NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA BẠCH PHỤ THANG TRÊN THỰC NGHIỆM
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA BẠCH PHỤ THANG TRÊN THỰC NGHIỆM
Nguyễn Văn Bảo1, Lê Mạnh Cường2
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá độc tính bán trường diễn của Bạch phụ thang theo đường uống trên động vật thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu độc tính bán trường diễn được tiến hành theo hướng dẫn của WHO, chuột cống được uống liên tục Bạch phụ thangvới mức liều 11,4 g/kg/ngày và 22,8 g/kg/ngày trong vòng 4 tuần liên tục. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy Bạch phụ thangkhi dùng đường uống liều 11,4 g/kg/ngày và 22,8 g/kg/ngày liên tục trong 4 tuần không ảnh hưởng đến tình trạng chung, thể trọng, các chỉ số huyết học, chức năng gan, thận và mô bệnh học gan, thận trên chuột cống trắng. Kết luận: Bạch phụ thangkhông gây độc tính bán trường diễn trên chuột cống thực nghiệm.
Ngày nay, việc nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chúng thường có ưu điểm hơn về giá thành cũng như an toàn hơn cho người sử dụng [1].Nghiên cứu độc tính là một bước rất quan trọng trong nghiên cứu phát triển thuốc. Thuốc muốn được sử dụng thì phải đảm bảo an toàn và có hiệu lực. Để đánh giá một phần tính an toàn của thuốc trên lâm sàng bắt buộc phải tiến hành nghiên cứu độc tính trên động vật thực nghiệm. Ngoài ra, tùy từng loại thuốc mà yêu cầu bắt buộc phải thử thêm các độc tính khác như độc tính trên sinh sản và phát triển, độc tính trên miễn dịch [2]…Bạch phụ thang là một sản phẩm của khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Thành phần của Bạch phụ thang là 11 vị dược liệu gồm có Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù du, Đan bì,Trạch tả, Bạch linh, Quế nhục, Phụ tử, Bán chi liên, Bạch hoa xà và Cam thảo.Các vị dược liệu khi dùng riêng rẽ hoặc một số vị được phối hợp trong các bài thuốc y học cổ truyền đã được sử dụng từ lâu trên lâm sàng trong việc điều trị các bệnh lý cấp tính và mạn tính [3,4].Tuy nhiên, trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho đến nay chưa có côngtrình nghiên cứu về tính an toàn khi phối hợp 11 vị dược liệu này trong cùng một chế phẩm. Do vậy, để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của Bạch phụ thang trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá độc tính bán trường diễn của Bạch phụ thangtrên thực nghiệm.
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA BẠCH PHỤ THANG TRÊN THỰC NGHIỆM