NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ RUNG NHĨ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ RUNG NHĨ
Võ Hồng Khôi 1,2, Lê Thị Nga1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trên thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và ung thư. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2015), đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) với số lượng bệnh nhân tử vong hàng năm là 150.000 (Health Grove, 2013). Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim kéo dài thường gặp nhất làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và gánh nặng kinh tế xã hội ở bệnh nhân đột quỵ. Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 55 bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ điều trị nội trú tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Kết quả: Nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ có triệu chứng lâm sàng trong thời kỳ toàn phát cũng tương tự như nhồi máu não ở các bệnh nhân khác, triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là liệt nửa người và rối loạn ngôn ngữ (chiếm lần lượt 85,5% và 63,6%). Đa số bệnh nhân có mức độ hồi phục lâm sàng kém (điểm mRS tại thời điểm xuất viện ≥ 3 chiếm 65,5%).
Trên thế giới, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau bệnh lý tim mạch và ung thư, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tàn phế vĩnh viễn ở các nước công nghiệp hóa. Trong các thể đột quỵ,nhồi máu não chiếm 85%, trong đó nguyên nhân thuyên tắc mạch do huyết khối từ tim thường gây ra hậu quả nặng nề hơn cả. Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhấtvới biến chứng là huyết khối động mạch mà biểu hiệnthường gặptrên lâm sàng là nhồi máu não[1], [2]. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Vì vậy,chúngtôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ”.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu. Gồm 55 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não có rung nhĩ điều trị nội trú tạiTrung tâmThần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2020. Tiêu chuẩn lựa chọn. Chọn tất cả bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. -Tiêu chuẩn nhồi máu não:Lâm sàng: Đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán tai biến mach máu não của Tổ chức y tế thế giới 1989. Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cộng hưởng từ sọ não có hình ảnh tổn thương tăng tín hiệu trên T2W và FLAIR, hạn chế khuếch tán trên DWI.-Tiêu chuẩn chẩn đoán rung nhĩ:Có ít nhất 1 điện tâm đồ trong lúc nằm viện có hình ảnh rung nhĩ, không phân biệt loại rung nhĩ.Tiêu chuẩn loại trừ:Bệnh nhân nhồi máu não do huyết khối tĩnh mạch não, có các khiếm khuyết chức năng nặng trước khởi phát bệnh, có các bệnh nặng kèm theo ảnh hưởng đến kết cục, bệnh nhân và người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu.Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: Theo chương trình SPSS 20.0III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu1.1. Giới tính 56,4%43,6%NữNamBiểu đồ 1.Phân bố bệnh nhân theo giới tínhNhận xét:Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nữ nhiều hơn namvới tỷ lệ nữ/nam là 1,27.1.2.TuổiBảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổiNhóm tuổiSố bệnh nhânTỷ lệ%< 651221,865-741527,3≥ 752850,9Tổng55100M ± SD72,64 ± 11,91Nhận xét:độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 72,64 ± 11,91. Trong đó, đa sốbệnh nhân nằm trong nhóm ≥ 75 tuổi (28 bệnh nhân).2. Đặc điểm lâm sàng thần kinhBảng 2. Tỷ lệ các dấu hiệu lâm sàng chínhĐặc điểm lâm sàngSố lượng bệnh nhânTỷ lệ%Rối loạn ý thức2850,9Đau đầu2036,4Chóng mặt1018,2Liệt nửa người4785,5Rối loạn cảm giác1425,5Rối loạn cơ tròn1832,7Rối loạn nuốt3156,4Rối loạn ngôn ngữ3563,6Nhận xét:chứng lâm sàng thường gặp nhất là liệt nửa người và rối loạn ngôn ngữ, lần lượt chiếm 85,5% và 63,6%. Triệu chứng ít gặp nhất là chóng mặt, chỉcó 18,2% bệnh nhân biểu hiện dấu hiệu này. Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo thang điểm NIHSS
Nguồn: https://luanvanyhoc.com