SO SÁNH THỜI GIAN TRƠ ĐƯỜNG PHỤ ƯỚC TÍNH BẰNG NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ XÁC ĐỊNH BẰNG THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ TIM Ở BỆNH NHÂN WPW KHÔNG TRIỆU CHỨNG

SO SÁNH THỜI GIAN TRƠ ĐƯỜNG PHỤ ƯỚC TÍNH BẰNG NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ XÁC ĐỊNH BẰNG THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ TIM Ở BỆNH NHÂN WPW KHÔNG TRIỆU CHỨNG

SO SÁNH THỜI GIAN TRƠ ĐƯỜNG PHỤ ƯỚC TÍNH BẰNG NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ XÁC ĐỊNH BẰNG THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ TIM Ở BỆNH NHÂN WPW KHÔNG TRIỆU CHỨNG
Phan Đình Phong1,2, Nguyễn Thanh Hưng3, Bùi Văn Nhơn2
1 Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu nghị ĐK Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mối tương quan giữa thời gian trơ hiệu quả theo chiều xuôi (AP AERP) ước tính bằng nghiệm pháp gắng sức (EST) điện tâm đồ với giá trị AP AERP xác định bằng thăm dò điện sinh lý (EPS) ở bệnh nhân Wolff – Parkinson – White (WPW) không triệu chứng. Nghiên cứu tiến hành trên 35 bệnh nhân WPW không triệu chứng. Các bệnh nhân được phân tầng nguy cơ bằng EST: các bệnh nhân nguy cơ thấp sẽ ước tính AP AERP dựa vào tần số tim tại thời điểm tiền kích thích đột ngột biến mất, các bệnh nhân nguy cơ cao ước tính AP AERP dựa vào tần số tim tối đa bệnh nhân đạt được khi tiến hành nghiệm pháp. Các đối tượng nghiên cứu sau đó được tiến hành EPS xác định AP AERP. Các giá trị AP AERP thu được từ 2 phương pháp được so sánh và kiểm định. Có 6 bệnh nhân được phân tầng nguy cơ thấp bằng EST, AP AERP ước tính bằng EST của các bệnh nhân này là 469 ± 84 ms, không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giá trị xác định bằng EPS là 451± 128 ms. 29 bệnh nhân được phân tầng nguy cơ cao bằng EST, AP AERP ước tính bằng EST là 379 ± 31 ms, dài hơn có ý nghĩa thống kê so với giá trị xác định bằng EPS là 298± 77 ms.Các bệnh nhân WPW không triệu chứng khi làm EST có kết quả không phải phân tầng nguy cơ thấp cần được thăm dò điện sinh lý tim và triệt đốt đường dẫn truyền phụ nhĩ thất.

Trong  quần  thểthì  tỉlệbệnh nhân có điện tâm đồWPW ước tính từ0,1-0,3% [1]. Tần suất mắc mới mỗi năm của WPWlà rất thấp (khoảng 0,004%),  trong  đó  khoảng  50%  là  không  có triệu  chứng. Như vậy,  còn  lại  là  những trường hợp WPW không triệu chứng. Các nghiên cứu đã chỉra  rằng  bệnh nhân WPWban đầuđượcđánh giá  là  không  triệu  chứng  đã  xuất  hiện  các  rối loạn  nhịp  tim  trong  quá  trình  theo  dõi.Các  kết quảnghiên cứu chothấy, tỷlệnguy cơ bịđột tửởnhóm WPW có triệu chứng là 3-4%; trong khi đó tỷlệWPW  không  triệu  chứng có nguy cơ bịđột  tửliên  quan  đến  tiền  kích  thích  chiếm khoảng 0,6% [2]. Điều  trịbệnh  nhân  WPW  bao  gồm  các  biện pháp  theo  dõi  lâu  dài,  dùng  thuốc chống  loạn nhịp  và  cắt  đốt  đường  dẫn  truyền  phụqua đường ống thông. Trong đó, thăm dò điện  sinh lý  và  triệt đốt  bằng  sóng  cao  tần  là  biện  pháp điều  trịmang  tính  triệt đểvới  tỷlệthành  công cao, biến chứng thấp và là lựa chọn hiện nay của phần  lớn  các  trường  hợp  WPW.  Tuy  nhiên,  chỉđịnh  can  thiệp ởbệnh  nhân  WPW  không  triệu chứng  vẫn  là  một  vấn đềđang được  bàn  luận, đặc  biệt  là  những đối tượng nguy cơ thấp.Hiện nay,  nhiều  trung  tâm  tim  mạch ởnước  ta  đã thực hiện thủthuật triệt đốt hội chứng WPW. Đối với các trung tâm có lưu lượng  bệnh  nhân  lớn, nhiều  kinh  nghiệm,  có  thểchỉđịnh  triệt đốt  các ca  WPW  không  triệu  chứng nhưng ởcác  trung tâm  ít  kinh  nghiệm hơn, theo dõi bệnh  nhân  lại là giải pháp hợp lý vềmặt lợi ích -nguy cơ. Các biện pháp thăm dò không  xâm  lấn, đặc  biệt  là nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ, đóng vai trò quan trọng trong phân tầng nguy cơ bệnh  nhân WPW  không  triệu  chứng.AP  AERP  ngắn  là  một trong  những  yếu  tốđểphân  tầng  bệnh  nhân WPW  không  triệu  chứng  là  nguy  cơ  cao.Thời gian trơ hiệu quả của đường phụ thường được xác định trong thăm dò điện sinh lý, nhưng vẫn có thể ước tính bằng thăm dò không xâm nhập.Nghiên  cứu  này  được  tiến  hành  với  mục  tiêu: “mô tảmối tương quan giữa thời gian trơ hiệu quả  theo  chiều  xuôi  (AP  AERP)  ước  tính  bằng nghiệm pháp gắng sức (EST) điện tâm đồ với giá trị AP AERP xác định bằng thăm dò điện sinh lý (EPS)  ở  bệnh  nhân Wolff-Parkinson-White(WPW) không triệu chứng”.

https://thuvieny.com/so-sanh-thoi-gian-tro-duong-phu-uoc-tinh-bang-nghiem-phap-gang-suc-dien-tam-do/

Leave a Comment