NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VỊ MẠC NỐI PHẢI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VỊ MẠC NỐI PHẢI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Hoàng Vũ1, Nguyễn Minh Kỳ1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả bệnh động mạch vành. Ngoài động mạch ngực trong và động mạch quay, động mạch vị mạc nối phải cũng được sử dụng làm mạch ghép cho phẫu thuật này. Do đó, nghiên cứu về giải phẫu động mạch vị mạc nối phải là rất cần thiết.
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm giải phẫu của động mạch vị mạc nối phải ở người Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 mẫu động mạch vị mạc nối phải của 30 xác ướp tại Bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Tất cả 30 mẫu nghiên cứu, động mạch vị mạc nối phải đều xuất phát từ động mạch vị tá tràng. Vị trí xuất phát nằm sau môn vị trong 21 trường hợp, dưới môn vị trong 9 trường hợp. Đường kính trung bình của động mạch vị mạc nối phải đo tại nguyên ủy và cách nguyên ủy 5 cm; 10 cm; 15 cm; 20 cm lần lượt là 2,68 ± 0,52 mm; 2,37 ± 0,46 mm; 2,20 ± 0,47 mm; 1,94 ± 0,53 mm; 1,54 ± 0,50 mm. Độ dài động mạch vị mạc nối phải là 27,8 ± 4,7 cm. 19 trường hợp động mạch vị mạc nối phải cho nhánh nối với động mạch vị mạc nối phải, 11 trường hợp không có sự thông nối này. Độ dài ở nhóm có thông nối lớn hơn nhóm không có sự thông nối. Động mạch vị mạc nối phải cho 11 đến 20 nhánh vị và 5 đến 11 nhánh mạc nối.
Kết luận: Động mạch vị mạc nối phải là một trong các động mạch cấp máu cho dạ dày và mạc nối lớn. Trong trường hợp cần thiết, động mạch vị mạc nối phải có thể dùng làm mạch ghép có cuống hoặc không cuống trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com