NGHIÊN CỨU ĐỘ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ BIẾN CHỨNG BỆNH LÝ THẬN MẠN
NGHIÊN CỨU ĐỘ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ BIẾN CHỨNG BỆNH LÝ THẬN MẠN.Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa Carbonhydrat mạn tính gây nhiều biến chứng cấp tính và mãn tính. Bệnh phát triển ngày càng gia tăng ở các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Theo thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF): Năm 2017 có 425 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Theo WHO, năm 2045 sẽ có 629 triệu người mắc bệnh ĐTĐ gia tăng tỷ lệ 48%…
ĐTĐ đang trở thành gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế. Năm 1997 thế giới đã phải chi 1030 tỷ đôla cho điều trị bệnh ĐTĐ, riêng nước Mỹ với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỷ đôla. Ở các nước công nghiệp phát triển ĐTĐ thường chiếm từ 5-10% ngân sách dành cho ngành y tế[72].
Bệnh nhân ĐTĐ có tỷ lệ tử vong do động mạch vành cao gấp 4 lần so với bệnh nhân không bị ĐTĐ [73]. ĐTĐ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh lý thận mạn tính. Gần 40% bệnh nhân ĐTĐ có THA sẽ tiến triển tới suy thận giai đoạn cuối dẫn đến lọc máu ngoài thận, tỷ lệ tử vong do tim mạch trong bệnh thận giai đoạn cuối tăng 30 lần so với dân số nói chung [36],[79]. Các nguyên nhân gây tử vong do bệnh thận mạn có tới 44,4% là người ĐTĐ. Khi bệnh thận mạn ở người ĐTĐ xuất hiện sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch lên gấp 10 lần[81].
Các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạchcủa bệnh thận đái tháo đường là tăng glucose huyết, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tuổi đời trên 65 tuổi, giới tính nam, hút thuốc lá, tiền sử gia đình[63],[64].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ dày nội trung mạc động mạch cảnh là yếu tố chỉ điểm có liên quan đến bệnh lý tim mạch và đột quỵ và tử vong do mọi nguyên nhân trong tương lai ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn[16],[17],[18].
Siêu âm Doppler ĐMC là vị trí dễ thăm dò nhiều lần và là phương pháp chẩn đoán không xâm nhập, cho phép chúng ta đánh giá được hình thái tổn thương của động mạch(ĐM). có thể phát hiện quá trình XVĐM bằng cách đo độ dày lớp NTM động mạch cảnh là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về tỷ lệ tử vong do tim mạch đặc biệt là tai biến mạch máu não có giá trị để phân tầng nguy cơ tim mạch như BMV, đột quỵ là hai nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở bệnh nhân ĐTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ bệnh thận mạn[82].
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu đánh giá được chức năng và hình thái lớp nội mạc mạch máu bằng phương pháp siêu âm. Các nghiên cứu đó đều cho thấy có thể chẩn đoán sớm được những tổn thương XVĐM trên siêu âm thông qua việc đánh giá bề dầy lớp nội trung mạc (NTM) động mạch cảnh[4],[83]. Nghiên cứu của Vigili de Kreutzenberg và cộng sự đã đưa ra sự kết hợp tổn thương mạch máu nhỏ và độ dày NTM ĐMC trên bệnh ĐTĐ nhanh chóng trở thành một phương pháp được chấp nhận để phát hiện bệnh xơ cứng động mạch toàn thân[20].Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng độ dày NTM ĐMC có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ có bệnh thận mạn[16],[21].Ở Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về đo độ dày lớp NTM ĐMC ở bệnh nhân ĐTĐ, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá độ dày lớp nội trung mạc ĐMC ở người bệnh ĐTĐ có bệnh lý thận mạn. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:
1. Khảo sát độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đườngcó biến chứng bệnh thận mạn bằng siêu âm Doppler.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh với một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch trong bệnh đái tháo đường.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Định nghĩa ĐTĐ 3
1.2. Đái tháo đường và biến chứng mạn tính của ĐTĐ 3
1.2.1. Biến chứng mạn tính 3
1.2.2. Bệnh thận do ĐTĐ 4
1.3. Mối liên quan giữa bệnh lý thận ĐTĐ và biến chứng tim mạch 11
1.3.1. Bệnh lý thận ĐTĐ và xơ vữa động mạch 11
1.3.2. Hậu quả của xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường bệnh thận mạn 11
1.4. Cấu trúc của động mạch và chức năng của nội mạc mạch máu 14
1.4.1. Cấu trúc của động mạch 14
1.4.2. Chức năng của lớp nội mạc 15
1.4.3.Cơ chế tổn thương xơ vữa mạch máu 17
1.5. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh xơ vữa mạch và hẹp, tắc mạch 31
1.5.1.Chụp động mạch 31
1.5.2.Chụp cắt lớp vi tính 32
1.5.3.Siêu âm nội động mạch 32
1.5.4.Chụp cộng hưởng từ hạt nhân 32
1.5.5. Phương pháp chẩn đoán xơ vữa mạch qua siêu âm mạch máu 33
1.5.6. Siêu âm Doppler mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường 36
1.5.7. Ứng dụng siêu âm Doppler trong thăm dò mạch máu 38
1.6. Các nghiên cứu về biến chứng mạch máu sớm trên bệnh nhân ĐTĐ biến chứng thận 42
1.6.1. Nghiên cứu trong nước 42
1.6.2. Nghiên cứu nước ngoài 42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 44
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 45
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn tính 48
2.4. Các xét nghiệm sinh hóa và nước tiểu tại khoa sinh hóa bệnh viện Nội tiết trung ương 48
2.5. Siêu âm Doppler màu động mạch cảnh 50
2.5.1. Phương tiện 50
2.5.2. Mục đích đánh giá 50
2.5.3. Phương pháp tiến hành siêu âm Doppler động mạch cảnh 51
2.5.4. Hướng dẫn các bước khảo sát hình ảnh siêu âm động mạch cảnh trong đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch 53
2.6. Đánh giá tiến triển và biến chứng của mảng xơ vữa qua siêu âm 56
2.7. Chẩn đoán hẹp động mạch bằng siêu âm 56
2.8. Theo dõi và đánh giá nghiên cứu 58
2.9. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu 58
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu 61
3.1.1. Số lượng đối tượng nghiên cứu 61
3.1.2. Phân bố về tuổi và giới 61
3.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các nhóm nghiên cứu 62
3.2.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các nhóm nghiên cứu 62
3.2.2. Kết quả siêu âm Doppler động mạch cảnh trong các nhóm nghiên cứu 66
3.3. Tỷ lệ hẹp mạch và cấu trúc siêu âm của MXV trong các nhóm nghiên cứu 77
3.4. Mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động mạch cảnh với một số yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch 79
3.4.1. Mối liên quan giữa độ dày NTM động mạch cảnh với các yếu nguy cơ xơ vữa mạch kinh điển 79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 86
4.1. Đặc điểm các đối tượng nghiên cứu 86
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 86
4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu 87
4.2.1. Một số triệu chứng lâm sàng ở nhóm ĐTĐ BTM và nhóm ĐTĐ mới chẩn đoán 87
4.2.2. Chỉ số huyết học trong nhóm nghiên cứu 90
4.2.3. Bàn luận về thông số sinh hóa máu của nhóm nghiên cứu 92
4.3. Bàn luận về kết quả siêu âm động mạch cảnh 98
4.3.1. Bàn luận về độ dày nội trung mạc động mạch cảnh ở nhóm nghiên cứu 99
4.3.2. Bàn luận về mảng xơ vữa và hẹp mạch trong nhóm nghiên cứu 120
KẾT LUẬN 124
KIẾN NGHỊ 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn xác định tổn thương thận ĐTĐ 10
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn phân độ bệnh thận mạn tính theo Hội Thận học Hoa kỳ 2002 10
Bảng 1.3: Đánh giá Bilan Lipid máu theo ATPIII (2004) 28
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì 29
Bảng 1.5. Theo Franceschi mức độ tắc hẹp động mạch cảnh được phân chia 41
Bảng 2.1: Phân loại THA theo JNC-8 47
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn phân độ bệnh thận mạn tính theo Hội Thận học Hoa kỳ 2002 48
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn xác định giai đoạn tổn thương thận ĐTĐ 49
Bảng 2.4: Phân loại mức độ rối loạn huyết động tại động mạch cảnh 57
Bảng 3.1: Phân bố về tuổi và giới trong các nhóm nghiên cứu 61
Bảng 3.2: Một số triệu chứng lâm sàng ở các bệnh nhân ĐTĐBTM và ĐTĐ mới chẩn đoán 62
Bảng 3.3. Chỉ số BMI trong các nhóm nghiên cứu 62
Bảng 3.4: So sánh tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh và MAU(+)> 20 mg/l 63
Bảng 3.5: So sánh giá trị trung bình một số chỉ số của bệnh nhân tổn thương thận theo giai đoạn bệnh thận mạn 63
Bảng 3.6: Một số thông số huyết học của các nhóm nghiên cứu 64
Bảng 3.7. Một số thông số sinh hóa máu của các nhóm nghiên cứu 65
Bảng 3.8: So sánh các thông số Doppler động mạch cảnh 66
Bảng 3.9. So sánh độ dày trung bình lớp nội – trung mạc động mạch cảnh 68
Bảng 3.10. Độ dày NTM động mạch cảnh gốc theo nhóm tuổi trong các nhóm nghiên cứu: 69
Bảng 3.11: Độ dày NTM động mạch cảnh trung bình theo giới 70
Bảng 3.12. Độ dày NTM động mạch cảnh trong các nhóm nghiên cứu 71
Bảng 3.13. Độ dày nội trung mạc động mạch cảnh theo từng giai đoạn bệnh thận mạn 72
Bảng 3.14. So sánh độ dày NTM của động mạch cảnh theo sự thay đổi của huyết áp, giữa nhóm không có tăng huyết áp và nhóm có tăng huyết áp 73
Bảng 3.15: Tỷ lệ bệnh nhân có MXV trong các nhóm nghiên cứu 74
Bảng 3.16. Vị trí mảng xơ vữa ĐMC trong các nhóm 74
Bảng 3.17: Tỷ lệ hẹp mạch phải các nhóm nghiên cứu 77
Bảng 3.18. Đánh giá về cấu trúc siêu âm của MXV trong các nhóm nghiên cứu 78
Bảng 3.19. Tương quan hồi quy tuyến tính đơn biến giữa độ dày NTM động mạch cảnh với các yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch kinh điển 80
Bảng 3.20. Nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh theo các yếu tố khác nhau ở nhóm ĐTĐBTM 84
Bảng 3.21: Liên quan độ dày nội trung mạc ĐMC theo tình trạng hút thuốc ở nhóm ĐTĐBMT 85
Bảng 4.1. So sánh độ dày nội trung mạc động mạch cảnh gốc với các tác giả trên thế giới 102
Bảng 4.2. So sánh độ dày nội trung mạc động mạch cảnh gốc với các tác giả ở Việt Nam 103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2015). Bước đầu nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng bệnh lý thận mạn, Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh lần thứ 21.
2. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2016). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng bệnh lý thận mãn, Tạp chí Nội tiết – Đái tháo đường, số 22 – 2016.
3. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2017). Cơ chế xơ vữa mạch máu trong đái tháo đường,Tạp chí Nội Tiết – Đái tháo đường, số 23-2017
4. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, (2019). Đánh giá một số yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có bệnh thận mạn, Tạp chí Nội tiết – Đái tháo đường, tháng 9 – 2019.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com