Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên thực nghiệm

Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên thực nghiệm.Đông máu là quá trình thay đổi tình trạng vật lý của máu do chuyển fibrinogen là một protein dạng hòa tan thành fibrin dạng gel nhằm hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch [1]. Các sợi fibrin kết lại với nhau thành một mạng lưới giam giữ các tế bào máu và huyết tương tạo ra cục máu đông. Đông máu là một chuỗi các phản ứng hóa học của các yếu tố đông máu có trong huyết tương, các mô tổn thương và tiểu cầu [2], [3]. Tình trạng tăng đông là tình trạng tăng khả năng hình thành cục máu đông trong mạch máu dẫn đến huyết khối [4]. Các nhóm thuốc điều trị bệnh lý huyết khối tắc mạch bao gồm thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông và thuốc tiêu fibrin [5].


Hiện nay, chi phí điều trị các bệnh lý liên quan đến huyết khối tắc mạch, như nhồi máu cơ tim, đột quỵ nhồi máu não, thuyên tắc động mạch phổi, hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch… đã và đang là gánh nặng đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Bệnh động mạch vành đã chiếm tới 14% tử vong toàn cầu và là nguyên nhân chính làm giảm số năm sống còn và số năm sống trong bệnh tật hiệu chỉnh [6]. Nhồi máu não là bệnh lý thần kinh phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Theo báo cáo của Hội nghị Đột quỵ thế giới 2022, tại Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ mỗi năm, tỷ lệ nhồi máu não chiếm tới 76% [7]. Nhồi máu não có tỷ lệ tử vong cao đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư ở các nước phát triển [8]. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển thuốc mới để dự phòng và điều trị huyết khối có hiệu quả và an toàn là việc làm cần thiết.
Thuốc Y học hiện đại được chứng minh có hiệu quả điều trị bệnh lý liên quan đến huyết khối nhưng còn nhiều tác dụng không mong muốn tới người bệnh. Vì thế, xu hướng dùng các chế phẩm thuốc có nguồn gốc dược liệu vừa mang lại hiệu quả, đồng thời hạn chế các tác dụng không mong muốn ngày càng được quan tâm nghiên cứu.
Thuốc Y học cổ truyền có nhiều chế phẩm mới với các dạng bào chế cải tiến giúp tăng hiệu quả điều trị và thuận tiện trong quá trình sử dụng. Dạng cốm hoà tan là dạng thuốc rắn, được điều chế từ bột thuốc và tá dược dính có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh, dễ hấp thụ thuốc qua đường uống.
Cốm Tharodas là chế phẩm Y học cổ truyền có nguồn gốc từ bài thuốc “Bổ dương hoàn ngũ thang” trong “Y Lâm cải thác” của danh y Vương Thanh Nhậm đời nhà Thanh, Trung Quốc có công dụng bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc. Bài thuốc gồm 7 vị thuốc gồm Sinh hoàng kỳ, Xích thược, Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Địa long [9]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về độc tính cấp và tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên thực nghiệm. Do vậy, để cung cấp bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của cốm Tharodas chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên thực nghiệm” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp của cốm Tharodas trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên mô hình gây đông bằng lipopolysaccharid trên thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………….. 4
1.1. Đông máu theo Y học hiện đại …………………………………………………….. 4
1.1.1. Giai đoạn cầm máu ban đầu ………………………………………………….. 4
1.1.2. Giai đoạn đông máu huyết tương……………………………………………. 6
1.1.3. Quá trình tiêu sợi huyết…………………………………………………………. 9
1.1.4. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu sinh lý ……… 10
1.1.5. Các xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu ………………………… 11
1.2. Một số bệnh lý liên quan đến quá trình đông máu…………………………. 14
1.2.1. Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch ……………………….. 14
1.2.2. Tăng đông và huyết khối ……………………………………………………… 14
1.2.3. Thuốc chống đông máu theo Y học hiện đại …………………………… 15
1.3. Đông máu theo Y học cổ truyền …………………………………………………. 18
1.3.1. Chứng huyết ứ ……………………………………………………………………. 18
1.3.2. Các thể bệnh trên lâm sàng của chứng huyết ứ ………………………. 19
1.4. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu…………………………………………….. 24
1.4.1 Nguồn gốc, xuất xứ ……………………………………………………………… 24
1.4.2. Thành phần bài thuốc …………………………………………………………. 24
1.4.3. Tác dụng vị thuốc theo Y học cổ truyền …………………………………. 24
1.5. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu độc tính và ý nghĩa về việc
nghiên cứu tính an toàn của thuốc Y học cổ truyền……………………………… 26
1.5.1. Thuốc y học cổ truyền và nguyên nhân tiến hành thử độc tính….. 26
1.5.2. Các phương pháp thử nghiệm độc tính cấp ……………………………. 27
1.6. Tổng quan về các mô hình chống đông trên thực nghiệm………………. 29
1.7. Tổng quan các nghiên cứu điều trị đông máu bằng y học cổ truyền … 31
1.7.1. Trên thế giới………………………………………………………………………. 31
1.7.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………… 32CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ………………………………………………………………………………………………… 33
2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………………. 33
2.1.1. Thuốc nghiên cứu……………………………………………………………….. 33
2.1.2. Dụng cụ, hoá chất và máy móc nghiên cứu ……………………………. 34
2.2. Đối tượng nghiên cứu. ………………………………………………………………. 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu. ………………………………………………………….. 35
2.3.1. Nghiên cứu độc tính cấp của cốm Tharodas…………………………… 35
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên mô
hình gây đông bằng lipopolysaccharid trên chuột nhắt trắng……………. 36
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………………………….. 38
2.5. Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………………… 38
2.6. Xử lý số liệu…………………………………………………………………………….. 38
2.7. Sai số và cách khống chế sai số ………………………………………………….. 39
2.8. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………….. 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………… 41
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cốm Tharodas ……………………… 41
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên mô
hình gây đông bằng lipopolysaccharid trên động vật thực nghiệm ………… 42
3.2.1. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến số lượng tiểu cầu………………. 42
3.2.2. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến nồng độ fibrinogen……………. 43
3.2.3. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến thời gian prothrombin, tỷ lệ
Prothombin và Prothrombin-INR ………………………………………………….. 44
3.2.4. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến thời gian thromboplastin từng
phần hoạt hóa (aPTT) và aPTTbệnh-chứng ……………………………………. 47
3.2.5. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến mức độ hủy hoại tế bào gan
chuột nhắt trắng gây đông máu bằng lipopolysaccharid ………………….. 483.2.6. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến chức năng thận của chuột nhắt
trắng gây đông máu bằng lipopolysaccharid ………………………………….. 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………. 52
4.1. Bàn luận về độc tính cấp của cốm Tharodas ………………………………… 52
4.2. Bàn luận về tác dụng chống đông máu của cốm Tharodas trên mô hình
gây đông máu bằng lipopolysacchrid trên động vật thực nghiệm. …………. 54
4.2.1. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến số lượng tiểu cầu………………. 56
4.2.2. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến nồng độ fibrinogen……………. 57
4.2.3. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến thời gian prothrombin, tỷ lệ
prothrombin và prothrombin-INR………………………………………………….. 58
4.2.4. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến thời gian thromboplastin từng
phần hoạt hóa (aPTT) và aPTTbệnh-chứng ………………………………………….. 61
4.2.5. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến mức độ hủy hoại tế bào gan
chuột nhắt trắng gây đông máu bằng lipopolysaccharid ………………….. 62
4.2.6. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến chức năng thận của chuột nhắt
trắng gây đông máu bằng lipopolysaccharid ………………………………….. 65
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 66
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần sản phẩm ………………………………………………………….. 33
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cốm Tharodas ………………… 41
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến số lượng tiểu cầu……………….. 42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến nồng độ fibrinogen…………….. 43
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến thời gian prothrombin (PTs) .. 44
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến tỷ lệ prothrombin (PT%)…….. 45
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của cốm Tharodas prothrombin-INR (PT-INR) ……… 46
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến thời gian thromboplastin từng
phần hoạt hóa (aPTTs)………………………………………………………………………… 47
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến thời gian aPTTbệnh-chứng …. 48
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến hoạt độ AST trong máu chuột…. 49
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến hoạt độ ALT trong máu chuột . 49
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến nồng độ creatinin trong máu chuột
nhắt trắng …………………………………………………………………………..50
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của cốm Tharodas đến nồng độ ure trong máu chuột
nhắt trắng ………………………………………………………………………………………….. 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment