Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang
Bênh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là danh từ dùng để chỉ một nhóm bênh lý đường hô hấp có đặc tính chung là tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn, đây là một nhóm bênh hô hấp thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Với tỉ lê mắc bênh cao, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế’ nặng nề, BPTNMT đã thực sự trở thành vấn đề lớn về sức khỏe của toàn nhân loại.
Theo Tổ chức Y tế’ Thế’ giới (TCYTTG) đến năm 1997 trên toàn thế’ giới đã có khoảng 600 thêu người mắc BPTNMT, bênh được xếp hàng thứ tư trong các nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân gây tàn phế’ đứng hàng thứ mười hai. Dự đoán trong thập kỷ này số người mắc BPTNMT sẽ tăng gấp 3 – 4 lần và đến năm 2020 bênh sẽ đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng hàng thứ năm trong gánh nặng bênh tật toàn cầu.
Tại Mỹ, theo Điều tra về sức khỏe Quốc gia lần thứ ba từ năm 1988 – 1994 (The Third National Health and Examination Survey – NHANES III, 1988 – 1994) về tỉ lê mắc BPTNMT bằng bộ câu hỏi, khám lâm sàng và đo chức năng thông khí, kết quả có 23,6 thêu người mắc BPTNMT trong đó có 2,6 thêu người mắc bênh ở giai đoạn nặng. Ước tính mức độ lưu hành của BPTNMT vào khoảng 10% dân số Hoa Kỳ [84], [95].
Tại Vương quốc Anh (2000) có khoảng 15 – 20% nam trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có triệu chứng ho và khạc đờm mạn tính, khoảng 3,4 triệu người được chẩn đoán là mắc BPTNMT (bằng 6,4% dân số của Anh và xứ Wales) trong đó có khoảng 4% nam và 3% nữ (lứa tuổi trên 45) được chẩn đoán mắc BPTNMT. Bênh ngày càng có xu hướng tăng lên ở quốc gia này [93].
Tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp, bụi nghề nghiêp, nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ…) làm tăng tỉ lê mắc
BPTNMT. Ngày nay với tình trạng hút thuốc ngày càng gia tăng, sự già đi của dân số thế giới cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là điều kiện thuận lợi làm cho tỉ lệ mắc BPTNMT ngày càng gia tăng.
Với tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị lớn như vậy, BPTNMT đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ của nhiều quốc gia trên thế giới. Để có thể ngăn chặn sự diễn tiến của bệnh chúng ta cần phải nhận thức rõ về gánh nặng bệnh tật, các yếu tố nguy cơ gây bệnh và trên cơ sở này đề xuất những giải pháp phòng ngừa, quản lý và điều trị BPTNMT.
Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại đã có một vài nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT trong cộng đồng với kết quả cho thấy tiến triển của BPTNMT ở Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của thế giới [4]. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chủ yếu được tiến hành tại khu vực nội thành của các thành phố và các tỉnh, để góp phần có hình ảnh toàn thể về tình hình mắc BPTNMT ở Việt Nam và đặc biệt là đánh giá vai trò của các yếu tố nguy cơ lên tỉ lệ mắc BPTNMT, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người trên 40 tuổi tại khu vực ngoại thành thành phô’ Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 – 2009.
2. Phân tích môi liên quan giữa một số yếu tô’ nguy cơ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người trên 40 tuổi tại khu vực ngoại thành thành phô’ Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn trên.
3. Mô tả về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
Chương 1: TổNG QUAN 3
1.1. Lịch sử bệnh và định nghĩa Bênh phổi tắc nghẽn mạn tính 3
1.2. Tình hình dịch tễ học của BPTNMT 5
1.2.1. Tình hình dịch tễ BPTNMT trên thế giới 5
1.2.2. Tình hình dịch tễ BPTNMT ở Việt Nam 8
1.2.3. Tỉ lệ tử vong và mức đô tàn phế’ của BPTNMT 9
1.3. Chi phí cho Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 11
1.4. Các yếu tố nguy cơ của BPTNMT 13
1.4.1. Các yếu tố ngoại sinh 13
1.4.2. Các yếu tố nôi sinh 18
1.5. Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh của BPTNMT 24
1.5.1. Phản ứng viêm trong BPTNMT 25
1.5.2. Sự mất cân bằng của proteinase – antiproteinase 28
1.5.3. Sự tấn công của các chất oxy hoá 28
1.6. Sinh bệnh học BPTNMT 29
1.7. Lâm sàng – cận lâm sàng – chẩn đoán BPTNMT 31
1.7.1. Biểu hiện lâm sàng của BPTNMT 31
1.7.2. Cận lâm sàng trong BPTNMT 34
1.7.3. Chẩn đoán BPTNMT 39
1.8. Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT 40
1.8.1. Các nguyên tắc của dịch tễ học hô hấp 40
1.8.2. Nghiên cứu cắt ngang trong điều tra dịch tễ học BPTNMT 41
Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu 43
2.1.1. Tiêu chuẩn xác định người mắc BPTNMT 43
2.1.2. Tiêu chuẩn xác định người mắc VPQMT đơn thuần 43
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 43
2.1.4. Thời gian nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 44
2.2.2. Lấy mẫu 44
2.2.3. Chọn mẫu 45
2.2.4. Phương tiên và các kỹ thuật thu thập thông tin 47
2.2.5. Khám lâm sàng và đo chức năng thông khí phổi 49
2.2.6. Đánh giá kết quả chức năng thông khí phổi 52
2.3. Xử lý số liệu 53
2.4. Đạo đức nghiên cứu 54
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 56
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 56
3.2. Kết quả về tỉ lệ mắc BPTNMT 59
3.3. Liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với BPTNMT 64
3.3.1. Liên quan giữa tuổi với BPTNMT 64
3.3.2. Liên quan giữa giới tính với BPTNMT 65
3.3.3. Liên quan giữa hút thuốc với BPTNMT 66
3.3.4. Liên quan giữa phơi nhiễm với khói bếp với BPTNMT 67
3.3.5. Liên quan giữa phơi nhiễm với bụi nghề nghiệp với BPTNMT…. 68
3.4. Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của BPTNMT 70
3.4.1. Các triệu chứng lâm sàng 70
3.4.2. Kết quả CNTK của đối tượng nghiên cứu và của bệnh nhân mắc
BPTNMT 73
3.4.3. Kết quả X – quang phổi 77
Chương 4 : BÀN LUẬN 78
4.1. Phương pháp nghiên cứu 78
4.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bênh 78
4.1.2. Các bước thực hiên nghiên cứu 80
4.2. Tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 82
4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ 86
4.3.1. Tuổi và BPTNMT 87
4.3.2. Giới tính và BPTNMT 89
4.3.3. Ảnh hưởng của thuốc lá đến BPTNMT 91
4.3.4. Ảnh hưởng của khói bếp đến BPTNMT 95
4.3.5. Ảnh hưởng của bụi nghề nghiệp đến BPTNMT 97
4.4. Triệu chứng lâm sàng của BPTNMT 99
4.5. Đặc điểm của chức năng thông khí 101
4.6. Đặc điểm về X-quang phổi chuẩn 104
KẾT LUẬN 105
KIẾN NGHỊ 107
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG Bố
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích