NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC, CÁC TÝP cagA, vacA CỦA HELICOBACTER PYLORI VÀ TÍNH ĐA HÌNH CỦA IL-1β, IL-1RN, IL-8, TNF-α Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC, CÁC TÝP cagA, vacA CỦA HELICOBACTER PYLORI VÀ TÍNH ĐA HÌNH CỦA IL-1β, IL-1RN, IL-8, TNF-α Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY.Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh lý ung thư phổ biến của đường tiêu hóa và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 cho cả 2 giới [29],[41],[104]. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2012, có khoảng 951.000 trường hợp UTDD mới được chẩn đoán và tử vong do UTDD là723.000 người [29],[41].
Ngày nay, dựa trên các nghiên cứu về sinh học phân tử, người ta đã đưa ra 3 yếu tố chính gây UTDD, bao gồm: yếu tố môi trường, yếu tố vật chủ và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) [34]. Năm 1983, Warren R và Marshall B, đã phát hiện ra vi khuẩn H. pylori, một loại xoắn khuẩn Gram âm sống trong niêm mạc dạ dày người. Các nghiên cứu sau này đã xác nhận H. pylori là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn (VDDM), loét dạ dày-tá tràng, UTDD và u lympho MALT (mucosaassociated lymphoid tissue) ở dạ dày [29],[34],[86]. Năm 1994, Tổ chức Y tế thế giới đã xếp H. pylori là tác nhân gây ung thư nhóm I ở người [34],[120],[123]. Tuy nhiên, quá trình gây bệnh của H. pylori phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó 2 yếu tố độc lực của H. pylori đóng vai trò quan trọng nhất là: Kháng nguyên gây độc tế bào A (Cytotoxin associated antigen A: CagA) và độc tố gây không bào A (Vacuolating cytotoxin A: VacA). CagA là một trong các yếu tố độc lực của vi khuẩn H. pylori được nghiên cứu nhiều nhất. cagA được chia thành hai týp: cagA týp Phương Tây và cagA týp Đông Á [126]. Người nhiễm H. pylori có mang gene cagA týp Đông Á có nguy cơ bị UTDD cao hơn so với người mang gene cagA týp Phương Tây. VacA là một yếu tố độc lực khác của H. pylori cũng được nghiên cứu khá rộng rãi. Độc lực của gene vacA phụ thuộc vào cấu trúc gene thông qua vùng tín hiệu (signal: s), gồm: s1, s2 và vùng giữa (middle: m) gồm: m1, m2. Nhiều nghiên cứu cho thấy gene vacA s1m1 có độc tố cao nhất, 2 kế đến là vacA s1m2 và vacA s2m2 không mang độc lực. Người nhiễm H. pylori có mang gene vacA s1 hoặc vacA m1 thì có nguy cơ bị loét DDTT và UTDD cao hơn so với người mang gene vacA s2 hoặc vacA m2 [112].
Việt Nam thuộc khu vực nguy cơ ung thư dạ dày trung bình cao, với tỷ lệ mắc mới chuẩn hóa theo tuổi là 21,8 ở nam và 10,0 ở nữ trên 100.000 dân [43]. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ… nhưng tỷ lệmắc UTDD lại thấp hơn khoảng 3 lần so với các nước này [43] và hiện tượng này được xem là “một bí ẩn châu Á hay nghịch lý châu Á”. Điều đó cho thấy rằng có thể yếu tố độc lực của H. pylori đóng vai trò quan trọng, liên quan đến tỷ lệ mắc UTDD khác nhau ở các vùng và các quốc gia khác nhau[43],[87].
Bên cạnh yếu tố H. pylori, nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đếnyếu tố vật chủ trong UTDD. Các yếu tố vật chủ bao gồm các Interleukin,trong đó có IL-1 (IL-1β, IL-1RN), IL-8, TNF- α đóng vai trò quan trọng, liên quan đến sự hình thành UTDD [34]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về yếu tốvật chủ trong UTDD chưa được đề cập đến. Từ đó chúng tôi muốn thực hiệnđề tài này với mục tiêu nghiên cứu:
1. Khảo sát đặc điểm nội soi, mô bệnh học, tỷ lệ nhiễm H. pylori, tỷ lệ cagA,vacA ở bệnh nhân ung thư dạ dày.
2. Khảo sát tính đa hình của IL-1β, IL-1RN, IL-8 và TNF-α ở bệnh nhân ungthư dạ dày.
3. Phân tích mối liên quan giữa tính đa hình của IL- 1β, IL-1RN, IL-8, TNF-α với tỷ lệ nhiễm H. pylori, các týp cagA, vacA và mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư dạ dày
MỤC LỤC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC, CÁC TÝP cagA, vacA CỦA HELICOBACTER PYLORI VÀ TÍNH ĐA HÌNH CỦA IL-1β, IL-1RN, IL-8, TNF-α Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………………….. 3
1.1. Dịch tể học ung thư dạ dày …………………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và chiều hướng thay đổi hiện nay của UTDD…………. …. 3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng lên dịch tể của UTDD. ………………………………………………….. 4
1.2. Các yếu tố nguy cơ của UTDD …………………………………………………………………………… 5
1.2.1. Các yếu tố môi trường……………………………………………………………………………………… 5
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến vật chủ ………………………………………………………… 7
1.3. Đặc điểm tổ thương đại thể của ung thư dạ dày trên nội soi ………………………………… 8
1.3.1. Vị trí tổn thương………………………………………………………………………………………………. 8
1.3.2. Hình ảnh đại thể của UTDD …………………………………………………………………………….. 9
1.4. Mô bệnh học của UTDD …………………………………………………………………………………… 11
1.4.1. Phân loại mô bệnh học của UTDD …………………………………………………………………. 11
1.4.2. Các thương tổn tiền ung thư …………………………………………………………………………… 12
1.5. Các yếu tố độc lực của H. pylori……………………………………………………………………….. 15
1.5.1. Đảo bệnh sinh cag PAI…………………………………………………………………………………… 15
1.5.2. Kháng nguyên gây độc tế bào CagA ………………………………………………………………. 16
1.5.3. Độc tố gây không bào VacA ………………………………………………………………………….. 23
1.5.4. Các yếu tố độc lực khác của H. pylori ……………………………………………………………. 25
1.6. Vai trò của các yếu tố di truyền vật chủ trong UTDD………………………………………… 28
1.6.1. Những khái niệm cơ bản về cytokine và Interleukin ………………………………………. 28
1.6.2. Cơ chế tác động của Interleukin trong sự phát triển UTDD ……………………………. 30
1.6.3. Sơ lược về SNP trong IL và vai trò của SNP trong ung thư ……………………………. 32
1.6.4. Vai trò của các IL trong UTDD ……………………………………………………………………… 34
1.7. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài NC……………………….. 37
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….. 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………………….. 39
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh ……………………………………………………………………………………. 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………………………………………. 39
2.1.3. Nơi tiến hành và qui trình lấy mẫu …………………………………………………………………. 39
2.1.4. Khía cạnh đạo đức của đề tài………………………………………………………………………….. 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………………… 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………………….. 40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu. ………………………………………………………………………………. 41
2.3. Các tiêu chí đánh giá…………………………………………………………………………………………. 60
2.3.1. Triệu chứng lâm sàng, đặc điểm nội soi và mô bệnh học……………..…….. …. 60
2.3.2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori và các yếu tố độc lực của H. pylori…………..………. … 61
2.3.3. Tính đa hình của các gene và mối liên quan của chúng…………………………. 61
2.4. Xử lý số liệu…………………………………………………………..……..… …. 61
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 63
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân UTDD. ………………………………………………………………….. 63
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới tính bệnh nhân UTDD. ……………………………………………………. 63
3.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi . ………………………………………………………………………………… 64
3.1.3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của UTDD ……………………………………………………. 65
3.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi của tổn thương và MBH của UTDD ………………………… 65
3.2.1. Đặc điểm về vị trí tổn thương của UTDD ………………………………………………………. 65
3.2.2. Đặc điểm về hình ảnh tổn thương đại thể của UTDD……………………………………… 66
3.2.3. Đặc điểm về hình thái MBH của UTDD ………………………………………………………… 68
3.2.4. Các mối liên quan giữa MBH với đặc điểm hình ảnh của UTDD…………… … 69
3.3. Khảo sát tình trạng nhiễm H. pylori ở bệnh nhân UTDD…………………………………… 71
3.3.1. Tỷ lệ XN dương tính với H. pylori của các phương pháp . ……………………………… 71
3.3.2. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với các đặc điểm của UTDD………..… …. 72
3.4. Các yếu tố độc lực cagA, vacA của H. pylori của nhóm NC ………………………………. 74
3.4.1. Phân bố các týp cagA của H. pylori. ………………………………………………………………. 74
3.4.2. Mối liên quan giữa các týp cagA với phân loại MBH ……………………………………. 75
3.4.3. Tỷ lệ và phân bố các týp vacA s/m của H. pylori…………………………………………….. 80
3.4.4. Mối liên quan giữa vacA m với các đặc điểm UTDD. …………………………………….. 80
3.4.5. Sự phân bố vacA m1 và vacA m2 so với vị trí tổn thương và MBH ………………… 81
3.5. Yếu tố vật chủ trong ung thư dạ dày………………………………………………………………….. 83
3.5.1. Phân bố tỷ lệ các gene IL-1B-511, IL-1RN, IL-8 +871, TNF-A -308 …………………… ……83
3.5.2. So sánh tính đa hình của các gene giữa nam và nữ ……………………………… ….86
3.5.3. So sánh tính đa hình của các gene với nhiễm và không nhiễm H. pylori………………87
3.5.4. So sánh tính đa hình của các gene giữa thể ruột và thể lan toả ……………..…………..88
3.5.5. So sánh tính đa hình của các gene giữa vacA m1 và vacA m2………. …………………….. … .89
Chương 4 – BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………… 90
4.1. Đặc điểm chung của ung thư dạ dày………………………………………………………………….. 90
4.1.1. Đặc điểm về giới tính …………………………………………………………………………………….. 90
4.1.2. Đặc điểm về tuổi ……………………………………………………………………………………………. 91
4.1.3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng………………………………………………………………………. 92
4.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi BN UTDD của nhóm nghiên cứu…………………………….. 93
4.2.1. Vị trí tổn thương của UTDD ………………………………………………………………………….. 93
4.2.2. Hình ảnh tổn thương đại thể …………………………………………………………………………… 94
4.3. Các hình thái MBH của UTDD…………………………………………………………………………. 95
4.3.1. Phân bố tổn thương MBH ……………………………………………………………………………… 95
4.3.2. Mối liên quan giữa hình thái MBH với hình ảnh đại thể và vị trí u …………………. 97
4.4. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân UTDD ………………………………………………………… 98
4.4.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori …………………………………………………………………………………….. 99
4.4.2. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với các đặc điểm UTDD…………………………. 99
4.4.3 Các yếu tố độc lực cagA, vacA của H. pylori ở bệnh nhân UTDD …………………. 103
4.5. Các yếu vật chủ ở bệnh nhân UTDD……………………………………………………………….. 109
4.5.1. Tính đa hình của IL-1B-511, IL-1RN, IL-8 +871, TNF-A-308 ……………… 109
4.5.2. Mối liên quan giữa các kiểu gene với tình trạng nhiễm H. pylori ………… 116
4.5.3. Mối liên quan giữa các kiểu gene với hình thái MBH…………………… .. 118
4.5.4. Mối liên quan giữa tính đa hình của các gene với nguy cơ UTDD …….. 119
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………………… 127
PHỤ LỤC – DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh 2 phân loại Lauren và Tổ chức Y tế Thế giới …………………………….. 12
Bảng 2.1: Các cặp mồi dùng cho phản ứng PCR như sau:………………………………………… 51
Bảng 2.2: Các cặp mồi, thời gian gắn mồi và loại Enzym cho phản ứng PCR …………. 57
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi ở bệnh nhân UTDD ………………………………………………………… 63
Bảng 3.2. Phân bố giới tính ……………………………………………………………………………………… 63
Bảng 3.3. Phân bố nhóm tuổi ………………………………………………………………………………….. 64
Bảng 3.4. Phân bố nhóm tuổi theo giới tính …………………………………………………………….. 64
Bảng 3.5. Các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân UTDD. ………………………………………… 65
Bảng 3.6. Phân bố vị trí tổn thương ………………………………………………………………………… 65
Bảng 3.7. Phân bố tổn thương đại thể ……………………………………………………………………… 66
Bảng 3.8. Phân bố tổn thương đại thể theo từng nhóm tuối………………………………………. 67
Bảng 3.9. Phân loại mô bệnh học theo Lauren và giới tính……………………….. ….. 68
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa vị trí u với các thể MBH ………………………………………….. 70
Bảng 3.11. Tỷ lệ H. pylori dương tính của các XN…………………………………………………… 71
Bảng 3.12. So sánh tỷ lệ H. pylori giữa 2 giới………………………………………………………….. 72
Bảng 3.13. So sánh tỷ lệ nhiễm H. pylori theo từng nhóm tuổi ………………………………… 72
Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ nhiễm H. pylori theo vị trí u………………………………………………. 73
Bảng 3.15. So sánh tỷ lệ nhiễm H. pylori theo tổn thương đại thể ……………………………. 74
Bảng 3.16. So sánh tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các thể MBH ………………………………………… 74
Bảng 3.17. Tỷ lệ và phân bố các týp cagA của H. pylori ………………………………………….. 75
Bảng 3.18. Liên quan giữa các týp cagA với các thể MBH ………………………………………. 75
Bảng 3.19. Thông tin một số chủng H. pylori đã giải mã toàn bộ gene cagA ……………. 76
Bảng 3.20. Tỷ lệ vacA s1, s2 và vacA m1, m2 của H. pylori …………………………………….. 80
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tỷ lệ vacA m1, m2 với giới tính ………………………………… 80
Bảng 3.22. So sánh tỷ lệ các kiểu gene vacA m ở từng nhóm tuổi…………………………….. 81
Bảng 3.23. So sánh tỷ lệ các kiểu gene vacA m theo vị trí u……………………………………… 81
Bảng 3.24. So sánh tỷ lệ các kiểu gene vacA m với các thể MBH …………………………….. 82
Bảng 3.25. Phân bố tỷ lệ các gene IL-1B-511, IL-1RN, IL-8 +871,TNF-A-308 …………….. 83
Bảng 3.26. So sánh tỷ lệ các kiểu gene ở 2 giới ………………………………………………………. 86
Bảng 3.27. So sánh tỷ lệ các kiểu gene giữa H. pylori (+) và H. pylori (-) …………………….. 87
Bảng 3.28. So sánh tỷ lệ các kiểu gene giữa thể ruột và thể lan toả. …………………………. 88
Bảng 3.29. So sánh tỷ lệ các kiểu gene giữa gene vacA m1 và vacA m2 ………………….. 89
Bảng 4.1. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong UTDD………………………………….. 93
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori và UTDD tại châu Á ……………………………………………. 100
Bảng 4.3. So sánh yếu tố độc lực vacA m giữa UTDD với VDDM…………………………. 107
Bảng 4.4. Tỷ lệ Alen T của IL-1B-511 ở các NC trước…………………………………………… 111
Bảng 4.5. Tỷ lệ Alen 2 của IL-1RN ở ở các NC trước …………………………………………….. 113
Bảng 4.6. So sánh giữa tình trạng nhiễm H. pylori với gene IL-1B-511 ………………….. 120
Bảng 4.7. Mối liên quan H. pylori (+) với MBH và gene IL-1B-511……..……… ….. 121
Bảng 4.8. So sánh giữa tình trạng nhiễm H. pylori với gene IL-1RN ……………………… 122
Bảng 4.9. Mối liên quan giữa H. pylori (+) với MBH và gene IL-1RN ………………………… 122
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống phân loại theo Bornmann – phân loại Nhật Bản………………. . 10
Hình 1.2. Phân loại các týp cagA của H. pylori………………..……….…….….…. 18
Hình 1.3. Tác động của CagA và VacA trên tế bào biểu mô dạ dày ………………………. 21
Hình 1.4. Cơ chế tác động của VacA trên té bào biểu mô dạ dày …………………………… 24
Hình 1.5. Các nhóm Interleukin và chức năng của chúng………………………………………. 29
Hình 1.6. Cách Interleukin tác động lên tế bào trung gian……………………………………… 31
Hình 2.1. Vị trí tồn thương trong ung thư dạ dày……………….…………………. . 43
Hình 2.2. Hình ảnh dại thể các týp UTDD muộn và UTDD sớm …………………………… 44
Hình 2.3. Các vị trí sinh thiết ở bệnh nhân UTDD…………………………………………………. 45
Hình 2.4. Phân loại Lauren ung thư dạ dày……………………………………………………………. 47
Hình 2.5. Hình ảnh nhuộm hóa mô miễn dịch với KT kháng H. pylori ………………….. 49
Hình 2.6. Hình máy lưu nhiệt sử dụng trong nghiên cứu ……………………………………….. 52
Hình 2.7. Máy đọc kết quả điện di Molecular Imager ……………………………………………. 53
Hình 2.8. Máy phân tích gene ABI Prism 310 Genetic Analyzer …………………………… 54
Hình 2.9. Phòng thực hiện phân tích gene tại Đại học Oita – Nhật Bản …………………. 54
Hình 2.10. Hệ thống điện di mao quản với độ phân giải cao………………………………….. 55
Hình 2.11 Cấu trúc gene cagA, CagA Phương Tây, CagA Đông Á ……………………….. 55
Hình 2.12. Kết quả PCR của các kiểu gene IL-1B -511 …………………………………………. 58
Hình 2.13. Kết quả PCR của các kiểu gene IL-8+781……………………………………………. 59
Hình 2.14. Các hình thái và kết quả PCR của gene IL-1RN …………………………………… 60
Hình 3.1. Giải trình tự toàn bộ gene cagA týp Đông Á: motif ABD ………………………. 77
Hình 3.2. Giải trình tự toàn bộ gene cagA týp Phương Tây motif ABD …………………. 78
Hình 3.3. Kết quả điện di CagA trong nghiên cứu …………………………………………………. 79
Hình 3.4. Kết quả điện di VacA s1 trong nghiên cứu …………………………………………….. 79
Hình 3.5. Kết quả điện di VacA m trong nghiên cứu…………………….………… . 79
Hình 3.6. Kết quả kiểu hình IL-1B -511 đọc trên hệ thống điện di mao quản ………… 84
Hình 3.7. Kết quả các kiểu hình IL-8+781 trong nghiên cứu……………………… . 84
Hình 3.8. Kết quả các kiểu hình TNF-A-308 trong nghiên cứu ……………….…… 85
Hình 3.9. Kết quả kiểm tra các gene TNF-A-308 bằng HT Sepuenncing ABI 100… 85
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố nguy cơ và quá trình hình thành UTDD …………………………………. 14
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………………………………. 62
Biểu đồ 1.1. Đường cong sống thêm của UTDD giai đoạn muộn theo Borrmann ……. 11
Biểu đồ 3.1. Phân bố tổn thương đại thể của UTDD ……………………………………………….. 67
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ MBH theo phân loại Lauren……………………………………………. 68
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ các thể MBH theo nhóm tuổi ………………………………………….. 69
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa tổn thương đại thể với các thể MBH………………………. 70
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ XN (+) với H. pylori theo các phương pháp ………………………………… 71
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ H. pylori ở các XN theo từng nhóm tuổi UTDD………………………….. 72
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Đình Trí, Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Thanh Bình, Vũ Văn Khiên, Phan Quốc Hoàn (2014), “Bước đầu khảo sát các yếu tố độc lực cagA, vacA của Helicobacter pylori trên bệnh nhân ung thư dạ dày”, Tạp chí Y
học Việt Nam, 420, tr. 117-122.
2. Trần Đình Trí, Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Thanh Bình, Phạm Hữu Tùng, Ngô Phương Minh Thuận, Võ Phước Tuấn, Vũ Văn Khiên, Trần Thị Huyền Trang, Phan Quốc Hoàn (2016), “Nghiên cứu hình thái mô bệnh học và các yếu tố độc lực cagA, vacA của H. pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 11(5), tr. 31-38.
3. Trần Đình Trí, Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Thanh Bình, Phạm Hữu Tùng, Ngô Phương Minh Thuận, Võ Phước Tuấn, Vũ Văn Khiên, Trần Thị Huyền Trang, Phan Quốc Hoàn (2016), “Nghiên cứu sự đa hình thái của các gene IL-1β, IL-1RN, IL-8 và TNF-α trên bệnh nhân ung thư dạ dày”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 11(6), tr. 122-129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Ngọc Ánh, (2006), Nguyên cứu các týp của Helicobacter pylori vàsự biểu lộ P53 ở bệnh nhân ung thư dạ dày, Luận Án Tiến Sĩ Y Học,Đại Học Y Dược Hà Nội.
2. Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Khánh Trạch, Trần Văn Hợp, (1999), “Gópphần đánh giá tình trạng nhiễm helicobacter trong bệnh lý ung thư dạdày”, Hội Nội Khoa Việt Nam, số 2: tr. 8-12.
3. Mai Hồng Bàng, (2006), “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và môbệnh học của ung thư dạ dày”, Tạp chí Y học thực hành, 3: tr. 87-89.
4. Hà Mai Dung, Hoàng Thị Thu Hà, Phạm Thị Minh Hồng, (2014), “Đặc điểm một số đa hình của gen IL-1b và IL-10 và mối liên quan với nhiễm helicobacter pylori trên người Việt Nam”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18(2): tr. 566-572.
5. Hà Mai Dung, Tống Thị Hằng, (2010), “Các đa hình của gen IL-1RN ở người Việt Nam”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(4): tr. 57-63.
6. Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Đình Trí, Nguyễn Lâm Tùng và cộng sự, (2012), “Nghiên cứu các yếu tố độc lực cagA, vacA của Helicobacter pylori và tổn thương mô bệnh học của viêm dạ dày mạn tính “, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(2): tr. 159-164.
7. Trần Văn Hợp, Lê Trung Thọ, (2007), “Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại Hà Nội và khu vực nông thôn ngoài Hà Nội”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 11(3): tr. 75-79.
8. Nguyễn Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Binh, (2007), “Phân loại mô bệnh học ung thư dạ dày”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 11(3): tr. 57– 60.
9. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Xuân Vinh, (2006), “Tình hình nhiễm Helicobacter pylori trên bệnh nhân ung thư dạ dày”, HN KHCN các trường ĐH Y Dược Việt Nam lần thứ XIII: tr. 11-17.
10. Tạ Long, Trịnh Tuấn Dũng, Nguyễn Quang Chung và cộng sự, (2006), “Nghiên cứu mối liên quan giữa ung thư dạ dày và nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori”, Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, tập 1 (số 1): tr. 10-19.
11. Lê Viết Nho, (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh hoc và sự biểu lộ HER2 và EGFR ở trên bệnh nhân ung thư dạ dày, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, Huế.
12. Nguyễn Văn Thành, Lâm Thanh Cầm, (2011), “Đặc điểm biểu hiện HER2 trên carcinôm tuyến dạ dày”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(2): tr. 43-46.
13. Đặng Trần Tiến, (2013), “Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư biểu mô dạ dày và mối liên quan với tổn thương niêm mạc ngoài vùng ung thư “, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17(3): tr. 173-179.
14. Trần Thiện Trung, Cao Minh Nga, Nguyễn Thúy Oanh và cộng sự, (2011), “Phân tích các týp gen cagA và vacA của Helicobacter pylori trong ung thư dạ dày”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(1): tr. 43-51
Nguồn: https://luanvanyhoc.com