Nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ.Ung thư phổi (UTP) hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu với tỷ lệ UTP ngày càng tăng nhanh, tỷ lệ tử vong cao, độ tuổi mắc bệnh ngày càng giảm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những loại ung thư trên thế giới [52]. Theo báo cáo ung thư toàn cầu của Viện Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế, cho biết năm 2012 trên thế giới UTP chiếm 1,8 triệu trường hợp (12,9%) với 1,59 triệu trường hợp tử vong (19,4%) [52], vượt lên ung thư gan đứng hàng thứ nhất. Điều đáng chú ý là ngày nay phần lớn các trường hợp UTP được phát hiện tại các nước đang phát triển, với sự gia tăng từ 31% trong tổng số UTP được chẩn đoán trên thế giới vào năm 1980 lên 55% vào thời gian gần đây [40]. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, UTP chiếm hàng đầu của ung thư ở nam giới, với tỷ suất bệnh mới là 29,6/100.000 dân, xếp trên cả ung thư gan (21,4/100.000) và ung thư đại trực tràng (15,2/100.000). Ở khu vực này, UTP của nữ giới xếp hàng thứ tư (11,9/100.000 dân) sau ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng. UTP có tiên lượng rất xấu, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở cả hai giới ở Đông Nam Á (ở nam giới là 26,3/100.000 dân, ở nữ giới là 10,4/100.000) [40].
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2013 của bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm có khoảng 116.000 trường hợp mắc mới và hơn 80.000 trường hợp tử vong [4]. Khảo sát về xuất độ ung thư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm trở lại đây với 33.126 bệnh nhân ung thư, kết quả cho thấy trong 5 loại ung thư gặp nhiều nhất ở nữ, UTP đứng thứ tư, còn ở nam giới UTP đứng hàng thứ nhất. Qua khảo sát trên cũng cho thấy ở cả nam và nữ khi bước qua tuổi 40 thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn [4].
Khoảng hơn 80% trường hợp UTP là dạng ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN). Những khối u loại này còn được phân chia thành các loại mô bệnh học chính là carcinôm tuyến, carcinôm tế bào gai, carcinôm tế bào lớn và carcinôm gai – tuyến. Đa số UTP được phát hiện ở giai đoạn muộn, mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng tỷ lệ sống còn 5 năm chỉ khoảng 10 – 15% [40].
Gần đây các nghiên cứu cho thấy rằng đột biến gen EGFR có thể dẫn đến tăng sinh bất thường và cũng như sự chuyển dạng tế bào, dẫn đến bệnh lý ác tính. Đột biến EGFR có tiên lượng xấu và khả năng đáp ứng tốt với thuốc nhắm trúng đích phân tử ức chế miền tyrosine kinase và đã được báo cáo đầu tiên năm 2004 trên những bệnh nhân có đáp ứng với genfitinib [69], [78]. Tuy vậy, đột biến gen EGFR rất đa dạng và tỷ lệ bệnh nhân có mang đột biến khác nhau giữa các chủng tộc. Tỷ lệ này xấp xỉ 3% ở người Mỹ, nhưng lên đến 32% ở người Nhật [78], 36,4% ở Hàn Quốc [18], 55% ở Đài Loan [49], 57,4% ở Thái Lan [106], đột biến cũng thường tìm thấy nhiều hơn trên bệnh nhân nữ so với bệnh nhân nam, trên bệnh nhân không có tiền căn hút thuốc lá so với người từng hút thuốc lá, đột biến hầu như chỉ gặp trên loại carcinôm tuyến, hiếm khi tìm thấy ở carcinôm gai – tuyến [70], [108]. Tỷ lệ đột biến tìm thấy trên người châu Á rất cao, phù hợp với quan sát trong những thử nghiệm lâm sàng trước đây, trong đó bệnh nhân châu Á có đáp ứng tốt hơn hẳn với thuốc điều trị đặc hiệu so với bệnh nhân Âu – Mỹ. Đột biến gen EGFR thường gặp nhất là đột biến mất đoạn xảy ra trên exon 19 chiếm khoảng 50% (thường xuyên nhất là mất đoạn E746_A750) và kế đến là đột biến điểm L858R tại exon 21 chiếm khoảng 35 – 45% (thay thế của leucine 858 bởi arginine). Các đột biến thêm đoạn trên exon 20 hay đột biến điểm trên exon 18 ít gặp hơn chiếm khoảng 5%, chính vì vậy việc xác định có hay không có đột biến gen
EGFR rất quan trọng cho việc lựa chọn điều trị nhắm trúng đích cho bệnh nhân ung thu phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN).
Hiện nay có nhiều loại phuơng pháp giúp xác định đột biến gen EGFR, phuơng pháp thuờng đuợc sử dụng nhiều nhất là kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA, các kỹ thuật khác nhu phân tích đa hình chuỗi đơn dựa trên PCR, phân tích sản phẩm PCR dựa trên tính nóng chảy, ARMS – PCR và đây là tiêu chuẩn vàng để xác định đột biến gen EGFR. Tuy nhiên muốn giải trình tự gen đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật viên phải có trình độ cao. Với mong muốn tìm ra một phuơng pháp đơn giản, rẻ tiền, có thể áp dụng ở những nơi chua có kỹ thuật giải trình tự gen, chúng tôi tiến hành phuơng pháp xét nghiệm hóa mô miễn dịch (HMMD) sử dụng kháng thể đặc hiệu delE746 – A750 và L858R nhằm đánh giá biểu hiện của protein EGFR giúp cho việc phát hiện sớm đột biến EGFR nhằm giúp ích cho việc điều trị nhắm trúng đích trên UTP ở Việt nam. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ đột biến và các kiểu đột biến gen EGFR trong UTPKTBN bằng phuơng pháp giải trình tự gen.
2. Xác định tỷ lệ biểu hiện protein EGFR delE746_A750 tại exon 19 và L858R tại exon 21 bằng phuơng pháp HMMD.
3. Đối chiếu kết quả kết quả nhuộm HMMD protein EGFR delE746_A750 và L858R với kết quả giải trình tự gen EGFR trong UTPKTBN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Tiếng Việt:
1. Tô Kiều Dung, Nguyễn Việt Cồ, Phùng Phuơng Anh (2000). “Phẫu thuật điều trị ung thu phế quản phổi tại Viện lao và bệnh phổi năm 1999”. Thông tin Y Dược, số chuyên đề ung thu 8/2000, tr. 137 – 141.
2. Nguyễn Minh Hà (2013) . Xác định đột biến gen EGFR và gen KRAS quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Luận án tiến sĩ. Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Vân Khánh, Tạ Minh Hiếu, Trần Huy Thịnh và cộng sự (2011). “Đột biến gen EGFR, KRAS trong ung thu và liệu pháp điều trị đích”. Nghiên cứu Y học, tr. 138-148.
4. Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Nguyễn Chấn Hùng (2014), “Năm ung thu hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh” Ung thư học Việt Nam, số 3 năm 2014, tr. 18 – 36.
5. Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Chấn Hùng và cs (1995). Ung thư phổi. Cẩm nang ung u học lâm sàng, tập 2, tr. 405 – 426. Bản dịch từ Manual of clinical Oncology, UICC 6th édition 1994.
6. Trần Minh Thông, Vuơng Gia Huy (2014) “ Đặc điểm đột biến gen EGFR của 34 bệnh nhân ung thu phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Y dược lâm sàng 108. Tập 9, tr. 106 – 111.
7. Nguyễn Sào Trung (2005). Bệnh học tạng và hệ thống. Nhà xuất bản Y học 1994, tr. 41 – 49.
8. Phạm Lê Anh Tuấn, Trần Vân Khánh, Tạ Minh Hiếu và cộng sự (2013). “Phát hiện đột biến gen EGFR bằng kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpion ARMS”. Nghiên cứu Y học, 83(3), tr. 1-6
9. Bùi Chí Viết (2003), “Phẫu trị ung thư phổi nguyên phát không tế bào nhỏ”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 4, tr. 256 – 268.
10. Lê Văn Việt (2013). Khảo sát đột biến gen EGFR trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
11. Hoàng Anh Vũ, Cao Văn Động và cộng sự (2014). “ Đột biến gen EGFR và trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”. Y Dược Học Lâm Sàng 108 -Tập 9, tr. 58-64.
12. Vũ Văn Vũ và cộng sự (2010), “Điều trị ung thư phổi giai đoạn tiến xa bằng Erlotinib. Những nhận định ban đầu nhân 10 trường hợp tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM”, Y học Tp. Hồ Chí Minh, 14(4), tr. 408 – 413.
MỤC LỤC nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤCLỤC
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH i
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Dịch tễ học 4
1.2. Cơ chế bệnh sinh phân tử của ung thư phổi không tế bào nhỏ 6
1.3. Đặc điểm lâm sàng 26
1.4. Xếp hạng lâm sàng theo tnm 26
1.5. Đặc điểm giải phẫu bệnh 28
1.6. Điều trị 37
1.7. Tiên lượng 40
1.8. Tình hình nghiên cứu đột biến gen EGFR và nhuộm HMMD sử dụng
kháng thể đặc hiệu trong UTPKTBN tại Việt Nam 40
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 58
3.1. Xác định tỷ lệ đột biến gen EGFR trong utpktbn bằng phương pháp
giải trình tự gen 58
3.2. Xác định tỷ lệ biểu hiện protein EGFR DelE746_A750 và L858R
bằng phương pháp HMMD 73
3.3. Đối chiếu kết quả nhuộm HMMD protein EGFR DelE746_A750 và
L858R với kết quả giải trình tự gen EGFR 80
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 85
4.1. Xác định tỷ lệ đột biến EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ 86
4.2. Biểu hiện của protein EGFR 103
4.3. Đối chiếu kết quả giữa đột biến gen EGFR với nhuộm HMMD sử
dụng kháng thể đặc hiệu với đột biến E746_A750 và L858R 107
4.4. Hạn chế của đề tài 112
KẾT LUẬN 113
KIẾN NGHỊ 115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ I
TÀI LIỆU THAM KHẢO II
PHỤ LỤC
– DANH SÁCH BỆNH NHÂN A
– PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU E
Nguồn: https://luanvanyhoc.com