NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC BÀN CHÂN NỮ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI HƯNG YÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC BÀN CHÂN NỮ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI HƯNG YÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC BÀN CHÂN NỮ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI HƯNG YÊN
Cao Thị Kiên Chung1,2, Bùi Văn Huấn1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 tại Hưng Yên, làm cơ sở xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân, cỡ số phom giầy riêng cho BN. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp đo, chụp ảnh và phỏng vấn trực tiếp, thống kê, phân tích và so sánh kích thước bàn chân của 412 nữ BN ĐTĐ (nhóm bệnh) tuổi từ 35 – 65 với bàn chân phụ nữ bình thường (nhóm chứng). Kết quả: Thời gian mắc bệnh trung bình: 3,9 năm. 84,9% BN ở độ tuổi từ 50 – 65. 51,2% BN có bàn chân bị tổn thương, trong đó bàn chân bị đau và sưng khớp ngón: 22,1%, loét: 5,8%, khô, nứt da: 17% và chai chân: 17%. Hầu hết có sự khác biệt giữa kích thước vòng bàn chân của các nhóm bị tổn thương khác nhau và kích thước vòng bàn chân của phụ nữ khỏe mạnh. Kết luận: Kích thước chiều dài bàn chân của nhóm bệnh và nhóm chứng không khác biệt; kích thước chiều cao, chiều rộng và vòng bàn chân của 2 nhóm có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt là rộng khớp ngón trong, vòng khớp ngón (225 ± 9,4 mm so với 217,2 ± 10,4 mm; p < 0,05). Do vậy, cần xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân (hay hệ thống cỡ số phom giầy riêng) cho BN.

Đau bàn chân, biến đổi ngoài da,chai chân, biến dạng bàn chân, loét chân, cắt cụt chân là những biến chứng thường gặp ở BN ĐTĐ [5]. Tỷ lệ biến dạng khớp ngón chân cái chiếm 49,4%, đầu xương bàn chân chiếm 24% và việc vận động các khớp bị hạn chế [5]. Tại Việt Nam, nghiên cứu [2] thực hiện trên 58 BN namvà 36 BN nữ về nguyên nhân ngoại sinh gây loét bàn chân thấy: 56,38% BN không phát hiện được nguyên nhân gây tổn thương loét. Những nguyên nhân gây loét thường gặp là chai chân: 17,02%, bỏng: 7,45% và giẫm phải dị vật: 9,57%. Những nguyên nhân ít gặp là loét do ngã: 4,26%, giầy dép chật: 3,19%, cắt móng chân: 2,13%. Một công trình nghiên cứu khác [4] thực hiện trên 90 BN ĐTĐ (6 nữ, 84 nam) đưa ra kết quả 1 BN (1%) bị loét bàn chân do ĐTĐ, chai chân gặp ở 3 BN (3,3%) và 6 BN (6,7%) bàn chân có biến đổi ngoài da, 80 BN (89%) không có biến chứng tổn thương bàn chân. Tại Việt Nam, hiện chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ BN ĐTĐ.
Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm: Đánh giá đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ BN ĐTĐ, từ đó xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân và cỡ số giầy riêng cho BN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC BÀN CHÂN NỮ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI HƯNG YÊN

Leave a Comment