Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tưới máu và cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán một số u thần kinh đệm trên lều ở người lớn
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tưới máu và cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán một số u thần kinh đệm trên lều ở người lớn.U thần kinh đệm (UTKĐ) chiếm khoảng 40 – 70% các u nguyên phát nội sọ và được phân thành 4 bậc theo Tổ chức y tế thế giới [1]. Phương pháp điều trị UTKĐ hiện nay là sự phối hợp giữa phẫu thuật lấy u, xạ trị và điều trị hoá chất, trong đó, phẫu thuật có vai trò lấy bỏ tối đa khối u và giảm thiểu di chứng cho người bệnh, xạ trị và hoá trị là hai phương pháp điều trị phối hợp nhằm loại bỏ tổn thương tồn dư hay tái phát hay các trường hợp không có chỉ định phẫu thuật [2, 3]. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ được áp dụng trong điều trị UTKĐ nhưng tiên lượng sống, đặc biệt với nhóm UTKĐ bậc cao không tốt với chỉ khoảng 10% các u nguyên bào thần kinh đệm sống trên 2 năm [4]. Việc chẩn đoán chính xác bậc của UTKĐ rất quan trọng trong lên kế hoạch điều trị và tiên lượng bởi nhóm u bậc cao được điều trị khác với nhóm bậc thấp. Nhóm u bậc cao bị nhầm lẫn với nhóm bậc thấp sẽ được điều trị kém tích cực và ngược lại nhóm u bậc thấp bị nhầm lẫn với nhóm bậc cao được điều trị tích cực hơn mức cần thiết. Cả hai điều này đều gây tăng tỷ lệ tai biến và tử vong cho người bệnh. Các phương pháp sinh thiết định vị u (stereotactic brain biopsy) hay phẫu thuật làm giảm tế bào u (cytoreductive surgery) thường được sử dụng để chẩn đoán phân bậc UTKĐ dựa trên mô bệnh học, tuy nhiên, các phương pháp này đều phân bậc u sau can thiệp, xâm phạm và bị giới hạn bởi số lượng, vị trí sinh thiết.
Cộng hưởng từ thường quy (conventional MR imaging) có tiêm chất tương phản được coi là phương pháp hữu hiệu trong chẩn đoán u não. Mặc dù vậy khả năng chẩn đoán và phân bậc UTKĐ của phương pháp này có thể không chính xác với độ nhạy trong phân bậc UTKĐ từ 55,1% đến 83,3% [5, 6], độ đặc hiệu từ 65% đến 66,7% [4, 7]. Hiện nay, nhiều chuỗi xung mới, đặc biệt chuỗi xung cộng hưởng từ (CHT) tưới máu và chuỗi xung CHT phổ đã được áp dụng trong chẩn đoán xác định và phân bậc UTKĐ. CHT tưới máu đánh giá2 động học thuốc đối quang từ đi qua mạch máu, cung cấp các tham số vi dòng chảy ở não, là phương pháp rất hiệu quả giúp đánh giá mức độ tăng sinh mạch của u không xâm nhập và không bị ảnh hưởng bởi sự phá vỡ hàng rào máu não. CHT phổ bao gồm phương pháp đơn thể tích và đa thể tích là phương pháp chẩn đoán không xâm nhập giúp đánh giá sự thay đổi chuyển hoá trong các tổn thương nội sọ. Trong bệnh lý u não phổ Choline (Cho) là chất chỉ điểm cho hoạt động của màng tế bào tăng, phổ N-Acetylasparte (NAA) được coi là chất chỉ điểm neuron hay chỉ điểm mật độ và sự sống còn của neuron giảm. Mức độ tăng Cho hay giảm NAA có liên quan đến mức độ ác tính và thâm nhiễm của u [8, 9]. Chính vì vậy, CHT tưới máu và CHT phổ được coi là các phương pháp không xâm nhập giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán bậc của UTKĐ trước phẫu thuật.
Trên thế giới đã có các nghiên cứu về vai trò của CHT tưới máu và CHT phổ trong chẩn đoán bậc của UTKĐ [4, 10, 11], trong khi đó, đã có một vài nghiên cứu trong nước nghiên cứu giá trị của các chuỗi xung này trong các bệnh lý u não nói chung [12, 13], tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tập trung vào UTKĐ. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tưới máu và cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán một số u thần kinh đệm trên lều ở người lớn”
Với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của cộng hưởng từ phổ và cộng hưởng từ tưới máu của một số u thần kinh đệm trên lều hay gặp ở người lớn.
2. Đánh giá giá trị của cộng hưởng từ phổ và cộng hưởng từ tưới máu trong chẩn đoán phân bậc một số u thần kinh đệm trên lều hay gặp ở người lớn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………… 3
1.1. U thần kinh đệm ……………………………………………………………………….. 3
1.1.1. Dịch tễ học…………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Dấu hiệu lâm sàng……………………………………………………………….. 3
1.1.3. Điều trị………………………………………………………………………………. 5
1.1.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh và độ mô học…………………………………… 7
1.2. Chẩn đoán hình ảnh…………………………………………………………………… 9
1.2.1. Cắt lớp vi tính …………………………………………………………………….. 9
1.2.2. Cộng hưởng từ thường quy …………………………………………………. 10
1.3. Cộng hưởng từ tưới máu…………………………………………………………… 13
1.3.1. Sự tạo mạch của u……………………………………………………………… 13
1.3.2. Cộng hưởng từ tưới máu giai đoạn đi qua đầu tiên………………….. 14
1.3.3. Cộng hưởng từ tưới máu đánh dấu spin…………………………………. 19
1.3.4. Ứng dụng lâm sàng của CHT tưới máu…………………………………. 22
1.4. Cộng hưởng từ phổ………………………………………………………………….. 31
1.4.1. Nguyên lý ………………………………………………………………………… 31
1.4.2. Hạn chế……………………………………………………………………………. 36
1.4.3. Ứng dụng lâm sàng của CHT phổ ………………………………………… 37
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước…………………………… 45
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 48
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………. 48
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………… 48
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 48
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….. 49
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………… 49
2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………………………. 492.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu……………………………………………………………. 50
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ……………………………………………………… 50
2.2.5. Quy trình chụp cộng hưởng từ …………………………………………….. 50
2.2.6. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………. 56
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………… 60
2.3. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………… 64
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….. 65
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………….. 65
3.1.1. Đặc điểm theo tuổi và giới ………………………………………………….. 65
3.1.2. Đặc điểm theo mô bệnh học………………………………………………… 66
3.2. Đặc điểm UTKĐ trên cộng hưởng từ thường quy ………………………… 67
3.2.1. Vị trí ……………………………………………………………………………….. 67
3.2.2. Số lượng ………………………………………………………………………….. 68
3.2.3. Một số đặc điểm hình ảnh của UTKĐ…………………………………… 69
3.2.4. Giá trị của cộng hưởng từ thường quy trong chẩn đoán phân bậc
UTKĐ………………………………………………………………………………………. 71
3.3. Đặc điểm UTKĐ trên cộng hưởng từ tưới máu ……………………………. 71
3.3.1. Đặc điểm tăng sinh mạch của u trên bản đồ thể tích tưới máu não71
3.3.2. Giá trị trung bình rCBV ……………………………………………………… 73
3.3.3. Giá trị của cộng hưởng từ tưới máu trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ….. 74
3.4. Đặc điểm của UTKĐ trên cộng hưởng từ phổ ……………………………… 75
3.4.1. Đặc điểm của các chất chuyển hoá tại vùng u ………………………… 75
3.4.2. Đặc điểm của tỷ lệ các chất chuyển hoá tại vùng u …………………. 78
3.4.3. Đặc điểm của cộng hưởng từ phổ tại vùng quanh u…………………. 80
3.4.4. So sánh đặc điểm chuyển hoá giữa vùng u, vùng quanh u và vùng lành. 84
3.4.5. Giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ. 86
3.6. So sánh giá trị của các phương pháp chẩn đoán……………………………. 88
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………….. 89
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………….. 894.1.1. Phân bố theo tuổi và giới ……………………………………………………. 89
4.1.2. Phân bố theo mô bệnh học ………………………………………………….. 91
4.2. Đặc điểm UTKĐ trên cộng hưởng từ thường quy ………………………… 92
4.2.1. Vị trí ……………………………………………………………………………….. 92
4.2.2. Số lượng ………………………………………………………………………….. 93
4.2.3. Một số đặc điểm hình ảnh của UTKĐ…………………………………… 94
4.2.4. Giá trị của cộng hưởng từ thường quy trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ… 97
4.3. Đặc điểm UTKĐ trên cộng hưởng từ tưới máu ……………………………. 98
4.3.1. Đặc điểm tăng sinh mạch của u trên bản đồ thể tích tưới máu não98
4.3.2. Giá trị trung bình rCBV ……………………………………………………. 100
4.3.3. Giá trị của cộng hưởng từ tưới máu trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ…. 102
4.4. Đặc điểm của UTKĐ trên cộng hưởng từ phổ ……………………………. 104
4.4.1. Đặc điểm của các chất chuyển hoá tại vùng u ………………………. 104
4.4.2. Đặc điểm của tỷ lệ các chất chuyển hoá tại vùng u ……………….. 110
4.4.3. Đặc điểm của cộng hưởng từ phổ tại vùng quanh u……………….. 114
4.4.4. So sánh đặc điểm chuyển hoá giữa vùng u, vùng quanh u và vùng lành .. 118
4.4.5. Giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ120
4.5. Giá trị chẩn đoán phân bậc khi kết hợp hai phương pháp CHT tưới máu
và CHT phổ………………………………………………………………………….. 124
4.6. So sánh giá trị của các phương pháp chẩn đoán………………………….. 126
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….. 128
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 130
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại u thần kinh đệm trên lều thường gặp…………………….. 8
Bảng 2.1. Bảng tính độ nhạy, độ đặc hiệu giá trị tiên đoán dương và giá trị
tiên đoán âm của chẩn đoán. …………………………………………… 62
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới………………………………………………… 65
Bảng 3.2. Phân bố tuổi theo bậc của u trên mô bệnh học……………………. 66
Bảng 3.3. Phân bố UTKĐ theo mô bệnh học……………………………………. 66
Bảng 3.4. Phân bố u theo vị trí ………………………………………………………. 67
Bảng 3.5. Phân bố vị trí u theo nhóm u …………………………………………… 68
Bảng 3.6. Một số đặc điểm của UTKĐ trên cộng hưởng từ thường quy và
nhóm u theo mô bệnh học ………………………………………………. 69
Bảng 3.7. Giá trị của cộng hưởng từ thường quy trong chẩn đoán phân
bậc UTKĐ…………………………………………………………………… 71
Bảng 3.8. Liên quan giữa mức độ tăng sinh mạch của u trên bản đồ thể
tích tưới máu não (CBVmap) và phân bậc theo mô bệnh học.. 71
Bảng 3.9. Mức độ tương xứng giữa vùng tăng sinh mạch của u trên bản đồ
rCBV với vùng ngấm thuốc sau tiêm trên T1W và phân bậc theo
mô bệnh học …………………………………………………………………. 72
Bảng 3.10. Giá trị trung bình của rCBV theo bậc của u……………………….. 73
Bảng 3.11. Giá trị trung bình của rCBV theo các loại u ………………………. 73
Bảng 3.12. Giá trị của cộng hưởng từ tưới máu trong chẩn đoán phân
bậc UTKĐ…………………………………………………………………… 74
Bảng 3.13. Giá trị của CHT tưới máu trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ tại
điểm cắt rCBV là 2,56……………………………………………………. 75
Bảng 3.14. Nồng độ trung bình các chất chuyển hoá tại vùng u theo bậc của
u trên mô bệnh học………………………………………………………… 75Bảng 3.15. Nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá tại vùng u theo các
nhóm u………………………………………………………………………… 76
Bảng 3.16. Nồng độ trung bình các chất chuyển hoá tại vùng u theo các loại u. 76
Bảng 3.17. Tỷ lệ xuất hiện của Lactat tại vùng u theo bậc của u trên mô
bệnh học………………………………………………………………………. 77
Bảng 3.18. Nồng độ trung bình của tỷ lệ các chất chuyển hoá tại vùng u
theo bậc của u trên mô bệnh học ……………………………………… 78
Bảng 3.19. Nồng độ trung bình của tỷ lệ các chất chuyển hoá tại vùng u
theo các nhóm u ……………………………………………………………. 79
Bảng 3.20. Nồng độ trung bình của tỷ lệ các chất chuyển hoá tại vùng u
theo các loại u ………………………………………………………………. 79
Bảng 3.21. Nồng độ trung bình các chất chuyển hoá tại vùng quanh u theo
bậc của u trên mô bệnh học…………………………………………….. 80
Bảng 3.22. Nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá tại vùng quanh u
theo các nhóm u ……………………………………………………………. 81
Bảng 3.23. Nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá tại vùng quanh u
theo các loại u ………………………………………………………………. 81
Bảng 3.24. Tỷ lệ trung bình của nồng độ các chất chuyển hoá tại vùng
quanh u theo bậc của u trên mô bệnh học………………………….. 82
Bảng 3.25. Tỷ lệ trung bình của nồng độ các chất chuyển hoá tại vùng
quanh u theo các nhóm u………………………………………………… 82
Bảng 3.26. Tỷ lệ trung bình của nồng độ các chất chuyển hoá tại vùng
quanh u theo các loại u…………………………………………………… 83
Bảng 3.27. Tỷ lệ thâm nhiễm quanh u theo bậc của u trên mô bệnh học … 83
Bảng 3.28. Tỷ lệ thâm nhiễm quanh u theo các nhóm u ………………………. 84
Bảng 3.29. Nồng độ các chất chuyển hoá tại vùng u, vùng quanh u và vùng lành 84Bảng 3.30. Tỷ lệ nồng độ các chất chuyển hoá tại vùng u, vùng quanh u và
vùng lành …………………………………………………………………….. 85
Bảng 3.31. Giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán UTKĐ ……….. 86
Bảng 3.32. Giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ
tại điểm cắt Cho/NAA là 2,76. ………………………………………… 87
Bảng 3.33. Giá trị chẩn đoán phân bậc khi kết hợp hai chỉ số rCBV và tỷ lệ
Cho/NAA…………………………………………………………………….. 87
Bảng 4.1. Chỉ số ngưỡng rCBV max phân biệt UTKĐ bậc thấp và bậc cao
trong các nghiên cứu ……………………………………………………. 104
Bảng 4.2. Điểm cắt Cho/NAA trong các nghiên cứu……………………….. 122
Bảng 4.3. Điểm cắt Cho/Cr trong các nghiên cứu……………………………. 123
Bảng 4.4. Điểm cắt NAA/Cr trong các nghiên cứu………………………….. 124DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố UTKĐ theo các nhóm u …………………………………. 67
Biểu đồ 3.2. Phân bố các nhóm u theo các thuỳ não ……………………………. 68
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm vùng tăng tín hiệu quanh u trên FLAIR theo nhóm u . 69
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm tín hiệu ngấm thuốc sau tiêm trên T1W theo nhóm u. 70
Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC dùng rCBV trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ.. 74
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ xuất hiện của Lactat tại vùng u theo các nhóm u……….. 77
Biểu đồ 3.7. Đường cong ROC dùng nồng độ và tỷ lệ các chất chuyển hoá
trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ…………………………………. 86
Biểu đồ 3.8. So sánh giá trị của các phương pháp CHT thường quy, CHT
tưới máu, CHT phổ và sự kết hợp giữa hai chỉ số rCBV và tỷ
lệ Cho/NAA……………………………………………………………… 88DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: UTKĐ ít nhánh mất biệt hóa…………………………………………….. 7
Hình 1.2: UTKĐ ít nhánh thuỳ thái dương – đảo trái………………………… 10
Hình 1.3: U nguyên bào thần kinh đệm thuỳ trán trái ……………………….. 11
Hình 1.4: Sự sụt giảm tín hiệu trong giai đoạn đi qua đầu tiên ………………… 16
Hình 1.5: Đường cong tín hiệu của CHT tưới máu …………………………… 17
Hình 1.6: UTKĐ bậc thấp …………………………………………………………… 19
Hình 1.7: Nguyên lý cơ bản của chuỗi xung đánh dấu spin ……………….. 20
Hình 1.8: Áp xe não ……………………………………………………………………. 23
Hình 1.9: Lymphoma nguyên phát. ……………………………………………….. 24
Hình 1.10: U màng não …………………………………………………………………. 26
Hình 1.11: Ganglioglioma……………………………………………………………… 27
Hình 1.12: U nguyên bào thần kinh đệm ………………………………………….. 28
Hình 1.13: Bệnh nhân nữ 71 tuổi, UTKĐ bậc III……………………………….. 30
Hình 1.14: Hình ảnh phổ bình thường của chất trắng trung tâm bán bầu dục
trên chuỗi xung TE ngắn và TE dài………………………………….. 32
Hình 1.15: Hình ảnh phổ của các chất chuyển hoá …………………………….. 34
Hình 1.16: UTKĐ ít nhánh bậc thấp………………………………………………… 40
Hình 1.17: UTKĐ bậc cao……………………………………………………………… 41
Hình 1.18: Sinh thiết UTKĐ dựa trên CHT phổ. ……………………………….. 44
Hình 2.1: Vị trí đặt ROI trên bản đồ thể tích máu não ………………………. 53
Hình 2.2. Vị trí đặt ROI tại vùng u, quanh u và vùng lành…………………. 54
Hình 2.3: Hình ảnh phổ của các chất chuyển hoá chính…………………….. 56
Hình 2.4: Hình ảnh UTKĐ mức độ ác tính khác nhau trên FLAIR (A,B,C)
và T1 GE sau tiêm (D,E,F). ……………………………………………. 58
Hình 4.1: Bệnh nhân Truong Xuan C, Nam, 64 tuổi, mã số bệnh án:
18017/D33…………………………………………………………………… 99
Hình 4.2: Bệnh nhân Lê Tiến H, nam, tuổi 45, mã bệnh án 7637/D33.. 109
Hình 4.3: Bệnh nhân Ngô Thị Q, nữ, tuổi 53, mã bệnh án 57929/D33.. 12
Nguồn: https://luanvanyhoc.com