NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ABI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TICAGRELOR TRÊN CÁC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
Đề cương nghiên cứu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ABI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TICAGRELOR TRÊN CÁC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI.Bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) là tình trạng hẹp một phần hay tắc hoàn toàn lòng động mạch kéo dài, nguyên nhân chủ yếu do xơ vữa động mạch, dẫn đến giảm lượng máu tới cho các mô mà động mạch chi phối.
Theo Hankey GJ và CS thì BĐMCDMT gặp ở khoảng 20% dân số trên 50 tuổi [27] , Năm 1999- 2000, khoảng 5 triệu người Mỹ bị bệnh lý này, và con số ước tính sẽ đạt khoảng 7 triệu vào năm 2020 [58]. Tỷ lệ BĐMCDMT ở nước Mỹ còn cao hơn cả bệnh lý suy tim, đột quỵ não, và cũng cao hơn cả bệnh nhồi máu cơ tim.
Trong các phương tiện chẩn đoán BĐMCDMT, thì siêu âm mạch là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn rất có giá trị, với độ đặc hiệu > 96%[40], tuy nhiên đây là một kỹ thuật cao và khó triển khai ở mọi tuyến. Vì vậy để sàng lọc và chẩn đoán sớm cần một phương pháp khác với độ nhạy cao, nhưng kỹ thuật đơn giản hơn. Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay (ABI) đáp ứng được những tiêu chí trên [44]. Phương pháp này cần được nghiên cứu, đánh giá để áp dụng trong sàng lọc, chẩn đoán sớm BĐMCDMT, cũng như để tiên lượng và theo dõi trong điều trị nhóm bệnh lý này.
Tiên lượng của bệnh lý động mạch chi dưới chủ yếu dựa vào các biến cố tim mạch. Theo TASC 2000[60] thì trên 50% bệnh nhân BĐMCDMT có kèm theo bệnh động mạch vành, sau thời gian 5 năm từ khi có triệu chứng đau cách hồi có tới 23% bệnh nhân tử vong do các bệnh mạch máu, và tử vong do mọi nguyên nhân lên tới 30%. Đặc biệt ở bệnh nhân mức độ nặng với chỉ số ABI thấp nhất thì tỷ lệ tử vong lên tới 25%/ năm.
Nghiên cứu của Fowkes FG, Murray GD [25] cho thấy nguy cơ các biến cố tim mạch chính (NMCT, đột quỵ, tử vong do tim mạch) ở bệnh nhân BĐMCDMT là khoảng 5% hàng năm, và tử vong do các biến cố tim mạch chiếm tới 75% tất cả các tử vong ở bệnh lý này.
Do các biến cố tim mạch là nguyên nhân tử vong chính ở bệnh nhân bị BĐMCDMT, nên việc sử dụng các thuốc kháng kết tập tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân này là điều trị nền tảng quan trọng hàng đầu. So với aspirin, ưu thế của Clopidogrel liều 75 mg đã được chứng minh qua nghiên cứu CAPRIE [8], và thuốc này được ACC/AHA 2011 và ESC 2011 khuyến cáo trong dự phòng biến cố tim mạch ở bệnh nhân có BĐMCDMT. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu các thuốc mới hiệu quả hơn là rất cần thiết.
Ticagrelor (AZD6140) là một thuốc kháng kết tập tiểu cầu mới. Tương tự như clopidogrel, thuốc này chế ức chế thụ thể P2Y12. Tuy nhiên ticargrelor có tính chất dược lý ưu việt hơn clopidogrel, do nó không bị chuyển hóa bởi cyp2c19 ở gan, và nó gắn thuận nghịch vào thụ thể P2Y12 của tiểu cầu. Gần đây, trong nghiên cứu PLATO, ticagrelor được chứng minh là có tác dụng vượt trội so với clopidogrel ở các bệnh nhân có hội chứng vành cấp về giảm các biến cố tim mạch, trong khi biến cố chảy máu lớn khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Câu hỏi được đặt ra là: trong điều trị phòng ngừa các biến cố tim mạch ở bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại biên thì liệu ticagrelor có đem lại lợi ích hơn so với clopidogrel hay không?.
Với mục đích đánh giá giá trị chẩn đoán của chỉ số ABI và hiệu quả của ticargrelor trong BĐMCDMT chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu giá trị của chỉ số ABI trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới có đối chiếu với siêu âm Doppler và MSCT mạch chi.
2. Đánh giá hiệu quả và các tác dụng không mong muốn của ticargrelor so với clopidogrel trong điều trị các bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. GIẢI PHẪU HỆ ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI 3
1.1.1. Động mạch chậu chung, chậu ngoài, chậu trong 3
1.1.2. Động mạch đùi chung. 3
1.1.3. Động mạch đùi sâu 3
1.1.4. Động mạch đùi nông. 3
1.1.5. Động mạch khoeo. 3
1.1.6. Động mạch chày trước. 4
1.1.7. Động mạch chày sau. 5
1.1.8. Các ĐM mu chân, động mạch gan chân trong và động mạch gan chân ngoài. 5
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI. 5
1.2.1. Khái niệm về bệnh lý mạch ngoại biên. 5
1.2.2. Khái niệm bệnh động mạch chi dưới mạn tính. 6
1.2.3. Lâm sàng của bệnh động mạch chi dưới. 7
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch và phát triển bệnh PAD. 9
1.2.5. Dịch tễ học của bệnh động mạch chi dưới. 12
1.3. CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI BẰNG MỘT SỐ TEST KHÔNG XÂM NHẬP 12
1.3.1. Chỉ số ABI 12
1.3.2. Siêu âm Doppler 15
1.3.3. Chụp cắt lớp vi tính 19
1.4. ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI 20
1.4.1. Điều trị nội khoa. 20
1.4.2. Phương pháp can thiệp mạch và đặt stent. 21
1.4.3. Phẫu thuật làm cầu nối động mạch. 22
1.4.4. Khuyến cáo sử dụng kháng kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân PAD 22
1.4.5. Thuốc Ticagrelor 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Địa điểm nghiên cứu: 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu: 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 27
2.3.3. Quy trình nghiên cứu: 27
2.3.4. Các tiêu chí đánh giá trong thử nghiệm lâm sàng ticagrelor. 32
2.4. Kỹ thuật đo chỉ số ABI 33
2.5. Siêu âm Doppler hệ đông mạch chi dưới. 33
2.6. Xử lý số liệu: 34
2.7. Biện pháp khắc phục các sai số: 34
2.8. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu: 35
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 36
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 36
3.2. Mối tương quan giữa ABI theo tầng mạch tổn thương 36
3.3. Mối tương quan giữa ABI với lâm sàng PAD 36
3.3.1. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính của chỉ số ABI trong chẩn doán bệnh động mạch chi dưới. 37
3.3.2. Vẽ đường cong ROC xác định điểm cut-of f của chỉ số ABI trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên 37
3.3.3 So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số ABI với siêu âm mạch. 37
3.3.4 Giá trị chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới khi kết hợp chỉ số ABI với siêu âm Doppler. 37
3.3. So sánh đặc điểm ban đầu của hai nhóm dùng ticagrelor và clopidogrel 37
3.4. Đánh giá hiệu quả của ticagrelor so với clopidogrel 39
3.5. Đánh giá độ an toàn và tác dụng phụ của thuốc: 40
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 42
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 42
TÀI LỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com