Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân của một số nhà máy công nghiệp ở Hà Nội

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân của một số nhà máy công nghiệp ở Hà Nội

 

Bênh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và là hậu quả của sự tiếp xúc lâu ngày với các chất và khí độc hại [95], [96]. Quá trình viêm, mất cân bằng của hê thống proteinase, anti-proteinase, sự tấn công của các gốc oxy tự do, làm phá huỷ cấu trúc đường thở cũng như là nhu mô phổi dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp.

Bênh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và nay vẫn đang là một thách thức lớn về sức khoẻ đối với y học toàn cầu, vì tỷ lê mắc cũng như tỷ lê tử vong ngày càng gia tăng, kèm chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế của bênh.

Các nghiên cứu về gánh nặng bênh tật trên toàn cầu (Global burden of disease study) dưới sự bảo trợ của TCYTTG và Ngân hàng thế giới cho thấy, trên thế giới hiên nay có khoảng hơn 600 triệu người mắc BPTNMT. Tỉ lê mắc ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam giới và 7,33/1000 ở nữ giới [95]. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây từ các cuộc điều tra của các quốc gia ở châu Âu cho thấy, tỉ lê mắc vào khoảng 80 – 100/100.000 dân ở những vùng có tỉ lê hút thuốc lá cao. Bênh phổi tắc nghẽn mạn tính đang là gánh nặng bênh tật, là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 12 và dự đoán sẽ vươn lên đứng hàng thứ 5 trong năm 2020 [21], [96].

Tỉ lê tử vong do BPTNMT cũng gia tăng theo thời gian, năm 1990 trên thế giới có khoảng 2,2 triêu người chết vì BPTNMT chiếm 8% tổng số người chết do bênh tật và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong. Năm 2000 có 2,7 triêu người chết vì BPTNMT [88]. Hiên nay BPTNMT đang là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5. TCYTTG dự đoán số người mắc bênh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triêu người chết mỗi năm và đến năm 2020 BPTNMT sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 [46], [96]. Với tính chất tiến triển trầm trọng như vậy BPTNMT đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ và là mục tiêu quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Để có thể ngăn chặn sự diễn tiến của bênh, đòi hỏi các nhà y học phải có hiểu biết toàn diên về bênh, ngoài bênh học thì hiểu biết về gánh nặng bênh tật và các yếu tố nguy cơ gây bênh là rất cần thiết. Trên cơ sở này, đề xuất những giải pháp phòng ngừa, quản lý và điều trị BPTNMT. Thêm nữa công cuộc hiên đại hoá, công nghiệp hoá đất nước đã làm cho ngành công nghiêp phát triển hơn, sự phát triển của ngành công nghiêp đi đôi với tình trạng tăng ô nhiễm môi trường và phát sinh nhiều yếu tố độc hại cho sức khoẻ con người. Trong đó tác động của khói bụi công nghiêp đối với BPTNMT cũng là một vấn đề cần phải quan tâm.

Ở Viêt Nam mặc dù cho đến thời điểm hiên tại chỉ mới có một vài nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT trong cộng đồng, nhưng các nghiên cứu trong bênh viên đã cho thấy tiến triển của BPTNMT ở Viêt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của thế giới [4]. Để góp phần vào cuộc chiến phòng chống căn bênh nguy hiểm này, khoa Hô Hấp bênh viên Bạch Mai dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế bước đầu đã tiến hành một số nghiên cứu về BPTNMT trong cộng đồng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu về BPTNMT ở công nhân của một số ngành công nghiêp. Đó là những đối tượng hút thuốc lá khá phổ biến và tiếp xúc với bụi nghề nghiêp. Chính vì vậy đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân của một số nhà máy công nghiệp ở Hà Nội được tiến hành nhằm mục tiêu:

1. Xác định tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân của 4 nhà máy công nghiệp ở Hà Nội: Thuốc lá Thăng Long, phân lân Văn Điển, Sơn tổng hợp và nhà máy chế tạo máy điện Việt – Hungari, năm 2003 – 2006.

2. Mô tả về đặc điểm lâm sàng, X-quang phổi chuẩn và chức năng thông khí của nhóm công nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .

3. Kiểm định một số yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân của các nhà máy công nghiệp nói trên.

 

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

Chương 1

TỔNG QUAN 3

1.1. Thuật ngữ và định nghĩa 3

1.2. Tinh hình dịch tễ BPTNMT 5

1.2.1. Tinh hình mắc BPTNMT trên thế giới 5

1.2.2. Tinh hình dịch tễ BPTNMT ở Việt Nam 9

1.3. Các yếu tố nguy cơ của BTPNMT 9

1.3.1. Các yếu tố môi trường 10

1.3.2. Các yếu tố cơ điện 15

1.4. Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh học 16

1.4.1. Cơ chế bệnh sinh 16

1.4.2. Sinh lý bệnh học BPTNMT 21

1.5. Lâm sàng – cận lâm sàng – chẩn đoán BPTNMT 23

1.5.1. Biểu hiện lâm sàng của BPTNMT 23

1.5.2. Cận lâm sàng trong BPTNMT 26

1.5.3. Chẩn đoán BPTNMT 31

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.1. Định nghĩa về hút thuốc lá, thuốc lào và cách tính chỉ số bao năm 33

2.1.2. Tiêu chuẩn xác định mắc BPTNMT 34

2.1.3. Tiêu chuẩn xác định mắc BPTNMT giai đoạn nguy cơ 34

2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ 35

2.1.5. Quan trắc môi trường 35

2.1.6. Thời gian nghiên cứu 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36

2.2.2. Lấy mẫu 36

2.2.3. Thiết kế bô câu hỏi 37

2.2.4. Phỏng vấn tại chỗ 38

2.2.5. Khám lâm sàng và đo chức năng thông khí phổi 38

2.2.6. Đánh giá kết quả chức năng thông khí phổi 42

2.3. Xử lý số liệu 44

Chương 3 47

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 47

3.2. Kết quả về tỷ lê mắc BPTNMT ……………..51

3.3. Các triêu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của BPTNMT 56

3.3.1. Các triêu chứng lâm sàng 56

3.3.2. Kết quả chức năng thông khí của đối tượng nghiên cứu và của bênh

nhân mắc BPTNMT 60

3.3.3. Kết quả X- quang phổi 70

3.4. Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với BPTNMT 70

3.4.1. Liên quan giữa tuổi với BPTNMT 70

3.4.2. Liên quan giữa giới tính với BPTNMT 71

3.4.3. Liên quan giữa hút thuốc với BPTNMT 72

3.4.4. Liên quan giữa tiếp xúc với khói bếp và BPTNMT 73

3.4.5. Liên quan giữa tiếp xúc bụi và BPTNMT 74

3.4.6. Liên quan giữa tuổi nghề với BPTNMT 75

Chương 4

BÀN LUẬN 77

4.1. Phương pháp nghiên cứu 77

4.1.1. Phương pháp tiếp cận và tiêu chuẩn chẩn đoán bênh 77

4.1.2. Các bước thực hiên nghiên cứu 80

4.2. Kết quả nghiên cứu về BPTNMT và CNTK 81

4.2.1. Tinh hình mắc BPTNMT 81

4.2.2. Tinh hình mắc các triêu chứng hô hấp 85

4.2.3. Đặc điểm của chức năng thông khí 87

4.2.4. Đặc điểm về X – quang phổi 90

4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ 91

4.3.1. Tuổi và BPTNMT 92

4.3.2. Giới tính và BPTNMT 94

4.3.3. Ảnh hưởng của thuốc lá đến BPTNMT 96

4.3.4. Ảnh hưởng của khói bếp đến BPTNMT 100

4.3.5. Ảnh hưởng của tiếp xúc bụi nghề nghiêp đến BPTNMT 102

KẾT LUẬN 107

KIẾN NGHỊ 109

TÀI LIÊU THAM KHẢQ

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment