Nghiên cứu đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương

Nghiên cứu đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương

Tăng huyết áp (THA) đang là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh mạn tính với các biến chứng nặng nề như: Tai biến mạch não, bệnh động mạch vành, suy tim, suy thận, biến chứng mắt, …

Bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, nam giới từ 55 tuổi trở lên và nữ giới từ 65 tuổi trở lên có tới trên 50% người bị THA [17]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi. Thông thường huyết áp tâm trương (HATTr) tăng đến tuổi 60 sau đó có xu hướng giảm, càng lớn tuổi huyết áp tâm thu (HATT) càng cao. Hầu hết THA ở người trên 60 tuổi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc (THATTĐĐ). Năm 2003, Bharucha NE, Kuruvilla T cho thấy trong số những người THA, ở độ tuổi > 60 THATTĐĐ chiếm 70% và > 70 tuổi có tới 79,8% là THATTĐĐ [49]. Tình trạng này là do có sự liên quan mật thiết giữa giảm độ đàn hồi của động mạch chủ và các động mạch lớn với tuổi cao. Tuổi càng cao càng làm giảm sự căng giãn của các động mạch này trong thì tâm thu khiến HATT tăng, và sự thu nhỏ lại của chúng trong thì tâm trương cũng giảm làm cho HATTr có khuynh hướng giảm. Mặt khác, ở người cao tuổi van động mạch chủ xơ hóa dẫn đến hở van cũng là nguyên nhân gây tăng HATT.

Bệnh THA có thể do nhiều nguyên nhân gây nên (các bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh nội tiết, do dùng thuốc, …) nhưng thường là vô căn với nhiều yếu tố liên quan như: tuổi tác, cân nặng, chế độ ăn nhiều muối, các yếu tố di truyền và tình trạng gia đình, trạng thái căng thẳng, …

THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng tim mạch. THA gây tổn thương lớp nội mạc động mạch do làm tăng áp lực dòng máu lên thành động mạch, đồng thời THA thường kết hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như hút thuốc, Stress, béo phì, rối loạn lipid … gây rối loạn chức năng tế bào nội mạc, thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp dần động mạch. Tổn thương mạch máu biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau (mắt, thận, mạch vành, mạch cảnh, …). Các thương tổn mạch thường xuất hiện trước khi có biểu hiện lâm sàng. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có nhiều phương pháp phát hiện sớm các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân THA như: soi đáy mắt, siêu âm tim, doppler mạch, … để phân tầng nguy cơ hợp lý và kịp thời điều trị, nhờ đó làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của các biến chứng do THA gây nên.

Độ chênh huyết áp (HATT – HATTr) dự báo nguy cơ và gợi ý quyết định điều trị. HATT có vai trò dự báo nguy cơ tim mạch tốt hơn HATTr, các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh kiểm soát tốt THATTĐĐ sẽ làm giảm nguy cơ tử vong toàn thể, tử vong tim mạch, đột quỵ, và biến cố tim [78].

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về THA nói chung cũng như THATTĐĐ nói riêng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào về đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Do vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:

1. Xác định tỷ lệ Tăng huyết áp tâm thu đơn độc trên bệnh nhân cao tuổi có Tăng huyết áp đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

2. Nghiên cứu đặc điểm Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Đại cương về Tăng huyết áp 3

1.1.1. Tình hình chung 3

1.1.2. Một số định nghĩa tăng huyết áp 5

1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA và THATTĐĐ 6

1.1.4. Phân loại THA và THATTĐĐ 10

1.2. Nguyên nhân THA 12

1.3. Phân tầng nguy cơ 14

1.3.1. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch của THA 14

1.3.2. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA 14

1.3.3. Phân tầng yếu tố nguy cơ 15

1.4. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp 15

1.4.1. Huyết áp động mạch 15

1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp thứ phát 16

1.4.3. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát 17

1.4.4. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp tâm thu đơn độc 22

1.5. Triệu chứng lâm sàng và biến chứng 23

1.5.1. Triệu chứng 23

1.5.2. Biến chứng của THA 24

1.6. Các yếu tố liên quan đến bệnh THA 26

1.6.1. Yếu tố di truyền 26

1.6.2. Yếu tố tuổi 26

1.6.3. Yếu tố giới 27

1.6.4. Yếu tố quá cân, béo phì 27

1.6.5. Thuốc lá và bia rượu 27

1.6.6. Ăn mặn 28

1.6.7. Tình trạng Stress 28

1.7. Tăng huyết áp ở người cao tuổi 28

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Đối tượng nghiên cứu 31

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 31

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31

2.2.2. Cỡ mẫu 31

2.2.3. Mẫu 32

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin, xác định chỉ số nghiên cứu: 32

2.2.5. Các bước tiến hành 32

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 36

2.4. Thời gian nghiên cứu 37

2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 38

3.2. THA và các yếu tố liên quan 43

3.3. Tổn thương cơ quan đích trong THA 46

3.3.1. Tim 46

3.3.2. Thận 47

3.3.3. Mắt 50

3.3.4. Não 51

3.3.5. Mạch máu 52

3.4. Tình trạng hạ HA tư thế trong nhóm nghiên cứu 55

Chương 4: BÀN LUẬN 57

4.1. Bàn luận về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57

4.1.1. Đặc điểm về tuổi 57

4.1.2. Đặc điểm về giới 57

4.1.3. Đặc điểm về BMI 58

4.1.4. Giá trị trung bình các thành phần trong Bilan Lipid máu 60

4.1.5. Giá trị trung bình trị số huyết áp 60

4.1.6. Bàn luận về mức độ THA 61

4.2. Bàn luận về THA và các yếu tố liên quan 62

4.2.1. Tỉ lệ THATTĐĐ theo nhóm tuổi 62

4.2.2. Tỉ lệ THATTĐĐ và THAHH theo giới 62

4.2.3. Liên quan giữa THA và một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác …. 62

4.2.4. Liên quan giữa THA và rối loạn chuyển hóa Lipid 62

4.3. Bàn luận về tổn thương cơ quan đích trong THA 63

4.3.1. Biến chứng tim 63

4.3.2. Biến chứng thận 64

4.3.3. Biến chứng mắt 65

4.3.4. Biến chứng não 65

4.3.5. Biến chứng mạch máu 66

4.4. Bàn luận về tình trạng hạ HA tư thế 67

KẾT LUẬN 68

KIẾN NGHỊ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment