Nghiên cứu hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ.Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và nguyên nhân thứ hai gây tử vong trên toàn thế giới.1 Ước tính đã có khoảng 101,5 triệu người mắc đột quỵ và số trường hợp tử vong là hơn 6,5 triệu người vào năm 2019.2 Sau một năm kể từ thời điểm mắc đột quỵ, khoảng 57% người bệnh cần được hỗ trợ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.3 Ngoài ra, những vấn đề về sức khỏe tâm thần sau đột quỵ như trầm cảm, mệt mỏi và suy giảm nhận thức cũng được đánh giá là ảnh hưởng lớn đến kết quả phục hồi chức năng, suy giảm chất lượng cuộc sống ở nhóm đối tượng này.
Phát hiện sớm suy giảm thể chất và tâm thần sau đột quỵ là vô cùng quan trọng giúp quá trình điều trị và phục hồi chức năng đạt được hiệu quả tối ưu.5 Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu tổng hợp về tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số yếu tố liên quan đến những vấn đề này chưa thật sự được đề cập nhiều trong những nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.6,7 Ngoài ra, việc tiếp cận những can thiệp nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và tâm thần sau đột quỵ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây. Những can thiệp này gồm các chiến lược, chẳng hạn như các chương trình phục hồi thể chất tập trung vào việc khôi phục khả năng vận động và chức năng; hoặc những liệu pháp tâm lý hành vi như phỏng vấn tạo động lực nhằm giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, mệt mỏi và suy giảm nhận thức.8,9 Như vậy, việc tiếp cận can thiệp cải thiện toàn diện bao gồm chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần cho bệnh nhân đột quỵ có thể tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình phục hồi và nâng cao sức khỏe tổng thể.9 Tại Việt Nam, một số nghiên cứu can thiệp gần đây đã được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây (2021)10 và Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội (2022),11 nhưng các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào can thiệp phục hồi chức năng vận động sớm. Gần như chưa có bất kể nghiên cứu nào tại Việt Nam thực hiện can thiệp cải thiện sức khỏe tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ đã được công bố. Như vậy, những nghiên cứu về can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ vẫn còn rất hạn chế, chưa cung cấp đầy đủ những bằng chứng tin cậy cho công tác lập kế hoạch và xây dựng chính sách hỗ trợ chăm sóc cho nhóm bệnh nhân này.
Ngoài ra, những phương pháp kỹ thuật thăm dò hình ảnh truyền thống như cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, điện não đồ không phù hợp trong việc theo dõi thường quy do hạn chế về sự linh động và giá thành.12,13 Trong khi, máy quang phổ cận hồng ngoại chức năng (Functional Near-Infrared Spectroscopy – fNIRS) là một thiết bị giúp theo dõi sự thay đổi nồng độ oxy não được Jobsis khám phá vào năm 1977.14 Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh và ứng dụng fNIRs là một công cụ đặc hiệu cho việc đánh giá tiến triển của các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.15-17fNIRs là một công cụ thăm dò chức năng mô phỏng hình ảnh hệ thần kinh không xâm lấn, giá thành thấp, đơn giản, dễ cầm tay, thiết bị tương đối nhỏ, và rất an toàn phù hợp với việc đo lường trên nhóm bệnh nhân đột quỵ tại một đất nước có nguồn lực hạn chế như Việt Nam.13,15-17
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã muốn tìm hiểu tình trạng suy giảm thể chất và tâm thần thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ, một số yếu tố liên quan, và những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giúp cải thiện hai vấn đề trên. Vì vậy, “Nghiên cứu hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ” được thực hiện với 02 mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2021.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2021-2022.
Nghiên cứu hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học về đột quỵ não trên thế giới, châu Á và Việt Nam 3
1.1.1. Dịch tễ học về đột quỵ não trên thế giới 3
1.1.2. Dịch tễ học về đột quỵ não tại châu Á 4
1.1.3. Dịch tễ học về đột quỵ não tại Việt Nam 4
1.2. Khái niệm, phân loại, chẩn đoán 5
1.2.1. Khái niệm về đột quỵ 5
1.2.2. Phân loại các thể đột quỵ 5
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng 6
1.2.4. Cận lâm sàng 8
1.2.5. Điều trị 8
1.2.6. Dự phòng 10
1.3. Suy giảm sức khỏe thể chất sau đột quỵ và một số yếu tố liên quan .. 10
1.3.1. Khái niệm về sức khỏe thể chất và tình trạng suy giảm sức khỏe
thể chất ở người bệnh sau đột quy 10
1.3.2. Yếu tố liên quan tới sức khỏe thể chất sau đột quỵ 14
1.4. Suy giảm sức khỏe tâm thần sau đột quỵ và một số yếu tố liên quan . 17
1.4.1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần và tình trạng suy giảm sức khỏe
tâm thần ở người bệnh sau đột quy 17
1.4.2. Yếu tố liên quan tới sức khỏe tâm thần sau đột quỵ 19
1.5. Những công cụ đo lường đánh giá tình trạng suy giảm sức khỏe thể
chất và tâm thần sau đột quỵ 22
1.5.1. Những công cụ đo lường đánh giá tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất sau đột quỵ 22
1.5.2. Những công cụ đo lường đánh giá tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần sau đột quỵ 24
1.6. Những mô hình/phương pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe thể
chất và tâm thần của người bệnh sau đột quỵ 30
1.6.1. Những mô hình/phương pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe
thể chất của người bệnh sau đột quỵ 30
1.6.2. Những mô hình/phương pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe
tâm thần của người bệnh sau đột quỵ 35
1.7. Một số nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần
sau đột quỵ trên thế giới và Việt Nam 39
1.7.1. Nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất của người bệnh
sau đột quỵ trên thế giới và tại Việt Nam 39
1.7.2. Nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần của người bệnh
sau đột quỵ trên thế giới và tại Việt Nam
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.4. Cỡ mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang (Mục tiêu 1)
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp có đối chứng (Mục tiêu 2)
2.5. Phương pháp chọn mẫu
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu cắt ngang (Mục tiêu 1) .
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp có đối chứng
(Mục tiêu 2)
2.6. Biến số/chỉ số nghiên cứu, phương tiện, phương pháp thu thập số liệu 46
2.6.1. Các biến số đo lường sức khỏe thể chất 49
2.6.2. Các biến số đo lường sức khỏe tâm thần 49
2.6.3. Các biến số độc lập khác 52
2.7. Xây dựng và triển khai can thiệp 57
2.7.1. Can thiệp hoạt động trị liệu vận động và phục hồi chức năng nhằm
cải thiện sức khỏe thể chất 58
2.7.2. Can thiệp Phỏng vấn tạo động lực – Motivational Interviewing
nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe tâm thần sau đột quỵ 60
2.7.3. Đo lường nồng độ Oxy Hemoglobin bằng thiết bị Functional Near-Infrared Spectroscopy cầm tay 63
2.8. Xử lí và phân tích số liệu 65
2.8.1. Xử lý và phân tích số liệu thu từ bộ câu hỏi 65
2.8.2. Phân tích đánh giá hiệu quả can thiệp 67
2.8.3. Xử lý và phân tích số liệu nồng độ oxy-Hb thu được từ máy
Functional Near-Infrared Spectroscopy 68
2.9. Đạo đức nghiên cứu 69
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 70
3.1. Tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số yếu tố liên
quan ở người bệnh sau đột quỵ 70
3.1.1. Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu 70
3.1.2. Tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất và một số yếu tố liên quan
của quần thể nghiên cứu 74
3.1.3. Tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan
của quần thể nghiên cứu 80
3.2. Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần ở bệnh
nhân đột quỵ tại bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2021 -2022 91
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng 91
3.2.2. Sự thay đổi và hiệu quả can thiệp cải thiện sức khỏe thể chất của
nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng tại thời điểm ban đầu, 1, 3, 6 tháng 95
3.2.3. Sự thay đổi và hiệu quả can thiệp cải thiện sức khỏe tâm thần của
nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng tại thời điểm ban đầu, 1, 3, 6 tháng 97
3.2.4. Sự thay đổi và hiệu quả cải thiện sức khỏe tâm thần thông qua việcđo lường bằng thiết bị Functional Near-Infrared Spectroscopy. 105
Chương 4: BÀN LUẬN 121
4.1. Tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số liên quan ở người
bệnh sau đột quỵ tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2021 121
4.1.1. Tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất của quần thể nghiên cứu121
4.1.2. Tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần của quần thể nghiên cứu 125
4.1.3. Những yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất
của quần thể nghiên cứu 130
4.1.4. Những yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần
của quần thể nghiên cứu 133
4.2. Hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho bệnh
nhân đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa trung ương (2021-2022) 139
4.2.1. Can thiệp về cải thiện về sức khỏe thể chất và tâm thần cho người
bệnh sau đột quỵ 139
4.2.2. Hiệu quả phương pháp can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất cho ngườibệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa trung ương (2021 -2022)…. 141
4.2.3. Hiệu quả phương pháp can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần cho ngườibệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa trung ương (2021 -2022)…. 144
4.2.4. Hiệu quả cải thiện suy giảm sức khỏe tâm thần và mối liên quan với kết quả đo lường sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb thông qua thiết bị Functional Near-Infrared Spectroscopy 147
4.3. Hạn chế nghiên cứu 152
ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 154
KẾT LUẬN 155
KHUYẾN NGHỊ 156
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUCỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BANG
Bảng 1.1. So sánh số lượng trường hợp mắc mới, hiện mắc, và tử vong giữa
các khu vực năm 2019 4
Bảng 1.2. Các khuyến nghị về luyện tập kháng cự và sức bền tim mạch – hô hấp sau đột quỵ* 33
Bảng 2.1. Tóm tắt các chỉ số và phương tiện nghiên cứu 47
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của quần thể nghiên cứu 70
Bảng 3.2. Chỉ số sức khỏe và tiền sử bệnh của quần thể nghiên cứu 71
Bảng 3.3. Đặc điểm về hành vi (bao gồm sử dụng rượu, hút thuốc và giấc
ngủ) của đối tượng nghiên cứu 72
Bảng 3.4. Tiền sử đột quỵ từng mắc của quần thể nghiên cứu 73
Bảng 3.5. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại phụ
thuộc hoặc độc lập sinh hoạt dựa trên chỉ số Barthel* 75
Bảng 3.6. Một số yếu tố liên quan đến khả năng phụ thuộc sinh hoạt (phân loại theo chỉ số Barthel) của người bệnh sau đột quỵ 76
Bảng 3.7. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại phụ thuộc hoặc độc lập chức năng hoạt động dựa trên thang đo IADL* 78
Bảng 3.8. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày (phân loại theo thang điểm IADL) 79
Bảng 3.9. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại có hoặc không trầm cảm dựa trên thang đo PHQ-9* 81
Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm (phân loại theo thang điểm PHQ-9) của người bệnh sau đột quỵ 83
Bảng 3.11. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại có hoặc
không mệt mỏi dựa trên thang đo FSS* 85
Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mệt mỏi (phân loại theo thang điểm FSS) của người bệnh sau đột quỵ 87
Bảng 3.13. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại có suy giảm nhận thức hoặc không dựa trên thang đo MMSE* 89
Bảng 3.14. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm nhận thức (phân loại theo thang điểm MMSE) 90
Bảng 3.15. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm can thiệp và đối chứng 91
Bảng 3.16. Chỉ số sức khỏe, tiền sử bệnh của nhóm can thiệp & đối chứng . 92
Bảng 3.17. Đặc điểm về hành vi của nhóm can thiệp và đối chứng 93
Bảng 3.18. Tiền sử đột quỵ từng mắc của nhóm can thiệp và đối chứng 93
Bảng 3.19. Hiệu quả cải thiện sức khỏe thể chất (độc lập sinh hoạt theo chỉ số
Barthel) sau can thiệp đánh giá thời điểm 0, 1, 3, và 6 tháng 96
Bảng 3.20. Hiệu quả cải thiện tình trạng trầm cảm (thang điểm PHQ-9) sau can thiệp đánh giá tại thời điểm 0, 1, 3, và 6 tháng 98
Bảng 3.21. Hiệu quả cải thiện tình trạng mệt mỏi (thang điểm FSS) sau can thiệp đánh giá tại thời điểm 0, 1, 3, và 6 tháng 101
Bảng 3.22. Hiệu quả cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức (thang điểm
MMSE) sau can thiệp đánh giá tại thời điểm 0, 1, 3, và 6 tháng . 103
Bảng 3.23. Phân tích hồi quy GEE về mối liên quan sự thay đổi nồng độ Oxy-Hbtại 08 vùng vỏ não trước trán được tính gộp trong 03 thời điểm khảo sátvà phân loại trầm cảm, mệt mỏi, và suy giảm nhận thức 115
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ phụ thuộc sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu dựa trên chỉ số Barthel 74
Biểu đồ 3.2. Thang điểm đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ (Instrumental Activities of Daily Living – IADL) 77
Biểu đồ 3.3. Đánh giá về tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu dựa trên thang điểm đánh giá trầm cảm (PHQ-9) 80
Biểu đồ 3.4. Đánh giá về tình trạng mệt mỏi của đối tượng nghiên cứu dựa trên thang điểm mệt mỏi (FSS) 84
Biểu đồ 3.5. Đánh giá về tình trạng suy giảm nhận thức dựa trên thang điểm đánh giá nhận thức tối thiểu (MMSE) 88
Biểu đồ 3.6. Cải thiện độc lập sinh hoạt theo chỉ số Barthel sau can thiệp giữa 2 nhóm tại thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng 95
Biểu đồ 3.7. Cải thiện tình trạng trầm cảm theo thang điểm PHQ-9 sau can thiệp giữa hai nhóm tại thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng 97
Biểu đồ 3.8. Cải thiện mệt mỏi theo thang điểm FSS sau can thiệp giữa hai nhóm tại các thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng 100
Biểu đồ 3.9. Cải thiện mệt mỏi theo thang điểm MMSE sau can thiệp giữa hai nhóm tại các thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng 102
Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb (mmol.mm) tại 04 vùng phía BÊN
PHẢI của vỏ não thùy trán phía trước (Broadman) trong bài kiểm tra nhận thức SCWT tại 03 thời điểm đánh giá (0, 3, và 6 tháng) 105
Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb (mmol.mm) tại 04 vùng phía BÊN
TRÁI của vỏ não thùy trán phía trước (Broadman) trong bài kiểm tra nhận thức SCWT tại 03 thời điểm đánh giá (0, 3, và 6 tháng) 106Biểu đồ 3.12. Sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb (mmol.mm) tại 04 vùng phía BÊN
PHẢI của vỏ não thùy trán phía trước (Broadman) trong bài kiểmtra nhận thức lưu loát bằng lời nói (VFT) sau 0, 3, và 6 tháng canthiệp 108
Biểu đồ 3.13. Sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb (mmol.mm) tại 04 vùng phía BÊN
TRÁI của vỏ não thùy trán phía trước (Broadman) trong bài kiểmtra nhận thức lưu loát bằng lời nói (VFT) sau 0, 3, và 6 tháng canthiệp 109
Biểu đồ 3.14. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb trong khi bài kiểm tra nhận thứcSCWT giữa 02 nhóm tại 0, 3, và 6 tháng theo bản đồ màu sắc tạivỏ não thùy trán phía trước (mô hình tuyến tính chung – GeneralLinear Model) 111
Biểu đồ 3.15. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb trong khi bài kiểm tra nhận thứcVFT giữa 02 nhóm tại 0, 3, và 6 tháng theo bản đồ màu sắc tại vỏnão thùy trán phía trước (theo mô hình tuyến tính chung -General Linear Model) 113
Biểu đồ 3.16. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại vùng OC phải sau 0, 3, 6 tháng trong bài kiểm tra SCWT theo phân loại trầm cảm giữa hai nhóm 117
Biểu đồ 3.17. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại vùng DPC trái sau 0, 3, 6 tháng trong bài kiểm tra SCWT theo phân loại trầm cảm giữa hai nhóm 118
Biểu đồ 3.18. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại vùng FPC trái sau 0, 3, 6 tháng trong bài kiểm tra SCWT theo phân loại trầm cảm giữa hai nhóm 119
Biểu đồ 3.19. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại vùng DPC trái sau 0, 3, 6 tháng trong bài kiểm tra SCWT theo phân loại mệt mỏi giữa hai nhóm 120
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ suất mắc mới đột quỵ trên trên thế giới 3
Hình 1.2. Khung lý thuyết tổng quan về các yếu tố liên quan đến suy giảm sức
khỏe thể chất sau đột quỵ 14
Hình 1.3. Khung lý thuyết tổng quan về các yếu tố liên quan đến suy giảm sức
khỏe tâm thần sau đột quỵ 20
Hình 1.4. (a) Phổ hệ hấp thụ của oxy-hemoglobin và khử oxy-hemoglobin; (b)
Quỹ đạo xác suất của các photon từ nguồn đến máy dò ánh sáng cận
hồng ngoại tới được mô tả theo mũi tên; (c) Thiết bị fNIRS 28
Hình 1.5. Sơ đồ tổng hợp những biện pháp can thiệp cải thiện sức khỏe thể
chất sau đột quỵ đã điều chỉnh theo mô hình Phân loại quốc tế về
Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe 30
Hình 1.6. Mô hình chăm sóc từng bước can thiệp tâm lý cho người bệnh sau
đột quỵ 35
Hình 2.1. Vị trí của tám vùng giải phẫu thần kinh dựa trên 48 kênh 51
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu 56
Hình 2.3. Khung can thiệp với PVTĐL, hoạt động trị liệu vận động và phụchồi chức năng, đo máy fNIRS và đánh giá sức khỏe chung, được
đánh giá vào các tháng 0, 1 , 3, và 6 tháng 57
Hình 2.4. Định vị vị trí đeo máy đo fNIRS 64
Hình 2.5. Góc dưới cùng đảm bảo cảm biến của fNIRS tiếp xúc tốt da đầu.. 64 Hình 2.6. Cách thức máy fNIRS hoạt động được chụp từ thiết bị 65
Nguồn: https://luanvanyhoc.com