Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương

Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương

Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương.Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm trong vành đai sỏi trên bản đồ thế giới, tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu khá cao chiếm khoảng 35% – 45% số bệnh nhân đến khám tại các khoa tiết niệu [4],[19],[27]. Trong số bệnh nhân đến điều trị sỏi tiết niệu nói chung, tỷ lệ bệnh nhân có sỏi niệu quản chiếm khoảng 28% [16],[28].  
Từ những năm 80 cuối thế kỷ 20, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT), một phương pháp can thiệp ít sang chấn ra đời đã mang lại một cuộc cách mạng kỹ thuật trong điều trị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng.


    Theo bản hướng dẫn (guideline): của hội tiết niệu châu Âu/Hội tiết niệu Mỹ, tỉ lệ làm tan sỏi niệu quản bằng phương pháp TSNCT đạt 68% – 90%. Tỷ lệ làm tan sỏi thận thấp hơn, nhất là đối với sỏi đài dưới thận [78].
    Từ đó đến nay, nhiều thế hệ máy tán sỏi mới ra đời từ thế hệ máy thuỷ điện lực, áp sứ điện đến điện từ trường,…mang lại nhiều thuận lợi cho kỹ thuật TSNCT. Tuy nhiên, nhiều tác giả vẫn thấy rằng tỷ lệ kết quả tán sỏi cần phải ngày một tốt  hơn [91].
    Để nâng cao hiệu quả TSNCT, nhiều trung tâm trên thế giới đã nghiên cứu tìm các biện pháp điều trị hỗ trợ (Adjunctive therapy) như sử dụng thuốc chẹn calci (Calcium channel blockers) ức chế co thắt cơ trơn của thành niệu quản nhưng không ảnh hưởng đến nhu động niệu quản, thuốc chẹn  adrenergic blockers làm giảm co thắt niệu quản, hoặc phối hợp với vật lý trị liệu tạo lực rung thúc đẩy mảnh sỏi vụn ra ngoài.[97]
 Tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương, một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng với dân số 1.712.841 người, trước năm 2007, phương pháp can thiệp sỏi niệu quản chủ yếu là phẫu thuật mở niệu quản lấy sỏi. Từ năm 2007, Bệnh viện được trang bị máy tán sỏi ngoài cơ thể thì phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là sự lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh nhân sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng. Trong quá trình ứng dụng phương pháp TSNCT theo quy trình TSNCT thông thường mà các tác giả đã tiến hành và để tăng thêm hiệu quả, chúng tôi có kết hợp bổ trợ thuốc lợi tiểu trước tán và sau khi TSNCT dùng thêm thuốc lợi tiểu kết hợp áp dụng máy rung để hỗ trợ thêm mức độ đào thải sỏi.
Để đánh giá hiệu quả điều trị và bước đầu xây dựng chỉ định, quy trình điều trị sỏi niệu quản tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương, với sự kết hợp này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện tỉnh  Hải Dương” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, kết hợp bổ trợ thuốc lợi tiểu và máy rung sau tán.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan ảnh hưởng tới kết quả điều trị 

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1.    Phạm Xuân Thành (2007), “Tán sỏi ngoài cơ thể là trị liệu đầu tiên- khuynh hướng điều trị can thiệp tối thiểu với sỏi thận và niệu quản”, Tạp chí Y học thực hành, 6 (573), tr. 78 – 79.
2.    Phạm Xuân Thành, Vũ Đình Cầu (2011) “Nhận xét kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Y học Thực hành, 11 (792), tr.132-134.
3.    Phạm Xuân Thành, Vũ Đình Cầu (2011), “Tác dụng của thuốc lợi tiểu kết hợp với sóng rung trong tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi niệu quản”, Tạp chí Y học Thực hành, 11 (792), tr.87-89.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt
1.    Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Tuấn Đạt, Trần Đức, Trần Các (2010), “Kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản hai bên một thì bằng xung hơi tại Bệnh viện 108”, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, tr. 27-30.
2.    Vũ Nguyễn Khải Ca, Đỗ Trường Thành, Nguyễn Quang và CS (2010), “Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2005-2009”. Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, Tr 230-234.
3.    Nguyễn Doãn Cường (2007), Giải phẫu X- Quang, NXB Y học, Hà Nội, tr. 49-50.
4.    Nguyễn Việt Cường (2010), Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật và kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Luận án tiến sỹ Y học, Học Viện Quân y, Hà Nội. 
5.    Trần Văn Chất, Đinh Thị Kim Dung và CS (2011), “Sỏi tiết niệu”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học, Hà Nội, Tr: 592-595.
6.    Bùi Văn Chiến, Nguyễn Công Bình và CS (2010), Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn lưng tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, tr: 358-361
7.    Phạm Đăng Diệu (2003), Giải phẫu Ngực- Bụng, NXB Y học, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tr. 348-354.
8.    Nguyễn Duy Đông và CS (2007), Nhận xét bước đầu kết quả tán sỏi thận và niệu quản ngoài cơ thể tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Tạp chí Y học thực hành, 639-640, tr.155-158.
9.    Đỗ Phú Đông và CS (2000), Tán sỏi ngoài cơ thể bằng máy LIMEDSWL98/LTTD, Hội thảo chuyên đề tán sỏi ngoài cơ thể và thận nhân tạo, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 17-35.
10.    Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Tuấn Vinh, Nguyễn Việt Cường (2010), “Lấy sỏi thận qua da: đường vào cực trên thận với kỹ thuật nong đường hầm biến đổi”. Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, tr. 181-189.
11.    Nguyễn Văn Học (2008), Đánh giá phương pháp tán sỏi nội soi xung hơi trong  sỏi niệu quản khảm, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
12.    Đỗ Xuân Hợp (1985), “ Niệu quản”, Giải phẫu bụng, Tập 3, NXB Y học, tr. 285-296. 
13.    Lê Quang Hùng, Nguyễn Công Bình, Bùi Văn Chiến và CS (2010), “Kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng kỹ thuật nội soi tán sỏi ngược dòng từ 12/2008 đến 4/2010 tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, tr. 387-391.
14.    Nguyễn Văn Huy (1997), Giải phẫu học lâm sàng (Bản dịch tiếng Anh của Harold Ellis). NXB Y học, tr.135-140.
15.    Nguyễn Văn Huy (1998), Giải phẫu học và sinh lý học (Bản dịch tiếng Anh của Ross & wilson). NXB Y học, tr. 134-137.
16.    Ngô Gia Hy và CS (2000), “Biến chứng sau tán sỏi ngoài cơ thể”, Tóm lược những công trình trong tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại bệnh viện Bình Dân 1990- 1999. Bệnh viện Bình Dân,Thành phố Hồ Chí Minh, tr.147.
17.    Ngô Gia Hy, Vũ Lê Chuyên (2000), “Kinh nghiệm tán sỏi trong 6 năm”, Tóm lược những công trình trong tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại bệnh viện Bình Dân 1990- 1999, Bệnh viện Bình Dân,Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 149. 
18.    Lê Đình Khánh và CS (2002), “Kết quả tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi tiết niệu bằng máy MZ.ESWL.VI tại trường đại học y khoa Huế”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị ngoại khoa toàn quốc lần thứ 12, Tạp chí ngoại khoa, tr. 307-310.
19.    Nguyễn Kỳ  (2003), “Phương Pháp điều trị ngoại khoa hiện nay về sỏi đường tiết niệu”, Bệnh học tiết niệu, NXB Y học, Hà Nội, tr. 255-269.
20.    Lê Đình Nguyên, Trần Đức, Trần Các (2010), “Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản trên tại Bệnh  viện 108”, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, tr. 20-26.
21.    Lê Văn Minh, Vũ Đức Mối (1995), “Niệu quản”, Bài giảng giải phẫu học, tập 1, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 122-124.
22.    Trịnh Văn Minh (2007), “Giải phẫu người”, Giải phẫu Ngực- Bụng, Tập 2, NXB Hà Nội, tr. 481-585.
23.    Nguyễn Quang Quyền (1995), “Bụng”, Bài giảng giải phẫu học,Tập 2, NXB Y học, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tr.199-209.
24.    Võ Văn Quý, Nguyễn Bửu Triều (2010), Nội soi sau phúc mạc qua ngã lưng hông trong điều trị sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, tr. 214-219.
25.    Trường Đại Học Y Hà Nội (2004), Phương pháp nghiên cứu Y học và sức khoẻ cộng đồng, NXBYhọc, Hà Nội.
26.    Nguyễn Bửu Triều và CS (2000), Nghiên cứu ứng dụng máy tán sỏi ngoài cơ thể Modulith SLX để điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản tại khoa Tiết niệu bệnh viện Việt Đức,  Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.
27.    Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Kỳ, Vũ Nguyễn Khải Ca và CS (2001), Kết quả  tán sỏi ngoài cơ thể bằng máy STORZ  MODULITH  SLX tại bệnh viện Việt Đức, Tạp chí y học Việt Nam, (5,6,7), tr. 1-4.
28.    Nguyễn Bửu Triều, Trần Quán Anh, Lê Ngọc Từ (2002), “Sỏi niệu quản”, Bệnh học ngoại khoa, NXB Y học, Tr. 106-144.
29.    Lê Sĩ Trung (2002), Đánh giá kết quả bước đầu phương pháp nội soi tán sỏi qua da phối hợp với tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tham gia hội nghị ngoại khoa quốc gia Việt Nam lần thứ 12, Tạp chí ngoại khoa, tr 279-283.
30.    Dương Văn Trung (2009), Nghiên cứu kết quả và tai biến, biến chứng trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 
31.    Lê Ngọc Từ (2004), Biến chứng chính của sỏi niệu quản, Bệnh học ngoại khoa, NXBY học, Hà nội, tr 252-262. 
32.    Trịnh Tùng (2009), Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên và 1/3 dưới bằng phương pháp kết hợp tán sỏi ngoài cơ thể với bài thuốc thạch kim thang, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 
33.    Trương Thanh Tùng, Trần Văn Hinh, Nguyễn Phú Việt, Lê Anh Tuấn (2010), Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn trên:có hay không một số liên quan giữa đặc điểm sỏi với các tai biến – biến chứng, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, tr. 323-327. 
34.    Vũ Văn Ty (2010), Những tiến bộ trong điều trị sỏi niệu, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị khoa học Tiết niệu-Thận học toàn quốc lần thứ 4, Tạp chí y học Việt Nam, 375, tr 276-281.
35.    Đỗ Đình Xuân, Lê Gia Vinh (2009), Giải phẫu sinh lý, Tập 2, NXB Yhọc, Hà Nội, tr. 28-29.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment