NGHIÊN CỨU GÂY MÊ KHÔNG SỬ DỤNG OPIOID TRONG PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI

NGHIÊN CỨU GÂY MÊ KHÔNG SỬ DỤNG OPIOID TRONG PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI

NGHIÊN CỨU GÂY MÊ KHÔNG SỬ DỤNG OPIOID TRONG PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI
Nguyễn Lưu Phương Thuý1; Nguyễn Trường Giang2
Hoàng Văn Chương1; Vũ Thị Thanh Nga3; Nguyễn Trung Kiên1
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả vô cảm ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô hấp và tác dụng không mong muốn của gây mê không sử dụng opioid trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu gây mê phẫu thuật không sử dụng opioid trên 30 bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Quân y 103 từ 5 – 2018 đến 2 – 2019. Trước khởi mê tiêm chậm lidocaine 2 mg/kg; magnesium 30 mg/kg. Khởi mê bằng propofol 2 – 2,5 mg/kg; ketogesic 30 mg; rocuronium 0,8 mg/kg. Đặt ống nội khí quản khi TOF = 0, RE và SE ≤ 60. Sau khởi mê, tiêm ketamin 0,5 mg/kg, tê chân trocar bằng ropivacain 0,5%. Điều chỉnh thuốc mê để duy trì RE, SE trong khoảng 40 – 60; theo dõi mạch, huyết áp, lượng thuốc tiêu thụ, tác dụng không mong muốn. Kết quả: 100% bệnh nhân có chất lượng vô cảm tốt với RE, SE đều nằm trong khoảng mê đủ (≤ 60), RE – SE ≤ 3 tại các thời điểm từ sau khởi mê đến khi đóng da chứng tỏ không có hoạt động điện cơ ở thùy trán, không có trường hợp nào xuất hiện thức tỉnh trong mổ hoặc có ký ức về cuộc mổ, huyết động ổn định trong quá trình phẫu thuật. 100% bệnh nhân được rút ống nội khí quản ngay sau phẫu thuật, không gặp biến chứng về tuần hoàn và hô hấp, 8/30 bệnh nhân (26,67%) có tăng tiết đờm nhưng nhẹ và được khắc phục hoàn toàn khi rút ống có sử dụng máy hút; 1 bệnh nhân (3,33%) xuất hiện buồn nôn nhưng không nôn, được theo dõi và hồi phục tốt sau mổ. Kết luận: gây mê không opioid có hiệu quả vô cảm tốt và an toàn trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua.

NGHIÊN CỨU GÂY MÊ KHÔNG SỬ DỤNG OPIOID TRONG PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI

Leave a Comment