Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương não và đánh giá tiến triển sau giai đoạn cấp của bệnh đột quỵ chảy máu ở trẻ trên 1 tuổi

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương não và đánh giá tiến triển sau giai đoạn cấp của bệnh đột quỵ chảy máu ở trẻ trên 1 tuổi

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương não và đánh giá tiến triển sau giai đoạn cấp của bệnh đột quỵ chảy máu ở trẻ trên 1 tuổi.Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở người lớn. Di chứng nặng và nhẹ chiếm khoảng 50%, chết 25%, sống làm việc lại bình thường 26% [1]. Ở trẻ em, đột quỵ não là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với tỷ lệ mắc khoảng 2-3/100.000 trẻ [2],[3]. Trong đó, gần một nửa số trẻ em đột quỵ là chảy máu não. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương hàng năm có đến 150-200 trẻ em bị chảy máu não, đứng thứ 15 các bệnh nhập viện, tỷ lệ tử vong khoảng 7,5% (1994).
Các nghiên cứu cho thấy đột quỵ chảy máu não ở trẻ em không chỉ có sự khác biệt so với người lớn về yếu tố nguy cơ, tiến triển lâm sàng và vị trí tổn thương về giải phẫu mà còn khác nhau tùy theo từng lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh chảy máu não liên quan đến chấn thương sản khoa, ngạt sơ sinh, thể tạng sơ sinh non tháng. Ở trẻ bú mẹ liên quan đến các rối loạn đông máu do giảm tỷ lệ prothrombin. Ở trẻ trên 1 tuổi nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vỡ dị dạng mạch. Theo báo cáo của Nguyễn Thị Thanh Hương trong số 89 trẻ chảy máu nội sọ tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 1997-2001 thì tuổi trung bình chảy máu não là 10-15 tuổi, nguyên nhân do vỡ dị dạng mạch máu chiếm 74,28% [4].

Triệu chứng lâm sàng của đột quỵ chảy máu não thường xuất hiện đột ngột. Khởi phát thường là đau đầu, nôn, rối loạn ý thức (có thể hôn mê). Sau đó liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn cơ tròn…
Chẩn đoán đột quỵ chảy máu não và nguyên nhân chảy máu não ở trẻ trên 1 tuổi chủ yếu dựa vào chẩn đoán hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện nay được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh này bao gồm chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch và chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) sọ não. Mục đích cuối cùng là để đánh giá mức độ và phân loại tổn thương, tìm nguyên nhân để có định hướng điều trị.
Đột quỵ chảy máu não ở trẻ em là bệnh nặng và thường để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ [5].
  Để điều trị thành công đột quỵ chảy máu não cần sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các chuyên khoa hồi sức cấp cứu, phẫu thuật thần kinh, chẩn đoán hình ảnh.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đột quỵ chảy máu não ở trẻ em: lâm sàng, hình ảnh tổn thương não cũng như việc theo dõi dài hạn bệnh nhân.
Ở Việt Nam, tuy đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này song nghiên cứu về đột quỵ chảy máu não ở trẻ em, nhất là nghiên cứu có tính chất hệ thống và theo dõi dài hạn còn rất ít. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương não và đánh giá tiến triển sau giai đoạn cấp của bệnh đột quỵ chảy máu ở trẻ trên 1 tuổi” với các mục tiêu sau:
1.Đánh giá đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương não của bệnh đột quỵ chảy máu ở trẻ trên 1 tuổi.
2.Đánh giá tiến triển của bệnh sau giai đoạn cấp.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Giải phẫu hệ thống mạch máu não    3
1.1.1. Giải phẫu hệ thống động mạch não    3
1.1.2. Hệ thống tĩnh mạch não và các xoang    6
1.2. Đại cương đột quỵ chảy máu não    7
1.2.1. Khái niệm    7
1.2.2. Nguyên nhân    9
1.2.3. Các loại dị dạng mạch    9
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng    14
1.2.5. Triệu chứng định khu.    16
1.2.6. Các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh trong chảy máu não    17
1.2.7. Chẩn đoán    22
1.2.8. Điều trị    23
1.2.9. Tiến triển và tiên lượng    27
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới.    29
1.3.1. Trên thế giới    29
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước    31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    32
2.1. Đối tượng nghiên cứu    32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    32
2.1.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu    33
2.2. Phương pháp nghiên cứu    34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.    34
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.    34
2.2.3. Thời gian nghiên cứu    34
2.2.4. Cách chọn mẫu    34
2.2.5.    Các bước tiến hành    34
2.2.6.    Phương pháp thu thập số liệu    34
2.2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể    35
2.2.8. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu    39
2.3. Đạo đức nghiên cứu    40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    41
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu    41
3.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi, giới    41
3.1.2. Nhóm tuổi khởi phát    41
3.1.3. Thời gian mắc bệnh    42
3.1.4. Tiền sử bệnh nhân    42
3.2. Đặc điểm lâm sàng của đột quỵ chảy máu não ở trẻ em    43
3.2.1. Đặc điểm khởi phát bệnh    43
3.2.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng khi nhập viện    44
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân đột quỵ chảy máu não    48
3.3.1. Đặc điểm đột quỵ chảy máu não trên phim chụp CLVT hoặc CHT    48
3.3.2. Kết quả chụp mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính đa dãy    51
3.4. Đánh giá kết quả điều trị    55
3.4.1. Phương pháp và kết quả điều trị    55
3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị    57
3.5. Tiến triển sau điều trị    57
3.5.1. Thời gian theo dõi sau điều trị    58
3.5.2. Đặc điểm lâm sàng tại thời điểm tái khám    58
3.5.3. Hình ảnh sọ não.    59
3.5.4. Đặc điểm về chỉ số phát triển tinh thần vận động    61
3.5.5. Tiến triển di chứng liệt    62
3.5.6. Một số đặc điểm bệnh nhân chảy máu não tái phát    63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    64
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu    64
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới    64
4.1.2. Về thời gian mắc bệnh trong năm    65
4.1.3. Tiền sử bệnh tật    65
4.2. Đặc điểm lâm sàng đột quỵ chảy máu não ở trẻ em    66
4.2.1. Đặc điểm khởi phát    66
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng khởi phát bệnh    67
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng    69
4.3.1. Thời điểm chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não.    69
4.3.2. Vị trí chảy máu não.    70
4.3.3. Tổn thương phù não và di lệch đường giữa.    72
4.3.4. Kích thước khối chảy máu    73
4.3.5. Kết quả chụp mạch.    74
4.4. Kết quả điều trị    78
4.4.1. Phương pháp điều trị    78
4.4.2. Kết quả điều trị.    79
4.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị    80
4.5. Theo dõi và tái khám    80
4.5.1. Đặc điểm lâm sàng tái khám    80
4.5.2. Đặc điểm hình ảnh sọ não ở thời điểm tái khám    82
4.5.3. Đặc điểm về chỉ số phát triển tâm thần vận động.    84
4.5.4. Một số đặc điểm trên 3 bệnh nhân chảy máu não tái phát    85
KẾT LUẬN    86
KIẾN NGHỊ    88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương não và đánh giá tiến triển sau giai đoạn cấp của bệnh đột quỵ chảy máu ở trẻ trên 1 tuổi

Bảng 1.1:     Phân độ tổn thương di dạng động tĩnh mạch não theo Spetzler-Martin    13
Bảng 1.2:     Diễn biến lâm sàng của Hunt và Hess    25
Bảng 1.3:     Mức độ di chứng phân chia theo kết quả test Denver II    28
Bảng 3.1.     Phân bố bệnh theo nhóm tuổi khởi phát    41
Bảng 3.2.     Phân bố bệnh theo thời gian trong năm    42
Bảng 3.3.     Đặc điểm tiền sử của bệnh nhân    42
Bảng 3.4.     Thời điểm đột quỵ    43
Bảng 3.5.     Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi được nhập viện tuyến dưới.    44
Bảng 3.6.     Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi nhập bệnh viện Nhi Trung ương    45
Bảng 3.7.     Chẩn đoán của tuyến dưới.    45
Bảng 3.8.     Thang điểm Glasgow ở thời điểm nhập viện    46
Bảng 3.9.     Hội chứng và triệu chứng thần kinh    46
Bảng 3.10.     Các triệu chứng khác    47
Bảng 3.11.     Phân mức độ nặng lâm sàng theo Hunt và Hess    47
Bảng 3.12.     Vị trí chảy máu    48
Bảng 3.13.     Tổn thương phù não và di lệch đường giữa    49
Bảng 3.14.     Kích thước ổ máu tụ (đường kính lớn nhất ổ máu tụ)    49
Bảng 3.15.     Liên quan giữa tình trạng ý thức lúc vào và chảy máu não thất.    50
Bảng 3.16.     Liên quan giữa di lệch đường giữa và mức độ nặng trên lâm sàng    50
Bảng 3.17.     Liên quan giữa kích thước ổ chảy máu và mức độ nặng trên lâm sàng    51
Bảng 3.18.     Thời điểm chụp mạch, MSCT sọ não    51
Bảng 3.19.     Phương pháp thăm dò mạch não    52
Bảng 3.20.     Dị dạng mạch    52
Bảng 3.21.     Vị trí khối dị dạng AVM    53
Bảng 3.22.     Kích thước khối dị dạng    53
Bảng 3.23.     Nguồn động mạch nuôi.    54
Bảng 3.24.     Đặc điểm tĩnh mạch (TM) dẫn lưu    54
Bảng 3.25.     Phân loại AVM theo Spetzler-Martin.    55
Bảng 3.26.     Các phương pháp điều trị được áp dụng    55
Bảng 3.27.     Thời gian điều trị nội trú    56
Bảng 3.28.     Kết quả khi ra viện    56
Bảng 3.29.     Liên quan giữa mức độ nặng, di lệch đường giữa và di chứng liệt    57
Bảng 3.30.     Thời gian theo dõi sau điều trị    58
Bảng 3.31.     Các triệu chứng lâm sàng ở thời điểm tái khám    58
Bảng 3.32.     Đặc điểm di chứng liệt    59
Bảng 3.33.     Đặc điểm hình ảnh sọ não tái khám    59
Bảng 3.34:     Đặc điểm về hình ảnh di chứng não    60
Bảng 3.35.     Kết quả chụp mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính đa dãy    60
Bảng 3.36.     Kết quả thang điểm Denver II    61
Bảng 3.37.     Tiến triển của di chứng liệt vận động sau tái khám    62
Bảng 3.38.     Một số đặc điểm bệnh nhân chảy máu não tái phát.    63


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Cách khởi phát    43
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm các triệu chứng ở thời điểm khởi phát bệnh    44
Biểu đồ 3.3. Thời điểm chụp CLVT sọ não và CHT sọ não    48


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:     Sơ đồ tổng quát của động mạch não    3
Hình 1.2:     Động mạch đốt sống thân nền    5
Hình 1.3:     Đa giác willis    6
Hình 1.4:     Hệ thống tĩnh mạch não    7
Hình 1.5:     Hình ảnh túi phình động mạch trên DSA    14
Hình 1.6:     Hình ảnh chảy máu não nhân bèo trái trên phim chụp cắt lớp vi tính    19
Hình 1.7:     Hình ảnh chụp mạch máu của dị dạng động tĩnh mạch não với kích thước nhỏ và hình ảnh chảy máu não thùy trán phải do vỡ dị dạng động tĩnh mạch não.    22
Hình 4.1.     Hình ảnh chụp CLVT: ổ chảy máu ở thùy đỉnh, chẩm bên phải    71
Hình 4.2.     Hình ảnh CLVT: ổ chảy máu ở đồi thị bao trong bên phải tràn máu não thất hai bên.    71
Hình 4.3.     Hình ảnh chụp CLVT: ổ chảy máu ở thùy thái dương bên phải có đè đẩy đường giữa.    73
Hình 4.4.     Hình ảnh MSCT sọ não và chụp mạch DSA: khối AVM lớn ở vùng đồi thị phải có giả phình.    75
Hình 4.5.     Hình ảnh MRI sọ não: ổ khuyết não (tái khám sau đột quỵ chảy máu não 12 tháng).    83
Hình 4.6.     Hình ảnh MRI sọ não: teo não và khuyết não tái khám sau 1 tháng.    83
Hình 4.7.     Hình ảnh MSCT sọ não: khối dị dạng AVM lớn, ổ tổn thương cũ vùng đồi thị gây đè đẩy đường giữa và gián não thất    84

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment