Nội.
22. Nguyễn Thu Hương (1996),  Bước đầu tìm hiểu về cholesteatoma trong viêm tai xương chũm mạn tính, ứng dụng trong chẩn đoán. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Lê Hồng Ánh (2003), Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm thượng nhĩ. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Nam (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CLVT của cholesteatma tai. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
25. Lê Văn Khảng (2006), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của viêm tai giữa mạn có cholesteatoma. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
26. Nguyễn Anh Quỳnh (2011),  Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chụp CLVT của viêm tai cholesteatma ở trẻ em. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
27. Võ Tấn (1991), Bệnh về tai. Tai Mũi họng thực hành tập II. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 5 – 16.
28. Nguyễn Quang Quyền, P.Đ.D. (2012), Tai ngoài và hòm nhĩ. ATLAS giải phẫu người tái bản lần thứ 5. Nhà xuất bản Y học, Tr. 92-94.
29. Eugene Son, Dayton  Young (2013). Cholesteatoma, an Overview. Department  of Otolaryngology – Head and Neck Surgery. The University of  Texas  Medical  Branch. Grand Rounds Presentation. May 22, 2013.
30. Levenson MJ, Michaels L, Parisier SC (1989). Congenital cholesteatomas of the middle ear in children: origin and management. Otolaryngol Clin North Am. 1989 Oct;22(5):941-54.
31. Karmody CS, Northrop C (2012). The pathogenesis of acquired cholesteatoma of the human middle ear: support for the migration hypothesis. Otol Neurotol 2012 Jan;33(1):42-7.
32. Michaels L (1988), Origin of congenitial cholesteatoma from a normally occurring epidermoid rest in the developing middle ear. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 1988 Feb;15(1):51-65.
33. Sadé J., Avraham S., Brown M. (1981), Atelectasis, retraction pockets and cholesteatoma, Acta Otolaryngol, Vol 92, 501-512.
34. Buckingham Richard A. (1981), Cholesteatoma and chronic otitis media following middle ear intubation, Laryngoscope; 91 :1450-1456.
35. Sadé J. (1980), Retraction pockets and attic cholesteatoma”, Acta Otorhinolaryngol Belg; 34 (1), 62-84. 
36. Jansen C. (1986), Retraction pocket as a potential for cholesteatoma recurrence, Laryngol Rhinol Otol (Sttutg); 65(9), 499-501.
37. Friedman RA, Doyle WJ, Cassenbrant ML, et al (1983), Immunologic-mediated eustachian tube obstruction: a double-blind crossover study. J Allergy Clin Immunol, 71:442.
38. Peter J. Koltai, Marc Nelson, Roberto J. Castellon, Erea-Noel Garabedian, Jean-Michel Triglia, Stephane Roman, Gilles Roger (2002). The Natural History of Congenital Cholesteatoma. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2002; 128(7): 804-809.
39. Derlacki EL, Clemis JD (1965). Congenital cholesteatoma of the middle ear and mastoid. Ann Otol Rhinol Laryngol. 1965 Sep;74(3):706-27.
40. Potsic WP, Samadi DS, Marsh RR, Wetmore RF (2002). A staging system for congenital cholesteatoma. Arch Otolaryngol Head Neck Surg; 128(9): 1009-12.
41. Nelson M, Roger G, Koltai PJ, Garabedian EN, Triglia JM, Roman S, Castellon RJ, Hammel JP (2002). Congenital cholesteatoma: Classification, management, and outcome. Arch Otolaryngol Head Neck Surg; 128(7):810-4.
42. Jaisinghani JV, Paparella MM, Chap TL (1999), Tympanic Membrane/Middle Ear Pathologic Correlates in Chronic Otitis Media, Laryngoscope, Vol 109, N05, Lippincott William& Wilkins Philadelphia, 712-716.
43. Ng SK, Yip WWL, Suen M, Abdullah VJ, van Hasselt CA (2003), Autograft ossiculoplasty in cholesteatoma surgery: is it feasible? Laryngoscope; 113(5):843–847.
44. Nikolopoulos TP, Gerbesiotis P (2009), Surgical management of cholesteatoma: the two main options and the third way-atticotomy/limited mastoidectomy. Int J Pediatr Otorhinolaryngol; 73(9):1222–1227.
45. Roth TN, Haeusler R (2009), Inside-out technique cholesteatoma surgery: a retrospective long-term analysis of 604 operated ears between 1992 and 2006. Otol Neurotol; 30(1):59–63.
46. Mehrdad Rogha, Sayyed Mostafa Hashemi, Farhad Mokhtarinejad, Afrooz Eshaghian, and Alireza Dadgostar (2014), Comparison of Preoperative Temporal Bone CT with Intraoperative Findings in Patients with Cholesteatoma. Iran J Otorhinolaryngol; 26(74): 7–12. 
47. Eric E Smouha, Denis I Bojrab (2012). Cholesteatoma. Thieme Medical Publishers, Inc. 333 Seventh Ave. New York, NY 10001. 1-15.
48. Salvinelli F, Trivelli M, Greco F, Linthicum FH (1999), Cholesteatomatous otitis media: Histopathological changes post  mortem  study on temporal bones.  Otolaryngol Head Neck Surg 1999; 3: 183-187.
49. Hiroyuki Sasaki, Cheng Chun Huang (1994). Expression of Cytokeratins 13 and 16 in Middle Ear Cholesteatoma. Otolaryngol Head Neck Surg March; Vol. 110 no. 3 310-317.
50. Matthias Schonermark, Birte Mester, Hans-Georg Kempf, Jörg Blaser, Harald Tschesche and Thomas Lenarz (1996). Expression of Matrix-Metalloproteinases and their Inhibitors in Human Cholesteatomas. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. Vol. 116, No. 3, Pages 451-456.
51. Li Y, Xu Z, Zhang L, Quan C, Lin X (2012). Detection and correlation of lipopolysaccharide, vitamin D receptor and matrix metalloproteinase-9 in the middle ear cholesteatoma. Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi. 2012 Aug;26(16):739-41, 746.
52. Mohammad S Attallah (2000). Microbiology of chronic suppurative otitis media  with cholesteatoma. Saudi Medical Journal 2000; Vol. 21 (10): 924-927.
53. Ricciardiello F, Cavaliere M, Mesolella M, Iengo M (2009). Notes on the microbiology of cholesteatoma: clinical findings and treatment. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2009 Aug;29 (4):197-202.
54. Nagase H., Visse R., Murphy G. (2006), Structure and function of matrix metalloproteinases and TIMPs, Cardiovasc Res, 69(3), pp. 562–573.
55. Ye F, Zhao K, Chen B, Gao P, Wang X (2013). The relationship between ossicular status and conductive hearing loss in cholesteatoma. Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi 2013 Jul;27(13):701-3.
56. Gialeli C., Theocharis A. D., Karamanos N. K. (2011), Roles of matrix metalloproteinases in cancer progression and their pharmacological targeting, FEBS J, 278(1), pp. 16–27.
57. Fanjul-Fernández M., Folgueras A. R., Cabrera S., López-Otín C. (2010), Matrix metalloproteinases: evolution, gene regulation and functional analysis in mouse models, Biochim Biophys Acta, 1803(1), pp. 3–19.
58. Sankari S. L., Krupaa R. J., Kumar G. M. K., Balachander N. (2016), MMP-Matrix Metalloproteinase, Biomed Pharmacol J, 9(2), pp. 885–888.
59. Abramson M, Huang CC (1977), Localization of collagenase in human middle ear cholesteatoma. Laryngoscope; 87(5 Pt 1):771-91.
60. Shibosawa, Eriko; Tsutsumi, Kouichiro; Takakuwa, Toshifumi; Takahashi, Sugata (2000). Stromal Expression of Matrix Metalloprotease-9 in Middle Ear Cholesteatomas. American Journal of Otology:September 2000- Volume 21; Issue 5- pp 621-624. 
61. Carlos Eduardo Borges Rezende, Ricardo Peres do Souto, Priscila Bogar Rapoport, Laís de Campos, Marcela Bovo Generato (2012), Cholesteatoma gene expression of matrix metalloproteinases and their inhibitors by RT-PCR. Brazilian Journal Otorhinolaryngology. 4307 – Vol. 78 /Ed 3/in 2012, 116-121.
62. Erbek S, Erinanc H, Hizal E and Ozluoglu LN (2013), Expression of disintegrin and metalloproteinase family proteins 10, 12 and 17 in cholesteatoma. The Journal of Laryngology & Otology. Volume 127/Issue 02/ February 2013, pp 153-158.
63. Jacek Kurzepa, Marcin Baran, Slawomir Watroba, Malgorzata Barud, Daniel Babula (2014), Collagenases and gelatinases in bone healing. The focus on mandibular fractures. Curr. Issues Pharm. Med. Sci., Vol. 27, No. 2, Pages 121-126.
64. Shiozawa J., Ito M., Nakayama T., Nakashima M., Kohno S., Sekine I. (2000), Expression of matrix metalloproteinase-1 in human colorectal carcinoma, Mod Pathol, 13(9), pp. 925–933.
65. Mroczko B., Groblewska M., Okulczyk B., Kędra B., Szmitkowski M. (2010), The diagnostic value of matrix metalloproteinase 9 (MMP-9) and tissue inhibitor of matrix metalloproteinases 1 (TIMP-1) determination in the sera of colorectal adenoma and cancer patients, Int J Colorectal Dis, 25(10), pp. 1177–1184.
66. Mahmood A. Hamed, Seiichi Nakata, Ramadan H. Sayed, Hiromi Ueda et al (2016), Pathogenesis and Bone Resorption in Acquired Cholesteatoma: Current Knowledge and Future Prospectives. Clinical and Experimental Otorhinolaryngology 2016; 9(4): 298-308.
67. Sun J, Hemler ME (2001), Regulation of MMP-1 and MMP-2 production through CD147/extracellular matrix metalloproteinase inducer interactions. Cancer Res. 61(5):2276–81. 
68. Morales DS, Penido Nde O, da Silva ID, Stavale JN, Guilherme A, Fukuda Y (2007), Matrix metalloproteinase 2: an important genetic marker for cholesteatomas. Braz J Otorhinolaryngol; 73(1):51–7. 
69. Juhasz A, Sziklai I, Rakosy Z, Ecsedi S, Adany R, Balazs M (2009), Elevated level of tenascin and matrix metalloproteinase 9 correlates with the bone destruction capacity of cholesteatomas. Otol Neurotol; 30(4):559–65. 
70. Banerjee A R, James R, Narula A A (1998), Matrix metalloproteinase-2 and Matrix metalloproteinase-9 in cholesteatoma and deep meatal skin. Clinical Otolaryngology. Volume 23, Issue 4.  Pages 345–347.
71. Visse R., Nagase H.  (2003) Matrix metalloproteinases and tissue inhibitors of metalloproteinases: structure, function, and biochemistry. Circ Res 92:827–839.
72. Rugmani Padmanabhan Iyer, Nicolle L. Patterson, Gregg B. Fields, Merry L. Lindsey (2012).  The history of matrix metalloproteinases: milestones, myths, and misperceptions. American Journal of Physiology – Heart and Circulatory Physiology Published 15 October 2012Vol. 303no. H919-H930.
73. Lovejoy B, Cleasby A, Hassell AM, Longley K, Luther MA, Weigl D, McGeehan G, McElroy AB,Drewry D, Lambert MH, Jordan SR (1994). Structure of the catalytic domain of fibroblast collagenase complexed with an inhibitor. Science  263: 375–377, 1994.
74. Erbek S, Erinanc H, Hizal E and Ozluoglu LN (2013). Expression of disintegrin and metalloproteinase family proteins 10, 12 and 17 in cholesteatoma. The Journal of  Laryngology & Otology. Volume 127 / Issue 02 / February 2013, pp 153-158.
75. Masaharu Tokuriki, Ichiro Noda, Takehisa Saito, Norihiko Narita, Hiroshi Sunaga, Hideaki Tsuzuki, Toshio Ohtsubo, Shigeharu Fujieda, Hitoshi Saito (2003). Gene Expression Analysis of Human Middle Ear Cholesteatoma Using Complementary DNA Arrayy. The Laryngoscope. Volume 113, Issue 5, pages 808–814, May 2003.
76. De-Quan Li , Daniel Meller, Yunqi Liu  and Scheffer C. G. Tseng (2000). Overexpression of MMP-1 and MMP-3 by Cultured Conjunctivochalasis Fibroblasts. Invest. Ophthalmol. Vis. Sci. February 2000 vol. 41 no. 2 404-410.
77. Ken-ichi Shimokawa, Masatoki Katayama, Yoshifumi Matsuda, Hidenobu Takahashi, Izumi Hara, Hirohisa Sato and Satoru Kaneko (2002). Matrix metalloproteinase (MMP)-2 and MMP-9 activities in human seminal plasma. Mol. Hum. Reprod. (2002) 8 (1):32-36.
78. Patricia A.M. Snoek-van Beurden Johannes W. Von den Hoff. Zymographic techniques for the analysis of matrix metalloproteinases and their inhibitors. BioTechniques, Vol. 38, No. 1, January 2005, pp. 73–83
79. Vandooren J, Geurts N, Martens E, Van den Steen PE, Opdenakker G (2013). “Zymography methods for visualizing hydrolytic enzymes.” Nat Methods. 10:211-220.
80. Snoek-van Beurden PA, Von den Hoff JW (2005). “Zymographic techniques for the analysis of matrix metalloproteinases and their inhibitors”. Biotechniques 38 (1): 73–83.
81. Gene ID: 4313 (2014). MMP2 matrix metallopeptidase 2 (gelatinase A, 72kDa gelatinase, 72kDa type IV collagenase) [Homo sapiens (human)].
82. Lê Trung Thọ (2008), Hóa mô miễn dịch và ứng dụng trong chẩn đoán bệnh, Tài liệu tập huấn Giải phẫu bệnh, 8-35.
83. Cao Minh Thành (2012), Phẫu thuật tạo hình hệ thống màng nhĩ – xương con. Nhà xuất bản y học.
84. Nguyễn Trường Sơn (2008), Biến chứng nội sọ do tai; liệt thần kinh VII do tai. Tai Mũi họng nhập môn. Nhà xuất bản Y Học. Tr. 157 – 163.
85. Nguyễn Hữu Khôi (2007), Phân loại Nghe kém và thính lực đơn âm. Bài giảng bệnh học Tai mũi Họng. Nhà xuất bản Y Học. Tr. 46-52, 95-100.
86. Ngô Ngọc Liễn (2001), Thính học ứng dụng. Nhà xuất bản y học, 
Tr. 122 – 128.
87. Đặng Xuân Hùng (2010), Thính học lâm sàng chẩn đoán. Nhà xuất bản y học,  Tr. 193 – 260.
88. Nguyễn Tấn Phong (2005), Điện quang chẩn đoán trong tai mũi họng. Nhà xuất bản Y Học, Tr. 55-143.
89. Johnson D.W., et al. (1985), Computed tomography of local complications of temporal bone cholesteatomas. J Comput Assist Tomogr, 9(3): p. 519-23.
90. Eric E. Smouha M., FACS (2012), Cholesteatoma. Book. Thieme Medical Publishers, Inc. 333 Seventh Ave. New York, NY 10001.
91. Sunita Bhuta MD, Q.G.(2013), Fundamental Otology Pediatric and Adult Practice. Book, 2013. Jaypee Brathers Medical Publishers (P) LTD New Delhi. Panama City. London. Dhaka. Kathmandu. p. 157-142; 130-135.
92. Vercruysse J.P., et al. (2009), Magnetic resonance imaging of cholesteatoma: an update. B-ENT, 5(4): p. 233-40.
93. Heran F., M. Williams, and D. Ayache (2006), MRI of the temporal bone. J Radiol, 87(11 Pt 2): p. 1783-94.
94. Nguyễn Tấn Phong (2009),  Phẫu thuật nội soi chức năng tai. Nhà xuất bản y học, Tr. 64-70.
95. Mateos-Fernandez M., et al. (2012), The role of diffusion-weighted magnetic resonance imaging in cholesteatoma diagnosis and follow-up. Study with the diffusion PROPELLER technique. Acta Otorrinolaringol Esp, 63(6): p. 436-42.
96. Jeunen G., et al. (2008), The value of magnetic resonance imaging in the diagnosis of residual or recurrent acquired cholesteatoma after canal wall-up tympanoplasty. Otol Neurotol, 29(1): p. 16-8.
97. Phelps P.D. and A. Wright (1990), Imaging cholesteatoma. Clin Radiol, 41(3): p. 156-62.
98. Mafee M.F. (1993), MRI and CT in the evaluation of acquired and congenital cholesteatomas of the temporal bone. J Otolaryngol, 22(4): p. 239-48.
99. De Foer B. (2013), The value of magnetic resonance imaging in the preoperative evaluation and the postoperative follow-up of middle ear cholesteatoma. JBR-BTR, 96(2): p. 106-7.
100. Bartnik W., A. Bartnik-Krystalska, and M. Szewczyk (1998), Congenital cholesteatoma of temporal bone. Otolaryngol Pol, 52(5): p. 619-23.
101. Maeta M., et al. (2003), Surgical intervention in middle-ear cholesterol granuloma. J Laryngol Otol, 117(5): p. 344-8.
102. Nikolaidis V., et al. (2010), Cholesterol granuloma presenting as a mass obstructing the external ear canal. BMC Ear Nose Throat Disord, 10: p. 4.
103. Pfister M.H., R.K. Jackler, and L. Kunda (2007), Aggressiveness in cholesterol granuloma of the temporal bone may be determined by the vigor of its blood source. Otol Neurotol, 28(2): p. 232-5.
104. Chang C.C. and M.K. Chen (2000), Canal-wall-down tympanoplasty with mastoidectomy for advanced cholesteatoma. J Otolaryngol, 29(5): p. 270-3.
105. Wang L., R. Zhang, D. Zhang (2012), Canal-wall-down mastoidectomy and tympanoplasty surgery preserving chorda tympani nerve integrality. Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 26(16): p. 742-3.
106. Gaillardin L., et al.(2012), Canal wall up tympanoplasty for middle ear cholesteatoma in adults: modeling cartilage. Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis, 129(2): p. 82-6.
107. Zelikovich E.I. (2004), Computed tomography (CT) of the temporal bone in diagnosis of acquired cholesteatoma of the middle ear. Vestn Otorinolaringol, (5): p. 28-32.
108. Ishii K., et al. (1991), Middle ear cholesteatoma extending into the petrous apex: evaluation by CT and MR imaging. AJNR Am J Neuroradiol, 12(4): p. 719-24.
109. Vercruysse J.P., et al. (2006), The value of diffusion-weighted MR imaging in the diagnosis of primary acquired and residual cholesteatoma: a surgical verified study of 100 patients. Eur Radiol, 16(7): p. 1461-7.
110. Ganaha A., et al. (2011), Efficacy of diffusion-weighted magnetic resonance imaging in the diagnosis of middle ear cholesteatoma. Auris Nasus Larynx, 38(3): p. 329-34.
111. Tos, Helms, Plester et al (1993), Tos M. Manual of Middle Ear Surgery, Vol. 1. Stuttgart: Georg Thieme-Verlag.  
112. Helms J. (1996), Sanierende und rekonstruktive Operationen an Gehörgang, Mittelohr und Felsenbein. In: Kopf- und Halschirurgie Bd.Stuttgart: Thieme Verlag, 1996: 67–129.
113. Plester  D,  Hildmann  H,  Steinbach  E. (1989),  Atlas  der  Ohrchirurgie. Stuttgart: Kohlhammer. 
114. Jahnke  K,  Khatib M,  Rau U. (1985), Langzeitergebnisse  nach  Choles- teatomchirurgie. Lar Rhinol Otol; 64: 238–242.
115. Jahnke K. (1987), Fortschritte der Mikrochirurgie des Mittelohres. HNO 1987; 35: 1–13.
116. Steinbach E. (1991), Zur Einlage eines Tubenimplantates bei Belüftungsstörungen des Mittelohres. Arch Otorhinolaryngol; Suppl. II: 271–272. 
117. Lieberum B, Jahnke K. (1996), Der goldene Tubendraht zur  temporären oder permanenten Implantation. HNO; 44: 140-142.
118. Lê Văn Khảng (2006), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của viêm tai giữa mạn có cholesteatoma. Luận văn thạc sỹ y học, 2006. trường Đại học Y Hà Nội.
119. Võ Tấn (1991), Bệnh về tai. Tai Mũi họng thực hành tập II, 1991. Nhà xuất bản Y học Hà Nội: p. Tr. 5 – 16.
120. Abramson, M., H. Moriyama, and C.C. Huang (1984), Pathogenic factors in bone resorption in cholesteatoma. Acta Otolaryngol, 1984. 97(5-6): p. 437-42.
121. Nguyễn Trường Sơn (2008), Biến chứng nội sọ do tai; liệt thần kinh VII do tai. Tai Mũi họng nhập môn, 2008. Nhà xuất bản Y Học: 
p. Tr. 157 – 163.
122. Ngô Ngọc Liễn (1996), Cholesteatoma. Giản yếu Tai Mũi Họng, tập 1 tai xương chũm, 1996. Nhà xuất bản y học: p. Tr. 102 – 108.
123. McDonald, T.J., D.T. Cody, and R.E. Ryan, Jr. (1984), Congenital cholesteatoma of the ear. Ann Otol Rhinol Laryngol, 1984. 93(6 Pt 1): p. 637-40.
124. Zechner, G. (1985), Origin of acquired middle ear cholesteatoma. Laryngol Rhinol Otol (Stuttg), 1985. 64(2): p. 67-72.
125. Akimoto, R., et al. (2000), Acquired and congenital cholesteatoma: determination of tumor necrosis factor-alpha, intercellular adhesion molecule-1, interleukin-1-alpha and lymphocyte functional antigen-1 in the inflammatory process. ORL J Otorhinolaryngol Relat Spec, 2000. 62(5): p. 257-65.
126. Nguyễn Tấn Phong (2000), Một giả thuyết về Cholesteatoma. Tạp chí thông tin y dược, 2000(10): p. Tr. 30-33.
127. Cao Minh Thành (2001) , Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm tai giữa mạn có tổn thương xương con tại viện Tai mũi Họng TW. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
128. McDonald, T.J., D.T. Cody, and R.E. Ryan, Jr., Congenital cholesteatoma of the ear. Ann Otol Rhinol Laryngol, 1984. 93(6 Pt 1): p. 637-40.
129. Zechner, G., [Origin of acquired middle ear cholesteatoma]. Laryngol Rhinol Otol (Stuttg), 1985. 64(2): p. 67-72.
130. Mohsen, A.M. and Y.M. El-Kashif., The role of high resolution computed tomography (HRCT) in evaluation of cholesteatoma, radiosurgical correlation. EL-MINIA MED., BULL., VOL. 16, NO. 1, JAN., 2005, 2005.
131. Nguyễn Quang Tú, N.T.N.D., Nguyễn Thành lợi, Khảo sát tương quan hình ảnh Schuller, CT scan với bệnh tích trong phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính Cholesteatoma. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2009(13): p. Tr. 194-200.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment