Nghiên cứu điều trị CNTC chưa vỡ bằng Methotrexatđơn liều tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2011

Nghiên cứu điều trị CNTC chưa vỡ bằng Methotrexatđơn liều tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2011

Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một bệnh lý cấp cứu hay gặp trong sản phụ khoa. CNTC rất nguy hiểm nếu như không được chan đoán và điều trị kịp thời có thể gây tử vong hoặc để lại những hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ và hạnh phúc gia đình. Tỷ lệ CNTC có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Ớ Châu Âu tỷ lệ là 1/100 tổng số trường hợp có thai, trong đó ở Pháp tỷ lệ CNTC tăng từ 0,35% đến 1,3% các trường hợp có thai [25]. Ớ Mỹ tỷ lệ CNTC tăng từ 4,5/1000 phụ nữ mang thai (1970) đến 20/1000 phụ nữ mang thai (1992) [26]. Ớ Việt Nam tỷ lệ CNTC gặp từ 1/250 đến 1/300 tổng số trường hợp có thai, hiện nay con số này chưa được thống kê đầy đủ và toàn diện nhưng CNTC tăng lên ở tất cả các tuyến điều trị. Tại bệnh viện phụ sản trung ương (BVPSTW) trong 5 năm từ 1985 tới 1989 có 582 trường hợp, năm 1996 là 202 trường hợp, năm 2001 là 767 trường hợp và đến 6 tháng đầu năm 2006 đã là 646 trường hợp [19]. Tại bệnh viện phụ sản Hà Nội (BVPSHN) tỷ lệ CNTC có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Theo số liệu của phòng Kế hoạch tổng hợp, năm 2004 tỷ lệ CNTC / tổng số đẻ thường là 2,09% (316/15098), năm 2007 tỷ lệ này là 2,76% (631/22880), đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên là 3,66% (1095/29917).

Hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp điều trị CNTC chủ yếu là: điều trị ngoại khoa (phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi), điều trị nội khoa bằng thuốc methotrexat (MTX), ngoài ra phương pháp điều trị chỉ cần theo dõi trong các trường hợp CNTC thể thoái triển…

Năm 1982, Tanaka T. lần đầu tiên áp dụng điều trị CNTC bằng MTX đạt tỷ lệ thành công là 83%[49]. Đây là phương pháp điều trị không can thiệp vào vòi tử cung, bảo tồn được chức năng sinh sản cho người bệnh. Người bệnh không phải phẫu thuật, kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và rất hiếm gặp tác dụng phụ. Từ sau nghiên cứu này, rất nhiều tác giả khác như Lipscomb G.H., Stovall T., Ling Frank W.,… đã chỉ định điều trị CNTC chưa vỡ bằng MTX với tỷ lệ thành công từ 81% đến 97%, tỷ lệ thông vòi tử cung sau điều trị từ 67% đến 83% [40] [41] [42]. Tại Việt nam, Tạ Thị Thanh Thủy (Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương) đã điều trị 110 trường hợp CNTC chưa vỡ bằng MTX trong 2 năm từ 1/2000 tới 3/2002 và tỷ lệ thành công là 90,9% [22]. Nguyễn Văn Học (Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng) cũng đã tiến hành nghiên cứu trên 160 trường hợp từ 7/2007- 10/2008 đạt tỷ lệ thành công là 86,9%, bảo tồn độ thông vòi tử cung là 75,3% [16]. Vũ Thanh Vân (BVPSTW) nghiên cứu trên 105 người bệnh từ 3/2005 – 7/2006 với tỷ lệ thành công là 91,4% [24]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã mở ra triển vọng mới cho việc điều trị bảo tồn CNTC. Mặc dù phương pháp điều trị mới này không thể thay thế hoàn toàn phương pháp phẫu thuật nhưng nó làm đa dạng thêm các phương pháp điều trị CNTC, bo sung và hỗ trợ lẫn nhau mang lại lợi ích cũng như hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Hiện nay, phác đồ điều trị CNTC bằng MTX thường dùng là phác đồ đơn liều và phác đồ đa liều. Một phân tích tổng hợp của Barnhart K. (2003) cho thấy phác đồ đơn liều được sử dụng nhiều hơn có tỷ lệ thành công là 88% [31]. Lipscomb G.H.(2005) nghiên cứu trên 643 trường hợp, tỷ lệ thành công cho phác đồ đơn liều là 90% (n=546) [43]. BVPSHN đang nghiên cứu xây dựng phác đồ điều trị CNTC chưa vỡ bằng thuốc tiêm MTX và bước đầu đã có những kết quả khả quan.

Để góp phần nâng cao chất lượng điều trị tại BVPSHN chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu điều trị CNTC chưa vỡ bằng Methotrexatđơn liều tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2011” với mục tiêu sau:

1. Đánh giá hiệu quả điều trị CNTC chưa vỡ bằng MTXđơn liều.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 6

TỔNG QUAN 6

1.1. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG 6

1.1.1. Định nghĩa 6

1.1.2. Nguyên nhân 6

1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ gây CNTC 7

1.1.4. Phân loại vị trí chửa ngoài tử cung: 7

1.1.5. Chấn đoán chửa ngoài tử cung 8

1.1.6. Các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung 10

1.2. METHOTREXATE 14

1.2.1. Công thức hóa học: C20 H12 N80 14

1.2.2. Cấu trúc hóa học: 14

1.2.3. Cơ chế tác dụng: 14

1.2.4. Dược động học: 15

1.2.5. Chỉ định và chống chỉ định 15

1.2.6. Đường dùng: 16

1.2.7. Tác dụng không mong muốn: 16

1.2.8. Dự phòng và điều trị ngộ độc Methotrexate 17

1.3. ĐIỀU TRỊ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG BẰNG METHOTREXATE 17

1.3.1. Phác đồ MTX đơn liều 17

1.3.2. Phác đồ MTX đa liều: Error! Bookmark not defined.

1.3.3. Sử dụng MTX đường uống: 20

1.3.4. Sử dụng MTX tiêm trực tiếp tại khối chửa dưới hướng dẫn của siêu âm

hay nội soi: 20

1.3.5. Sử dụng MTX với các tác nhân khác: 21

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: 23

2.2.3. Phác đổ đơn liều 20

2.2.4. Biến số nghiên cứu 24

2.2.5. Cách thức tiến hành và phương pháp thu thập số liệu 26

2.2.6. Xử lý số liệu 26

2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 22

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24

3.1.1. Tuổi 23

3.1.2. Nghề nghiệp 24

3.1.3. Tiền sử phụ khoa 24

3.1.4Tiền sử sản khoa 25

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG- CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG

NGHIÊN CỨU 25

3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 25

3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 26

3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG MTX 32

3.3.1. Kết quả chung 32

3.3.2. Số liều methotrexate 32

3.3.3. Mối liên quan giữa kích thước khối chửa và liều MTX 33

3.3.4. Mối liên quan giữa nồng độ phCG và liều MTX 34

3.3.5. Tác dụng phụ của MTX 35

3.3.6. Thời gian theo dõi điều trị 35

BÀN LUẬN 40

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40

4.1.1. Tuổi 40

4.1.2. Tiền sử sản – phụ khoa 40

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41

4.. 2.1. Triệu chứng cơ năng 41

4.. 2.2. Triệu chứng thực thể 38

4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.39

4.3.1. Siêu âm 43

4.3.2. Xét nghiệmphCG 41

4.4 . KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 44

4.4.1. Tỷ lệ thành công 44

4.4.2. Liều lượng và phương pháp điều trị 45

4.4.3. Mối liên quan giữa kích thước khối chửa với liều MTX 47

4.4.4. Mối liên quan giữa nồng độ phCG và liều MTX 48

4.4.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc 49

4.4.6Thời gian điều trị 50

KẾT LUẬN 51

KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment