Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị u lympho ác tính không Hodgkin thế lan tỏa tế bào B lớn
U lympho ác tính là một nhóm bệnh tăng sinh ác tính của mô lympho. Bệnh phát sinh và phát triển chủ yếu ở hệ thống hạch bạch huyết, đặc biệt là các hạch ngoại vi. Tuy nhiên, do mô lympho phân bố ở khắp cơ thể nên u lympho ác tính cũng có thể phát sinh ở bất cứ cơ quan nào ngoài hệ thống hạch bạch huyết như gan, xương, da, dạ dày, ruột, phổi, não, tinh hoàn. Các đặc điểm trên nói lên tính chất đa dạng và phức tạp của nhóm bệnh này [1], [2], [3].
Theo ghi nhận của tổ chức nghiên cứu ung thư toàn cầu, ở Hoa Kỳ, nam giới có tỷ lệ mắc u lympho ác tính không Hodgkin (ULAKH) chuẩn theo tuổi là 6,5/100.000 dân, ở nữ tỷ lệ là 4,5/100.000 dân. Bệnh đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư. Ở Tây Âu, nam giới có tỷ lệ mắc là 4,6/100.000 dân, ở nữ là 3,1/100.000 dân.
Tại Việt Nam bệnh có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 4,9/100.000 dân, ở nữ tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 2,4/100.000 dân. Bệnh phổ biến, đứng hàng thứ 6 trong số các loại ung thư.
Những năm gần đây, nhờ những hiểu biết về hoá mô miễn dịch, sinh học tế bào và sinh học phân tử đã giúp cho phân loại chính xác hơn các dòng tế bào T, B và các thể mô học mới mà trước đây không phân loại được. Đó là phân loại mô học của Tổ chức Y tế thế giới năm 2001, với rất nhiều típ mô bệnh học mới. ULAKH chia thành 2 nhóm chính: ULAKH tiến triển chậm (Indolent lymphomas) và ULAKH tiến triển nhanh (Aggressive lymphomas) [13].
U lympho tế bào B lớn lan toả (Diffuse Large B – Cell Lymphoma) là phân nhóm mô học phổ biến nhất của u lympho ác tính không Hodgkin, chiếm khoảng 30% trong tổng số bệnh nhân ULAKH [ 11], [13]. Đây là thể bệnh u lympho có độ ác tính cao, nếu không được điều trị thời gian sống chỉ tính bằng tháng.
Theo các nghiên cứu cho thấy nhóm ULAKH thể tiến triển nhanh thì típ u lympho thể lan toả tế bào B lớn (DLBCL) là hay gặp nhất. Theo Nguy ễn Bá Đức nghiên cứu trong 10 năm thì thể lan to ả chiếm tới 83,1% [2]. Theo Lê Đình Roanh nghiên cứu 200 BN thì th ể lan toả tế bào B lớn chiếm 49,8% [5].
Điều trị DLBCL hiện nay là s ự kết hợp giữa hóa tr ị toàn thân và x ạ tr ị tại chỗ. Kết quả điều trị cho giai đoạn khu trú đạt 92% sống thêm 3 năm toàn bộ và 78% sống thêm không b ệnh. Giai đoạn lan tràn sống thêm 3 năm toàn bộ và không bệnh là 84% và 59% [117].
Việc áp dụng phân loại này ở Việt Nam mới thực hiện.Đã có một số công trình nghiên cứu về mô bệnh học của ULAKH. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu đề cập về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ULAKH thể lan toả tế bào B lớn bằng hoá – xạ trị theo phân loại mô học mới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng u lympho ác tính không Hodgkin thể lan toả tế bào B lớn tại bệnh viện K.
2. Đánh giá kết quả điều trị u lympho ác tính không Hodgkin thể lan toả tế bào B lớn bằng hoá chất phác đồ CHOP kết hợp xạ trị gia tốc và phân tích các yếu tố tiên lượng liên quan đến điều trị.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆ U 3
1.1. DỊCH T Ễ HỌ C VÀ CÁC YẾU T Ố NGUY CƠ 3
1.1.1. Dịch tễ học 3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ và bệnh sinh 3
1.2. HẠCH LYMPHO VÀ MÔ BỆNH HỌC ULAKH 6
1.2.1. Tế bào lympho và hạch bạch huyết 6
1.2.1.1. T ế bào lympho 6
1.2.1.2. Nang b ạch huyết – trung tâm sinh s ản của mô bạch huyết 7
1.2.2. Mô bệnh học và hóa mô miễn d ịch ULAKH 9
Phân lo ại mô bệnh học 9
Phân loại công thức thực hành lâm sàng 9
Phân loại của tổ chức Y tế thế giớ i 2001 11
Phân loại mô bệnh học ULAKH 12
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ULAKH THỂ LAN TỎ A T Ế BÀO B
LỚ N 16
1.3.1. Tiền sử bệnh 16
1.3.2. Các triệu chứng lâm sàng 17
1.3.3. Cận lâm sàng 20
1.3.4. Chẩn đoán giai đoạn 30
1.3.5. Các yếu tố tiên lượng 30
1.4. ĐIỀU TRỊ U LYMPHO KHÔNG HODGKIN TẾ BÀO B LỚN
LAN TO Ả 31
1.4.1. Giai đoạn bệnh khu trú 31
1.4.2. Điều trị giai đoạn lan tràn 35
1.4.3. Điều trị cho những trường hợp đặc biệt 35
1.4.4. Những tiến bộ trong điều tr ị hiện nay 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ĐỐI TƯỢ NG NGHIÊN C Ứ U 40
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 40
2.1.2. Tiêu chuẩn lo ại trừ 40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu 41
2.3. NỘ I DUNG NGHIÊN CỨ U 41
2.3.1. Khám lâm sàng 41
2.3.2. Cận lâm sàng 42
2.3.3. U lymphô t ế bào B lớn 43
2.3.4. Chẩn đoán giai đoạn 44
2.3.5. Điều trị hoá chất 45
2.3.6. Xạ tr ị 47
2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TR Ị 48
2.4.1. Kết quả điều trị gần 48
2.4.2. Theo dõi bệnh nhân sau điều trị 50
2.4.3. Đánh giá kết quả xa 50
2.4.4. Một số chỉ tiêu đánh giá 51
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 52
2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU 52
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 55
3.1.1. Tuổi và giới 55
3.1.2. Đặc điểm tổn thương 56
3.1.3. Chỉ số tiên lượng quốc tế 58
3.1.4. Giai đoạn bệnh 59
3.1.5. Thời gian khởi bệnh 60
3.1.6. Triệu chứng toàn thân 61
3.1.7. Tuỷ đồ 62
3.2. KẾT QUẢ 62
3.2.1. Đáp ứng với điều trị 62
3.2.2. Kết quả xa 63
3.2.3. Các yếu tố liên quan tới thờ i gian sống thêm 65
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MU Ố N 84
Chương 4: BÀN LUẬN 87
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 87
4.1.1. Tuổ i và giớ i 87
4.1.2. Vị trí tổn thương 88
4.1.3. Chỉ số tiên lượ ng quốc tế 96
4.1.4. Giai đoạn bệnh 97
4.1.5. Thời gian khởi bệnh 98
4.1.6. Triệu chứng toàn thân 99
4.1.7. Xét nghiệm 100
4.2. ĐIỀU TRỊ 104
4.2.1. Phương pháp điều trị 104
4.2.2. Đáp ứng điều trị 104
4.2.3. Độc tính của hoá chất 108
4.3. KẾT QUẢ XA 111
4.3.1. Thời gian sống thêm 111
4.3.2. Các yếu tố tiên lượng liên quan đến thờ i gian sống thêm 113
KẾT LUẬN 121
KIÉN NGHỊ 123
DANH M ỤC CÁC CÔNG TRÌNH C ỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
TÀI LIỆ U THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích