Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và thực trạng điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Viện Sức khoẻ Tâm thần

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và thực trạng điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Viện Sức khoẻ Tâm thần

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và thực trạng điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Viện Sức khoẻ Tâm thần.Trầm cảm là trạng thái bệnh lý phổ biến trong lĩnh vực tâm thần học, đặc trưng bởi sự ức chế toàn bộ các mặt hoạt động tâm thần. Trên lâm sàng, trầm cảm có thể xuất hiện trong rối loạn cảm xúc và các rối loạn tâm thần khác (các rối loạn liên quan đến stress, rối loạn khí sắc thực tổn, rối loạn liên quan tới dùng chất…). Trong các rối loạn cảm xúc nội sinh, trầm cảm trongrối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Việc chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực dễ dàng hơn khi bệnh nhân đã có tiền sử xuất hiện những giai đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ. Tuy nhiên, dù đặc trưng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực I là những giai đoạn hưng cảm, nhưng vẫncó tới 51,6% bệnh nhân có biểu hiện những giai đoạn đầu tiên là những giai đoạn trầm cảm [1], và việc chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực II càng khó khăn khi khó nhận diện những giai đoạn hưng cảm nhẹ.Vấn đề nhận diện sớm rối loạn cảm xúc lưỡng cực từ những giai đoạn trầm cảmban đầulà một thách thức với các nhà lâm sàng. Do những nét tương đồng triệu chứng với trầm cảm trong bệnh lý khác, dẫn đến chậm trễ khi quyết định sử dụng thuốc chỉnh khí sắc trong điều trị và ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh.Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm đơn thuần ở bệnh nhân trầm cảm lưỡng cực không chỉ gây những hậu quả như làm tăng các giai đoạn rối loạn cảm xúc, các trạng thái hỗn hợp, gây trạng thái hưng cảm, tự sát, tăng số ngày mất chức năng ởbệnh nhân trầm cảm lưỡng cực… mà còn làm tăng chi phí điều trị trực tiếp lẫn gián tiếp cho gia đình và xã hội.
So với các giai đoạn hưng cảm hay hưng cảm nhẹ, các giai đoạn trầm cảm ảnh hưởng lớn hơn, đáng kể hơn tới các chức năng cá nhân, nghề nghiệp, xã hội; sự suy giảm các chức năng này có tương quan rõ rệt với mức độ nặng của trầm cảm [2],[3]. Mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân sớm thuyên giảmbệnh, ngăn ngừa xuất hiện các trạng thái cảm xúc khác, nâng cao hiểu biết của bệnh nhân và gia đình để tăng cường sự tuân thủ điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Trước đây, do sự thiếu hiểu biết về bệnh lý, thiếu các phương tiện điều trị phù hợp, việc điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây với sự tiến bộ trong công nghiệp dược phẩm, tâm lý trị liệu, cách thức quản lý, cũng như những hướng dẫn điều trị luôn được cập nhật với các bằng chứng khách quan, việc điều trị đã có những thay đổi phù hợp hơn.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhằm hỗ trợ chẩn đoán sớm. Đồng thời có những nghiên cứu đánh giá về điều trị, quản lý trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế và chưa đầy đủ. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và thực trạng điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Viện Sức khoẻ Tâm thần” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
2. Đánh giá thực trạng điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Mười mục tiêu can thiệp quan trọng đối với RLCXLC 28
Bảng 1.2. Mục tiêu của các phương pháp điều trị đối với RLCXLC 30
Bảng 1.3. So sánh các hướng dẫn điều trị trầm cảm lưỡng cực cấp 31
Bảng 1.4. Hướng dẫn điều trị rối loạn cảm xúc và lo âu của Canada 32
Bảng 1.5. So sánh các hướng dẫn cho điều trị duy trì 35
Bảng 2.1. Các tiêu chuẩn đáp ứng và diễn biến bệnh 47
Bảng 2.2. Chỉ số hiệu quả trên thang CGI 48
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi 58
Bảng 3.2. Đặc điểm cư trú, tôn giáo, hôn nhân, kinh tế gia đình 59
Bảng 3.3. Đặc điểm học vấn, nghề nghiệp 60
Bảng 3.4. Đặc điểm tuổi khởi phát 62
Bảng 3.5. Đặc điểm giai đoạn bệnh đầu tiên 62
Bảng 3.6. Đặc điểm số giai đoạn bệnh trước vào viện 63
Bảng 3.7. Thời gian kéo dài các giai đoạn trầm cảm trước vào viện 64
Bảng 3.8. Các triệu chứng thời kì khởi phát 67
Bảng 3.9. Cách thức xuất hiện các triệu chứng thời kì khởi phát 68
Bảng 3.10. Các triệu chứng đặc trưng thời kì toàn phát 69
Bảng 3.11. Các triệu chứng phổ biến thời kì toàn phát 70
Bảng 3.12. Các triệu chứng cơ thể thời kì toàn phát 71
Bảng 3.13. Ý tưởng, toan tự sát 73
Bảng 3.14. Các triệu chứng của trầm cảm không điển hình 73
Bảng 3.15. Các triệu chứng hưng cảm trong trạng thái trầm cảm hỗn hợp 74
Bảng 3.16. Các triệu chứng lo âu 75
Bảng 3.17. Các cơn tức giận, dễ bị kích thích 76
Bảng 3.18. Số ngày điều trị theo thể bệnh 79
Bảng 3.19. Đặc điểm sử dụng phối hợp thuốc 80
Bảng 3.20. Đặc điểm sử dụng thuốc chỉnh khí sắc 80
Bảng 3.21. Đặc điểm sử dụng thuốc an thần kinh 81
Bảng 3.22. Đặc điểm sử dụng thuốc chống trầm cảm 82
Bảng 3.23. Đặc điểm các tác dụng không mong muốn 83
Bảng 3.24. Trên thang điểm CGI 86
Bảng 3.25. Trên thang BECK 86
Bảng 3.26. Chức năng cá nhân, nghề nghiệp, xã hội sau 12 tháng 89
Bảng 3.27. Một số yếu tố liên quan đến sự tái phát, tái diễn sau 12 tháng điều trị 90
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ tái phát, tái diễn của chúng tôi với một số tác giả 136

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm tiền sử gia đình mắc rối loạn tâm thần nội sinh 61
Biểu đồ 3.2. Xuất hiện giai đoạn trầm cảm trong 4 tuần sau sinh 64
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm tiền sử sử dụng chất 65
Biểu đồ 3.4. Một số yếu tố liên quan tới khởi phát giai đoạn bệnh hiện tại 65
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm thể bệnh theo ICD-10 66
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm mức độ bệnh lý theo thang BECK 66
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm phân loại thể bệnh theo DSM-5 67
Biểu đồ 3.8. Biểu hiện loạn thần 72
Biểu đồ 3.9. Xuất hiện trạng thái hưng cảm, hưng cảm nhẹ sau bắt đầu điều trị 76
Biểu đồ 3.10. Xuất hiện trạng thái trầm cảm hỗn hợp sau bắt đầu điều trị 77
Biểu đồ 3.11. Xuất hiện ý tưởng, hành vi tự sát sau bắt đầu điều trị 77
Biểu đồ 3.12. Dung nạp điều trị 78
Biểu đồ 3.13. Thuyên giảm các triệu chứng đặc trưng 84
Biểu đồ 3.14. Thuyên giảm các triệu chứng phổ biến 84
Biểu đồ 3.15. Thuyên giảm các triệu chứng cơ thể 85
Biểu đồ 3.16. Đặc điểm tuân thủ điều trị 87
Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ trầm cảm mắc phải tích lũy trong 12 tháng 87
Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ hưng cảm nhẹ mắc phải tích lũy trong 12 tháng 88
Biểu đồ 3.19. Tỷ lệ hưng cảm mắc phải tích lũy trong 12 tháng 88


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình sinh bệnh học trầm cảm của Akiskal và Mckinney 6
Hình 1.2: Phân bố của rối loạn cảm xúc 16
Hình 1.3: Quản lý trầm cảm lưỡng cực giai đoạn cấp tính 33
Hình 2.1: Các bước thu thập số liệu………………………………………55

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. TRẦM CẢM VÀ RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC 3
1.1.1. Khái niệm về trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực 3
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu, tên gọi, định nghĩa và phân loại rối loạn cảm xúc lưỡng cực 3
1.1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh rối loạn cảm xúc lưỡng cực 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM TRẦM CẢM TRONG RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC 11
1.2.1. Đặc điểm chung của trầm cảm 11
1.2.2. Những đặc điểm trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực 15
1.3. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM TRONG RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC 25
1.3.1. Nguyên tắc điều trị 25
1.3.2. Các lựa chọn điều trị 30
1.3.3. Tái diễn giai đoạn bệnh và sự phục hồi chức năng 36
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 39
1.4.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực 39
1.4.2. Nghiên cứu về thực trạng điều trị trầm cảm 42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 44
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 44
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 45
2.2.4. Các công cụ nghiên cứu 45
2.2.5. Các biến số nghiên cứu 48
2.2.6. Cách thức thu thập số liệu 53
2.2.7. Xử lý số liệu, bàn luận kết luận và công bố khoa học 55
2.3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 56
2.4. CÁC SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 56
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 58
3.1.1. Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi tại thời điểm nghiên cứu 58
3.1.2. Đặc điểm về nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, trình độ học vấn 59
3.1.3. Đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp 60
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM TRONG RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC 61
3.2.1. Đặc điểm tiền sử rối loạn/ bệnh 61
3.2.2. Đặc điểm trầm cảm ở bệnh nhân nghiên cứu 65
3.2.3. Đặc điểm đáp ứng điều trị 76
3.3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM TRONG RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC 79
3.3.1. Đặc điểm số ngày điều trị theo thể bệnh 79
3.3.2. Đặc điểm sử dụng thuốc 80
3.3.3. Đặc điểm sự thuyên giảm các triệu chứng 84
3.3.4. Đặc điểm tình trạng bệnh lúc ra viện 86
3.3.5. Sự tuân thủ điều trị 87
3.3.6. Sự tái diễn, tái phát sau 12 tháng theo dõi 87
3.3.7. Chức năng cá nhân, nghề nghiệp, xã hội sau 12 tháng theo dõi 89
3.3.8. Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sự tái phát, tái diễn rối loạn cảm xúc lưỡng cực sau 12 tháng theo dõi điều trị 90
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 92
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 92
4.1.1. Đặc điểm giới tính, tuổi bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu 92
4.1.2. Đặc điểm về nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, trình độ học vấn 93
4.1.3. Đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp 94
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM TRONG RLCXLC 95
4.2.1. Đặc điểm tiền sử rối loạn bệnh 95
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực 102
4.3. THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM TRONG RLCXLC 125
4.3.1. Đặc điểm số ngày điều trị theo thể bệnh 125
4.3.2. Đặc điểm sử dụng thuốc 126
4.3.3. Đặc điểm thuyên giảm các triệu chứng 130
4.3.4. Đặc điểm tình trạng bệnh lúc ra viện 134
4.3.5. Đặc điểm sự tuân thủ sau 12 tháng theo dõi 135
4.3.6. Sự tái diễn, tái phát sau 12 tháng theo dõi 136
4.3.7. Chức năng cá nhân, nghề nghiệp, xã hội sau 1 năm theo dõi 137
4.3.8. Một số yếu tố liên quan tới tái phát, tái diễn giai đoạn bệnh 138
4.4. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 140
4.4.1. Các tiến bộ 140
4.4.2. Các hạn chế 141
KẾT LUẬN 142
KIẾN NGHỊ 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment