Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên thực nghiệm.Gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric trong máu, nguyên nhân do acid uric được sản xuất quá nhiều, hoặc bài tiết quá ít. Khi acid uric bị bão hòa ở màng ngoài tế bào, sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô, dẫn đến phản ứng viêm. Tùy theo vị trí tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện triệu chứng viêm ở cơ quan đó, có thể là viêm khớp cấp, đợt cấp của viêm khớp mạn hoặc viêm khớp mạn tính [1], [2]. Những nghiên cứu gần đây về mặt dịch tễ và lâm sàng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh Gout ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, do điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Theo Anne Kathrin Tausche (2009) ít nhất 1-2% người trưởng thành ở các nước phát triển bị mắc bệnh [3]. Tại các nước châu Âu và châu Mỹ, bệnh Gout chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số các bệnh lý về khớp [4]. Theo thống kê của hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (2020), Gout là bệnh khớp phổ biến nhất trong các bệnh lý về khớp chiếm 3,9% dân số, tương đương 9,2 triệu người [5].
Tại Việt Nam, sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh Gout cũng rất rõ rệt, đến năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 1% tương đương với khoảng 940.000 người mắc bệnh, xuất hiện chủ yếu ở nam giới với tỷ lệ lên tới 94% và có 75% số người mắc đang trong độ tuổi lao động [1]. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển ngày càng nặng dẫn đến hủy hoại khớp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng cho gia đình và xã hội [6]. Hiện nay có nhiều thuốc hóa dược đã và đang được sử dụng điều trị cơn Gout cấp và Gout mạn tính do tác dụng nhanh, mạnh, hiệu quả tốt như colchicin, thuốc ức chế IL-1, thuốc ức chế tổng hợp enzym xanthin oxidase, thuốc ức chế enzym URAT1, các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và glucocorticoid [7], [8]. Tuy nhiên do bệnh có tính chất mạn tính, người bệnh dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận, gây độc với tủy xương…
2
Theo Y học cổ truyền (YHCT), bệnh Gout thuộc phạm vi chứng “Thống phong” với cơ chế bệnh sinh liên quan tới các yếu tố phong, thấp, nhiệt nên pháp điều trị chủ yếu là khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc [9]. Các tác dụng này khá tương đồng với tác dụng giảm đau, chống viêm và thải trừ acid uric như tân dược, tuy nhiên phải có nhiều nghiên cứu để chứng minh tính an toàn và hiệu quả. Sử dụng các thuốc hạ acid uric máu có nguồn gốc hóa dược lâu ngày ở một số trường hợp có thể gây ra những tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc buồn ngủ, do đó, việc tìm ra thêm một sự lựa chọn trong điều trị bệnh Gout đang là thách thức cho các nhà khoa học hiện nay. Bài thuốc “Hạ Gout Vương” có thành phần là hai bài thuốc cổ phương Bạch hổ thang và Tứ diệu tán gia giảm trên cơ sở pháp điều trị là thanh nhiệt, trừ phong thấp, chỉ thống điều trị theo cơ chế bệnh sinh của bệnh Gout theo YHCT. Với mục tiêu chứng minh tính an toàn và tác dụng dược lý của bài thuốc trong điều trị Gout dựa vào các bằng chứng khoa học hiện đại, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên thực nghiệm” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá độc tính cấp của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên thực nghiệm.
2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu của cao
lỏng “Hạ Gout Vương” trên thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………..3
1.1. Tổng quan về khảo sát tính an toàn của thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu…………………………………………………………………………………………………..3
1.1.1. Thử nghiệm về độc tính cấp…………………………………………………….3
1.2. Tổng quan bệnh Gout theo y học hiện đại……………………………………….5
1.2.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….5
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh…………………………………………….5
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Gout………………………6
1.2.4. Chẩn đoán xác định bệnh Gout………………………………………………..8
1.2.5. Điều trị bệnh Gout………………………………………………………………..10
1.2.6. Một số mô hình nghiên cứu về Gout hiện nay………………………….11
1.3. Tổng quan bệnh Gout theo Y học cổ truyền…………………………………..12
1.3.1. Bệnh danh……………………………………………………………………………12
1.3.2. Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh…………………………………………..13
1.3.3. Chẩn đoán và điều trị theo YHCT…………………………………………..15
1.4. Một số nghiên cứu về thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh Gout17
1.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm……………………………………………………….17
1.4.2. Nghiên cứu lâm sàng…………………………………………………………….19
1.5. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu………………………………………………22
1.5.1. Bài thuốc nghiên cứu…………………………………………………………….22
1.5.2. Phân tích bài thuốc……………………………………………………………….23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………28
2.1. Chất liệu nghiên cứu…………………………………………………………………..28
2.1.1. Cao lỏng “Hạ Gout Vương”…………………………………………………..28
2.1.2. Thuốc và hóa chất dùng trong nghiên cứu……………………………….292.1.3. Hóa chất và phương tiện nghiên cứu trên thực nghiệm………………30
2.2. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm………………………………………..31
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………………31
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….32
2.4.1. Đánh giá độc tính cấp của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên thực
nghiệm…………………………………………………………………………………………32
2.4.2. Đánh giá tác dụng giảm đau…………………………………………………..32
2.4.3. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp…………………………………………34
2.4.4. Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của cao lỏng “Hạ Gout Vương”
trên thực nghiệm……………………………………………………………………………36
2.5. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………………..37
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………37
2.7. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………….38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….39
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao lỏng “Hạ Gout Vương”…….39
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu của
cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên mô hình thực nghiệm………………………….40
3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau của cao lỏng “Hạ Gout
Vương” trên mô hình thực nghiệm……………………………………………….40
3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm của cao lỏng “Hạ Gout
Vương” trên mô hình thực nghiệm gây phù chân chuột…………………..42
3.2.3. Kết quả đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của cao lỏng “Hạ
Gout Vương” trên mô hình thực nghiệm……………………………………….48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………….49
4.1. Độc tính cấp của cao lỏng “hạ gout vương”…………………………………..49
4.2. Tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu của cao lỏng “Hạ
Gout Vương” trên mô hình thực nghiệm……………………………………………..524.2.1. Tác dụng giảm đau của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên mô hình
thực nghiệm………………………………………………………………………………….52
4.2.2. Tác dụng chống viêm của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên mô hình
thực nghiệm gây phù chân chuột……………………………………………………..57
4.2.3. Tác dụng hạ acid uric máu của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên mô
hình thực nghiệm…………………………………………………………………………..64
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….69
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tác dụng hạ acid máu của một số vị thuốc trong cao lỏng “Hạ
Gout Vương”…………………………………………………………………..24
Bảng 2.1. Thành phần, liều lượng các vị thuốc trong bài thuốc…………….28
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao lỏng “Hạ Gout
Vương”…………………………………………………………………………..39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao lỏng “Hạ Gout Vương” đến thể trọng chuột..39
Bảng 3.3. Dấu hiệu bất thường của chuột sau uống cao lỏng “Hạ Gout
Vương”…………………………………………………………………………..40
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cao lỏng “Hạ Gout Vương” lên số cơn quặn đau
bằng acid acetic……………………………………………………………….41
Bảng 3.5. Tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên
mô hình gây phù chân chuột sau 2 giờ………………………………..42
Bảng 3.6. Tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên
mô hình gây phù chân chuột sau 4 giờ………………………………..43
Bảng 3.7. Tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên
mô hình gây phù chân chuột sau 6 giờ………………………………..43
Bảng 3.8. Tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng “Hạ Gout Vương” trên
mô hình gây phù chân chuột sau 24 giờ………………………………44
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của cao lỏng “Hạ Gout Vương” đến số lượng bạch
cầu trong dịch rỉ viêm………………………………………………………46
Bảng 3.10. Kết quả gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat trên động vật
thực nghiệm…………………………………………………………………….48
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của cao lỏng “Hạ Gout Vương” lên nồng độ acid
uric máu động vật thực nghiệm………………………………………….48DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của cao lỏng “Hạ Gout Vương” lên thời gian phản
ứng với nhiệt độ ở động vật thực nghiệm trên mâm nóng……40
Biểu đồ 3.2. Mức độ phù chân chuột tại các thời điểm nghiên cứu…………44
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của cao lỏng “Hạ Gout Vương” đến thể tích dịch rỉ
viêm……………………………………………………………………………..45
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của cao lỏng “Hạ Gout Vương” đến hàm lượng
protein trong dịch rỉ viêm……………………………………………….4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com