Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tim trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ
Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tim trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ.Bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) hay bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh có thể gây ra các hậu quả thiếu máu cơ tim mạn tính với các triệu chứng như đau thắt ngực, suy tim và thiếu máu cơ tim cấp tính như tình trạng NMCT cấp. BTTMCB là bệnh tim mạch khá phổ biến ở những nước phát triển và có xu hướng gia tăng ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo ước tính, ở Mỹ có khoảng 7 triệu người bị BTTMCB và hàng năm thêm 350.000 người bị đau thắt ngực mới [1].
Chẩn đoán bệnh nhân có thiếu máu cơ tim là cần thiết nhưng việc xác định vùng cơ tim nào còn sống là điều quan trọng. Vùng cơ tim mất chức năng nhưng vẫn còn sống sẽ có khả năng hồi phục sức co bóp sau khi được tái tưới máu đầy đủ. Vùng sẹo xuyên thành cơ tim là vùng không còn mô sống sót và không có lợi gì khi được tái thông đồng thời lại còn làm tăng tỷ lệ tai biến sau can thiệp [2], [3]. Trong BTTMCB với thể bệnh NMCT cấp, kể cả khi đã được tái tưới máu ĐMV thủ phạm thìtiên lượng của bệnh nhân sau NMCT phụ thuộc chặt chẽ vào mức đô lan rông của vùng hoại tử cơ tim. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra kích thước vùng hoại tử cơ tim sau nhồi máu cơ tim liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ sống còn và các biến cố tim mạch về sau [4].
CHT tim hiện nay ngày càng trở nên phát triển và được sử dụng rông rãi như một phương pháp đánh giá hình thái và chức năng tim với đô tin cậy và chính xác cao, an toàn. CHT hình ảnh đông (CHT xi nê máu trắng) hiện tại được coi là phương pháp tiêu chuẩn quy chiếu trong đánh giá thể tích thất, khối lượng cơ tim, phân suất tống máu, cũng như được khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá CNTT đòi hỏi tính chính xác cao, có thể đo lặp nhiều lần, cho phép giảm cỡ mẫu và tăng lực thống kê của nghiên cứu [5]. CHT hình ảnh động còn giúp đánh giá tính sống còn cơ tim trước can thiệp dựa trên đo bề dày thất trái cuối kỳ tâm trương [6], [7].
CHT tim ngấm thuốc muộncho phép đánh giá vùng cơ tim hoại tử nhồi máu và sẹo xơ với độ phân giải không gian cao, phân biệt nhồi máu dưới nội mạc hay xuyên thành, phát hiện được nhồi máu dưới nội mạc, đặc biệt là vùng cơ tim thành sau và dưới thất trái vốn rất dễ bỏ sót trên SPECT [8]. CHT ngấm muộn có độ nhạy cao trong chẩn đoán vùng cơ tim hoại tử và sẹo xơ cả ở bệnh nhân NMCT cấp và nhồi máu mãn tính [9]. CHT ngấm muộn có độ chính xác cao trong xác định sự phù hợp giữa tổn thương hoại tử ngấm thuốc muộn và ĐMV thủ phạm trên chụp ĐMV (infarct-related artery) ở bệnh nhân NMCT [9], [10]. Đây là cơ sở sử dụng CHT ngấm muộn để đánh giá tính sống còn cơ tim ở các bệnh nhân BTTMCB trước khi can thiệp, đánh giá hiệu quả của can thiệp tái tưới máu ở các bệnh nhân đã được can thiệp, đặc biệt trên các bệnh nhân NMCT cấp. Do đó hiện nay trên thế giới, ngày càng có nhiều nghiên cứu sử dụng CHT tim để đánh giá hiệu quả của can thiệp tái tưới máu ở các bệnh nhân BTTMCB, trong đó tập trung ở các BN NMCT cấp.
CHT ngấm thuốc muộn giúp đánh giá mức độ xuyên thành của tổn thương nhồi máu, kích thước vùng cơ tim hoại tử (infarct size), tắc nghẽn vi mạch kèm theo ở bệnh nhân NMCT đã được can thiệp ĐMV. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra mức độ xuyên thành của nhồi máu, kích thước vùng cơ tim hoại tử trên CHT tỷ lệ nghịch với khả năng hồi phục vận động sau tái tưới máu, mức độ xuyên thành càng cao, vùng hoại tử càng lớn thì khả năng hồi phục vận động càng giảm [11],[12], [13], [14], [15].
Chẩn đoán phân biệt nhồi máu cơ tim cấp và mạn tính luôn là vấn đề lâm sàng quan trọng cho việc tiên lượng và điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên việc xác định chẩn đoán đôi khi gặp khó khăn do NMCT cấp được chẩn đoán muộn trên lâm sàng và xét nghiệm sau 1-2 tuần nhồi máu, các thay đổi trên ĐTĐ không đặc hiệu và xét nghiệm men tim thường thoái triển. Trên CHT tim có thể dựa vào một số đặc điểm để giúp chẩn đoán phân biệt tình trạng NMCT cấp hay là tổn thương mạn tính [16].
Như vậy, CHT tim có ưu thế trong chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi bệnh nhân BTTMCB, đặc biệt ở các bệnh nhân NMCT cấp.
Tại Việt Nam, CHT tim cho đến nay vẫn là lĩnh vực khá mới mẻ và chưa được áp dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng tim mạch, mặc dù trên thế giới CHT tim đã phát triển từ những năm đầu thập kỷ 80. Tại miền Bắc Việt Nam thì Bệnh Viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên cho phép chụp kỹ thuật CHT tim vào năm 2008, hơn nữa tại đây cũng là cơ sở tập trung đông các bệnh nhân BTTMCB, cũng là nơi kỹ thuật can thiệp ĐMV qua da phát triển rất mạnh.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tim trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ” với các mục tiêu:
1. Đanh giá tẩn thương cơ” tím trên cộng hưởng từ ở” bệnh nhân bệnh im thiếu mau cục bợ (cớ đơi chiếu với kết quả chụp đợng mạch vành).
2. Vai trò chuỗi xung ngẩm thuốc muộn trong dự báo khả năng phục hồi chức năng tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp tái thông động mạch vành thì đầu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Đại cương về BTTMCB 4
1.1.1. Phân loại và chẩn đoán thể bệnh BTTMCB 4
1.1.2. Cơ chế sinh lý bệnh trong BTTMCB 7
1.1.3. Điều trị tái tưới máu trong NMCT cấp 8
1.1.4. Chức năng thất trái sau NMCT 10
1.1.5. Hiệu quả của can thiệp tái tưới máu ở bệnh nhân NMCT và các
phương pháp đánh giá hiệu quả 11
1.2. Phân chia phân vùng thất trái và phân vùng cấp máu cơ tim 13
1.2.1. Hướng của tim và tên các mặt phẳng tim 13
1.2.2. Danh pháp và vị trí 13
1.2.3. Phân vùng cấp máu theo vùng chi phối của động mạch vành 14
1.3. Cộng hưởng từ tim 15
1.3.1. Kỹ thuật đặt cổng điện tâm đồ (Cardiac gating) 15
1.3.2. Phân đoạn của thất trái trên cộng hưởng từ tim 16
1.3.3. Chỉ định và chống chỉ định chụp cộng hưởng từ tim trong BTTMCB 18
1.3.4. Nhóm chuỗi xung dùng trong CHT tim 21
1.3.5. Cộng hưởng từ gắng sức đánh giá rối loạn vận động vùng và đánh
giá dự trữ co bóp 23
1.3.6. Cộng hưởng từ tưới máu cơ tim 23
1.3.7. Cộng hưởng từ đánh giá sống còn cơ tim 24
1.3.8. Cộng hưởng từ tim trong đánh giá nhồi máu cơ tim 31
1.3.9. Ưu nhược điểm của CHT tim trong đánh giá hình thái và chức năng
tim, đánh giá hoại tử và sẹo xơ cơ tim trong BTTMCB 39
1.4. Nghiên cứu trên thế giới và trong nước về CHT tim ở bệnh nhânBTTMCB. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp tái tưới
máu trên cộng hưởng từ tim 40
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới 40
1.4.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 44
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1. Đối tượng nghiên cứu 46
2.1.1. Đối tượng 46
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đối tượng nghiên cứu 46
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 47
2.2. Phương pháp nghiên cứu 47
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 47
2.2.2. Các biến số nghiên cứu, định nghĩa, cách thu thập 48
2.2.3. Các bước nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu 63
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 65
2.4. Kỹ thuật nghiên cứu 65
2.4.1. Chỉ định và chống chỉ định CHT tim ngấm thuốc muôn trong
BTTMCB 65
2.4.2. Nhân sự và trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 66
2.4.3. Kỹ thuật chụp công hưởng từ tim 67
2.5. Thu thập và xử lý số liệu 68
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 69
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 70
3.1. Tình hình chung của các bệnh nhân nghiên cứu 70
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ và thể bệnh BTTMCB 70
3.1.2. Kết quả chụp động mạch vành và can thiệp tái tưới máu 71
3.1.3. Đặc điểm của nhóm NMCT cấp 71
3.1.4. Đặc điểm của nhóm NMCT cũ và hội chứng ĐMV mạn tính 73
3.1.5. Đặc điểm trên siêu âm tim qua thành ngực 74
3.2. Kết quả tổn thương cơ tim trên CHT tim 75
3.2.1. Đặc điểm về vận động vùng và CNTT trên CHT xi nê máu trắng so
sánh với siêu âm tim qua thành ngực 75
3.2.2. Kết quả về giá trị CHT ngấm thuốc muộn trong xác định tổn
thương cơ tim ngấm thuốc muộn (đối chiếu với chụp ĐMV) 75
3.2.3. Đặc điểm trên cộng hưởng từ ở bệnh nhân NMCT cũ và hội chứng
ĐMV mạn tính 76
3.2.4. Đặc điểm trên CHT ở bệnh nhân NMCT cấp 77
3.2.5. So sánh đặc điểm trên CHT ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp và nhóm
NMCT cũ, hội chứng ĐMV mạn tính 78
3.2.6. Chẩn đoán phân biệt nhóm NMCT cấp và nhóm NMCT cũ, hội
chứng ĐMV mạn tính dựa vào các đặc điểm phù cơ tim, mỏng cơ tim, tắc nghẽn vi mạch và ngấm thuốc muộn xuyên thành 79
3.2.7. Kết quả về vai trò CHT ngấm thuốc muộn trong xác định phù hợp
giữa vùng ngấm thuốc muộn trên CHT với tổn thương ĐMV thủ phạm trên chụp ĐMV ở bệnh nhân NMCT cấp 82
3.2.8. Kích thước cơ tim hoại tử trên CHT ngấm thuốc muộn ở bệnh nhân
NMCT cấp 84
3.2.9. So sánh kích thước cơ tim hoại tử đo bằng phương pháp chấm điểm
và phương pháp sử dụng phần mềm ở bệnh nhân NMCT cấp 84
3.2.10. Mối liên quan giữa kích thước cơ tim hoại tử và CNTT cùng thời
điểm khảo sát 86
3.2.11. So sánh kích thước cơ tim hoại tử giữa các nhóm ở bệnh nhân
NMCT cấp 88
3.3. Đánh giá các đặc điểm hình thái và chức năng giữa hai lần chụp CHT.
Tương quan giữa ngấm thuốc muộn trên CHT lần 1 với sự cải thiện
CNTT ở bệnh nhân NMCT cấp sau can thiệp ĐMV 93
3.3.1. Đặc điểm trên CHT ngấm thuốc muộn 94
3.3.2. Đánh giá các đặc điểm về hình thái thất trái giữa hai lần chụp CHT …. 94
3.3.3. Đánh giá đặc điểm về CNTT giữa hai lần chụp CHT 95
3.3.4. Kiểm định mức độ tương hợp trong đánh giá mức độ ngấm thuốc
muộn và đo độ dày thành từng vùng giữa hai người quan sát 95
3.3.5. Tắc nghẽn vi mạch và thay đổi chức năng thất trái toàn bộ 96
3.3.6. T ương quan giữa ngấm thuốc muộn trên CHT lần 1 với tái cấu trúc vàcải thiện CNTT ở các bệnh nhân NMCT cấp sau can thiệp ĐMV …
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
4.1.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành
4.2. Đặc điểm trên cộng hưởng từ
4.2.1. Đặc điểm về vận động vùng và chức năng thất trái toàn bộ trên
cộng hưởng từ xi nê máu trắng
4.2.2. Đặc điểm phù cơ tim trên cộng hưởng từ xi nê máu trắng ở các
nhóm bệnh nhân
4.2.10. Đặc điểm về kích thước cơ tim hoại tử trên CHT ngấm thuốc
muôn ở bệnh nhân NMCT cấp 119
4.3. Các đặc điểm hình thái và chức năng trên CHT. Tương quan giữa ngấm thuốc muộn trên CHT lần 1 với sự cải thiện CNTT sau can thiệp ĐMV ở bệnh nhân NMCTcấp 123
4.3.1. Các đặc điểm về hình thái và CNTT trên CHT tim 126
4.3.2. Đánh giá mức độ ngấm thuốc muộn, kích thước vùng hoại tử vàtình trạng tắc nghẽn vi mạch. Liên quan giữa tắc nghẽn vi mạch và
CNTT toàn bộ 128
4.3.3. Tương quan giữa ngấm thuốc muộn trên CHT cơ bản với tái cấu trúc và cải thiện CNTT sau can thiệp ĐMV ở bệnh nhân NMCT cấp 129
4.4. Hạn chế của đề tài 134
KẾT LUẬN 136
KIẾN NGHỊ 138
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BANG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ và thể bệnh BTTMCB 70
Bảng 3.2. Kết quả chụp đông mạch vành và can thiệp tái tưới máu 71
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của nhóm NMCT cấp 72
Bảng 3.4. Đặc điểm nhóm NMCT cũ và hôi chứng ĐMV mạn tính 73
Bảng 3.5. Đặc điểm trên siêu âm tim qua thành ngực 74
Bảng 3.6. Đặc điểm về vân động vùng và CNTT trên CHT xi nê máu trắng so sánh với siêu âm tim qua thành ngực 75
Bảng 3.7. Kết quả về giá trị CHT ngấm thuốc muộn trong xác định tổn
thương cơ tim ngấm thuốc muộn (đối chiếu với chụp ĐMV) …. 75
Bảng 3.8. Đặc điểm trên cộng hưởng từ ở bệnh nhân NMCT cũ và hội chứng ĐMV mạn tính 76
Bảng 3.9. Đặc điểm trên cộng hưởng từ ở bệnh nhân NMCT cấp 77
Bảng 3.10. So sánh đặc điểm trên CHT ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp và nhóm NMCT cũ, hội chứng ĐMV mạn tính 78
Bảng 3.11. Đặc điểm trên CHT ở nhóm NMCT cấp được chụp lại CHT …. 80
Bảng 3.12. Phân tích các đặc điểm phân biệt nhóm NMCT cấp và nhóm
NMCT cũ, hội chứng ĐMV mạn tính 80
Bảng 3.13. Chẩn đoán xác định NMCT cấp dựa vào hình ảnh phù cơ tim .. 81
Bảng 3.14. Chẩn đoán xác định NMCT cấp dựa vào hình ảnh tắc nghẽn vi mạch 82
Bảng 3.15. Đối chiếu kết quả CHT ngấm thuốc muộn với tổn thương ĐMV thủ phạm trên chụp ĐMV ở bệnh nhân NMCT cấp 82
Bảng 3.16. Đối chiếu kết quả CHT ngấm thuốc muộn với tổn thương ĐMV thủ phạm trên chụp ĐMV ở các bệnh nhân STEMI 83
Bảng 3.17. Kích thước cơ tim hoại tử trên CHT ngấm thuốc muộn 84
Bảng 3.18. So sánh kích thước cơ tim hoại tử ở nhóm STEMI vàNSTEMI…. 88
Bảng 3.19. So sánh kích thước cơ tim hoại tử ở nhóm bệnh nhân có ngấm
thuốc muộn xuyên thành và nhóm không có ngấm thuốc xuyên thành 88
Bảng 3.20. So sánh kích thước cơ tim hoại tử ở nhóm bệnh nhân có EF<40% và nhóm có EF>40% 89
Bảng 3.21. So sánh kích thước cơ tim hoại tử giữa nhóm bệnh nhân tổnthương một thân ĐMV và nhóm tổn thương nhiều thân ĐMV.. 89
Bảng 3.22. So sánh kích thước cơ tim hoại tử giữa nhóm bệnh nhân có tắc
nghẽn vi mạch và nhóm không có tắc nghẽn vi mạch 90
Bảng 3.23. So sánh kích thước cơ tim hoại tử giữa nhóm bệnh nhân được can
thiệp trong vòng 12h và sau 12h kể từ khi có triệu chứng 90
Bảng 3.24. So sánh kích thước cơ tim hoại tử đo bằng phần mềm giữa nhóm
bệnh nhân tổn thương ĐMLTTr, không phải ĐMLTTr và theo
đoạn ĐMV tổn thương 91
Bảng 3.25. So sánh kích thước cơ tim hoại tử đo bằng phương pháp chấm
điểm giữa nhóm bệnh nhân tổn thương ĐMLTTr, không phải
ĐMLTTr và theo đoạn ĐMV tổn thương 92
Bảng 3.26. Đặc điểm trên CHT ngấm thuốc muộn 94
Bảng 3.27. So sánh các đặc điểm về hình thái thất trái giữa hai lần chụp CHT 94
Bảng 3.28. Đặc điểm về CNTT giữa hai lần chụp CHT 95
Bảng 3.29. Kiểm định mức độ tương hợp giữa hai người quan sát 95
Bảng 3.30. Thay đổi CNTT toàn bộ trên nhóm không tắc nghẽn vi mạch… 96
Bảng 3.31. Thay đổi CNTT toàn bộ trên nhóm có tắc nghẽn vi mạch 96
Bảng 3.32. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, CHT ngấm muộn giữa
nhóm bệnh nhân có tái cấu trúc và không tái cấu trúc thất trái .. 98Bảng 3.33. Điểm cắt xác định kích thước vùng cơ tim hoại tử dựa trên trung
bình độ nhạy và độ đặc hiệu 100
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa mức độ xuyên thành của ngấm thuốc muộn
với sự cải thiện CNTT từng vùng 102
Bảng 4.1. So sánh thời điểm làm CHT giữa các nghiên cứu 124
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mối liên quan giữa kích thước cơ tim hoại tử đo bằng phần mềm và bằng phương pháp chấm điểm 85
Biểu đồ 3.2. Mối liên quan giữa kích thước cơ tim hoại tử đo bằng phần mềm và CNTT thất trái tại cùng thời điểm khảo sát 86
Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa kích thước cơ tim hoại tử đo bằng phương pháp chấm điểm và CNTT thất trái tại cùng thời điểm khảo sát 87
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa kích thước vùng cơ tim hoại tử với thay đổi chỉ số thể tích thất trái cuối tâm trương (LVEDVI) 97
Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC của kích thước cơ tim hoại tử với tái cấu trúc thất trái 99
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa chỉ số sống còn cơ tim với sự thay đổi phân suất tống máu 101
Biểu đồ 4.1. So sánh kích thước vùng cơ tim hoại tửtrên CHT cơ bản v à thayđổi chỉ số thể tích cuối tâm trương thất trái (LVEDVI) giữanghiên cứu của chúng tôi (hình bên trái) vànghiên cứu củaGunnar K. Lund (hình bên phải) 132
Biểu đồ 4.2. So sánh thay đổi phân suất tống máu và chỉ số sống còn cơ timgiữa nghiên cứu của chúng tôi (hình bên trái) và nghiên cứu của
Timo Baks (hình bên phải) 133
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hiển thị, sơ đồ theo chu vi, định danh phân vùng thất trái
theo 17 phân đoạn 14
Hình 1.2. (A) Diện giảm tưới máu cơ tim tối đa thuộc vùng chi phối
của ĐMLLTr (LAD), ĐMV phải (RCA) và ĐM mũ (Lcx)phủ rộng hơn so với bảng phân loại 17 phân vùng kinh điển.
(B) Số lượng bệnh nhân gặp của mỗi phân đoạn 15
Hình 1.3. Hình định vị lớp cắt theo trục ngắn 17
Hình 1.4. Phân chia vùng thất trái theo trục ngắn thành vùng đáy, giữa và
mỏm tim trên hình ảnh 4 buồng tim và trục dài hướng dọc 17
Hình 1.5. Cách phân chia các phân đoạn theo trục ngắn 17
Hình 1.6. Cơ chế ngấm thuốc cơ tim thì muộn 27
Hình 1.7. Minh họa ngấm thuốc muộn tương ứng ba nhánh ĐMV, bên
trái vùng chi phối ĐMLTTr, giữa là ĐM mũ, bên phải là
ĐMV phải 28
Hình 1.8. Minh họa các mức độ ngấm thuốc thì muộn trên CHT với
sẹo xơ phân bố theo vùng chi phối của ĐMLTTr 28
Hình 1.9. Hình minh họa phân biệt các dạng ngấm thuốc trên hình ảnh
CHT ngấm thuốc muộn theo vị trí 30
Hình 1.10. So sánh giữa hình ảnh cộng hưởng từ chụp muộn và mô bệnh
học 30
Hình 1.11. So sánh hình ảnh CHT ngấm thuốc muộn với SPECT 31
Hình 1.12. Minh họa hình tắc nghẽn vi mạch trên CHT ngấm thuốc
muộn 34
Hình 1.13. So sánh các phương pháp khác nhau trong đánh giá kích
thước vùng hoại tử 37
Hình 2.1. Minh họa cách đánh giá chức năng thất trái trên CHT chuôi
xung xi nê máu trắng theo trục ngắn 52
Hình 2.2. Minh họa cách đo bề dày thành thất trái theo phương pháp
đường trung tâm 53
Hình 2.3. Minh họa cách đánh giá chức năng thất trái trên phần mềm
chuyên dụng Argus 55
Hình 2.4. Minh họa hình ảnh phù cơ tim trên chuỗi xung xi nê máu
trắng 56
Hình 2.5. Minh họa hình ảnh mỏng cơ tim trên chuỗi xung xi nê máu trắng …. 57
Hình 2.6. Minh họa cách đánh giá mức độ ngấm thuốc muộn theo
phương pháp trực tiếp và gián tiếp 58
Hình 2.7. Minh họa cách tính mức độ ngấm thuốc muộn trên lớp cắt theo trục dài 58
Hình 2.8. Minh họa cách tính kích thước vùng cơ tim hoại tử trên CHTngấm thuốc muộn trên phần mềm tim mạch máy
MAGNETOM Avanto 60
Hình 2.9. Minh họa cách tính kích thước cơ tim hoại tử phương pháp
chấm điểm 61
Hình 2.10. Minh họa hình ảnh huyết khối thất trái 61
Hình 2.11. Sơ đồ nghiên cứu 64
Hình 2.12. Máy chup cộng hưởng từ Ingenia 1,5 Tesla 66
Hình 2.13. Cách tạo mặt phẳng theo trục ngắn (short axis) 67
Hình 4.1. Minh họa đặc điểm phù cơ tim trên CHT xi nê máu trắng 107
Hình 4.2. Độ dày thành thất trái cuối tâm trương (EDWT) trên CHT xi nê máu trắng 108
Hình 4.3. Minh họa đặc điểm tắc nghẽn vi mạch và ngấm thuốc muộn xuyên thành trên CHT ngấm muộn 112
Hình 4.4. Minh họa hình ảnh phù hợp ngấm thuốc muộn và ĐMV thủ phạm, kèm ngấm thuốc thất phải 119
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Nguyễn Khôi Việt, Vũ Đăng Lưu, Nguyễn Quốc Dũng (2020), “Đánh giá tổn thương cơ tim trên công hưởng từ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Điện Quang Việt Nam, Số 37, tháng 02/2020, tr. 4-12.
2. Nguyễn Khôi Việt, Phạm Minh Thông, Nguyễn Quốc Dũng (2020), “Vai trò công hưởng từ ngấm thuốc muôn trong dự báo khả năng phục hồi chức năng tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp tái thông đông mạch vành thì đầu”, Điện Quang Việt Nam, Số 37, tháng 02/2020, tr. 13-21.
3. Nguyễn Khôi Việt, Nguyễn Quốc Dũng (2020), “Đánh giá tổn thương cơ tim trên công hưởng từ ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bô”, Y Học Việt Nam, Số 1, tháng 6/2020, tr. 154-160.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com