Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt Amiđan tại Huế
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt Amiđan tại Huế.Amiđan là tên gọi chung của một số tổ chức Lymphô nằm ở vị trí ngã tư giữa đường thở và đường ăn. Loại viêm Amiđan được chú ý trong lâm sàng là Amiđan khẩu cái. Viêm Amiđan là một bệnh thông thường nhưng vẫn là một vấn đề thời sự trong ngành Tai Mũi Họng. Viêm Amiđan không chỉ là một bệnh tại chỗ mà còn gây các biến chứng gần như viêm mủ ápxe quanh Amiđan, abces Amiđan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang và các biến chứng xa như tim, thận, khớp. Bệnh còn khá phổ biến ở nước ta, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và kinh tế. Chi phí hàng năm cho việc cắt Amiđan rất tốn kém. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức nhưng theo số liệu ở Mỹ cho thấy chi phí cho việc cắt Amiđan lên đến nửa tỷ đô la hàng năm. [5]
Có nhiều phương pháp điều trị viêm Amiđan khẩu cái, đặc biệt là phương pháp phẩu thuật cắt bỏ khi sự viêm nhiễm tái diễn nhiều lần tại tổ chức này để tránh những biến chứng toàn thân khác. Phương pháp điều trị phẫu thuật cắt bỏ Amiđan vẫn được xem là phương pháp có hiệu quả triệt để, đồng thời ít tốn kém [2]. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa hoàn toàn thống nhất về chỉ định và lợi ích của cắt Amiđan cũng như hiểu biết đầy đủ về sự tham gia đáp ứng miễn dịch của tế bào lympho trong hệ mô Amiđan ngay cửa ngõ cơ thể.
Kể từ khi Aulus Cornelius Celsus, một bác sĩ kiêm nhà văn La Mã, là người đầu tiên mô tả phẫu thuật lấy Amiđan bằng cách nạo chung quanh chúng và dùng ngón tay giật ra vào những năm 30 sau Công Nguyên, kỹ thuật cắt Amiđan không ngừng thay đổi và hòan thiện. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học đã có nhiều phương tiện sử dụng mới được sử dụng trong phẫu thuật cắt Amiđan như dùng dao điện đơn cực và lưỡng cực, bằng dao siêu âm, Microdebrider, Coblation và Laser. [7]
Dù đã thực hiện được từ rất lâu, cắt Amiđan hiện nay vẫn là phẫu thuật thường xảy ra nhiều biến chứng, trong đó biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của cắt Amiđan là chảy máu với tỷ lệ dao động từ 1 – 10%, tỷ lệ tử vong dao động từ 0,001 – 0,006% [14]. Có nhiều phương pháp cắt Amiđan đang được các bệnh viện thực hiện là: cắt Amiđan bằng dao; cắt bằng kéo và thòng lọng; cắt bằng dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực và cắt bằng máy Coblator. Phương pháp cổ điển là dùng dao, kéo và thòng lọng, nhưng cách này có nhược điểm là gây mất nhiều máu. Với phương pháp mổ bóc tách cổ điển và cắt đốt bằng dao điện, bệnh nhân thường bị đau, thời gian hồi phục kéo dài và chịu những biến chứng như chảy máu, sưng, phù nề…Ngoài ra, cắt Amiđan có thể gây biến chứng tử vong cho bệnh nhân do nhiều nguyên nhân khác như: tai biến gây mê; cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm máu được); bệnh nhân có rối loạn đông máu. [13] [17]
Xác định các yếu tố có liên quan đến biến chứng sau cắt Amiđan để nhằm hạn chế biến chứng, phòng ngừa tai biến cho bệnh nhân và chọn lựa phương án xử trí sau cắt Amiđan có biến chứng hiệu quả nhất là mối quan tâm hàng đầu của phẫu thuật viên Tai Mũi Họng
Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí các biến chứng sau cắt Amiđan tại Huế” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của các biến chứng sau cắt Amiđan.
2. Đánh giá kết quả xử trí các biến chứng sau cắt Amiđan.
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.2. Cấu trúc và chức năng của Amiđan khẩu cái 5
1.3. Bệnh học của viêm Amiđan 12
1.4. Cận lâm sàng 15
1.5. Phẫu thuật cắt Amiđan 15
1.6. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng 19
1.7. Các phương pháp cắt Amiđan hiện đại 19
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 37
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 37
3.2. Đặc điểm lâm sàng của các biến chứng sau cắt Amiđan 40
3.3. Đánh giá kết quả xử trí các biến chứng sau cắt Amiđan 58
Chương 4: Bàn luận 60
4.1. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng sau phẫu thuật 60
4.2. Đặc điểm lâm sàng của các biến chứng sau cắt Amiđan 64
4.3. Kết quả các phương pháp xử trí biến chứng sau cắt Amiđan 82
Kết luận 85
Kiến nghị 87
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1. Phân bố theo tuổi 37
3.2. Phân bố theo nghề nghiệp 38
3.3. Phân bố theo mùa 39
3.4. Phân bố theo địa dư 40
3.5. Biến chứng chung sau cắt Amiđan (n=38) 40
3.6. Lý do bệnh nhân khám và cấp cứu sau cắt Amiđan 41
3.7. Thời gian từ khi cắt Amiđan đến khi xảy ra biến chứng 41
3.8. Triệu chứng biểu hiện toàn thân 42
3.9. Triệu chứng cơ năng 43
3.10. Triệu chứng thực thể (n=38) 43
3.11. Số lượng hồng cầu (đếm theo máy phân tích tế bào Cell Dyn 17.000) 44
3.12. Số lượng bạch cầu (đếm theo máy phân tích tế bào Cell Dyn 17.000) 45
3.13. Số lượng Hb, Hct, tiểu cầu (đếm theo máy phân tích tế bào Cell Dyn 17.000) 46
3.14. Phương pháp vô cảm đã sử dụng để cắt Amiđan 47
3.15. Hoàn cảnh xuất hiện chảy máu 48
3.16. Tính chất tái phát 49
3.17. Mức độ chảy máu sau cắt Amiđan 49
3.18. Vị trí chảy máu 50
3.19. Liên quan giữa phương pháp cắt và thời gian xuất hiện chảy máu 51
3.20. Mức độ chảy máu theo phương pháp cắt Amiđan 53
3.21. Các nguyên nhân gây nguy cơ chảy máu sau cắt Amiđan 54
3.22. Liên quan giữa phương pháp cắt và nguyên nhân chảy máu 55
3.23. Mức độ chảy máu theo điểm chảy 56
3.24. Hiệu quả chung của điều trị ngoại khoa 58
3.25. Kết quả cầm máu thành công của các phương pháp theo mức độ chảy máu 58
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Trang
3.1. Phân bố theo tuổi 37
3.2. Phân bố theo giới 38
3.3. Phân bố theo nghề nghiệp 38
3.4. Phân bố theo mùa 39
3.5. Phân bố theo địa dư 40
3.6. Thời gian xảy ra biến chứng sau cắt Amiđan 41
3.7. Dấu hiệu thực thể 44
3.8. Số lượng hồng cầu 45
3.9. Số lượng bạch cầu 46
3.10. Số lượng Hb, Hct, tiểu cầu 47
3.11. Hoàn cảnh xuất hiện 48
3.12. Tính chất tái phát chảy máu 49
3.13. Mức độ chảy máu 50
3.14. Vị trí chảy máu 51
3.15. Phương pháp cắt và thời gian chảy máu 52
3.16. Phương pháp cắt và mức độ chảy máu 53
3.17. Nguyên nhân gây nguy cơ chảy máu 54
3.18. Phương pháp cắt và nguyên nhân 55
3.19. Mức độ chảy máu theo điểm chảy 57
3.20. Mức độ thành công của các phương pháp xử trí 59