Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con với đáp ứng miễn dịch tế bào T và biến thể gen ở thai phụ HBsAg (+)
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con với đáp ứng miễn dịch tế bào T và biến thể gen ở thai phụ HBsAg (+).Viêm gan B xảy ra trên toàn thế giới và theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 296 triệu người đang chung sống với virus này vào năm 2019, dẫn đến hơn 800.000 ca tử vong liên quan đến virus viêm gan B (HBV), Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương một trong những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất và chiếm khoảng một nửa số ca nhiễm mạn tính toàn cầu.1
Tỷ lệ nhiễm HBV đa dạng là do có liên quan đến sự khác biệt về lứa tuổi bị nhiễm và có tương quan với nguy cơ tiến triển thành mạn tính. Tỷ lệ tiến triển từ nhiễm HBV cấp tính thành nhiễm mạn tính giảm dần theo tuổi: khoảng 90% tiến triển thành mạn tính nếu nhiễm HBV ở giai đoạn chu sinh và giảm xuống 5% hoặc thấp hơn nếu nhiễm HBV ở lứa tuổi trưởng thành.
Việt Nam là điểm nóng về HBV trên bản đồ thế giới với hơn 8,4 triệu trường hợp mạn tính (được ước tính khoảng 8,8% ở nữ giới và khoảng 12,3% ở nam giới). Mẹ có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm HBV mạn tính nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Phần lớn người mang virus viêm gan B tại Việt Nam là do lây nhiễm từ mẹ sang con.3
Vấn đề quan trọng nhất đối với thai phụ mang HBV mạn tính là nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con (lây nhiễm theo đường dọc). Tình trạng lây nhiễm này cao hơn nếu như người mẹ có HBeAg (+) và/hoặc là nồng độ HBV DNA trong huyết thanh cao.4 Tác giả Vũ Thị Nhung chỉ ra rằng nồng độ HBV DNA là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất cho lây truyền mẹ con.5
Theo nghiên cứu của Erry Gumilar Dachlan thì nồng độ HBsAg huyết thanh của thai phụ cũng có thể được sử dụng như một dấu hiệu để dự đoán nhiễm trùng rau thai và lây truyền trong tử cung. Nồng độ HBsAg huyết thanh cao có thể cho thấy nguy cơ lây truyền dọc từ mẹ sang con.6
Nhiễm HBV ở thai phụ đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ lây truyền HBV trong tử cung sang con cao nhất.7,8
Một nghiên cứu bệnh chứng về dân số Trung Quốc trên các cặp mẹ con nhiễm HBV chỉ ra rằng kiểu gen rs2227981 TT của người mẹ của gen PDCD1 có liên quan đến việc giảm nguy cơ nhiễm HBV trong tử cung (OR 0,11, 95% CI = 0,01¬0,95, p = 0,045). Không có mối tương quan đáng kể giữa các gen còn lại và nguy cơ nhiễm HBV trong tử cung.9
Nghiên cứu năm 2012 tại Việt Nam, 368 trường hợp HBsAg (+) đã được xét nghiệm biến thể gen IL-28 rs12979860. Kết quả cho thấy mối liên hệ giữa kiểu gen trên và tình trạng HBsAg là không có ý nghĩa thống kê. Việc chỉ phân tích một gen hay một biến thể đơn lẻ không cho thấy được mối tương quan rõ rệt.10
Các nghiên cứu về những thay đổi miễn dịch ở người nhiễm HBV, các chức năng kháng virus và điều hòa miễn dịch của một số cytokin đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn trực tiếp sự sao chép của HBV trong tế bào gan, làm trung gian các chức năng kháng virus của tế bào T và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch thích ứng với HBV. 11
Các nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch ở thai phụ nhiễm HBV, đặc biệt là đáp ứng miễn dịch tế bào T đang được quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về diễn biến của viêm gan B và di truyền của vật chủ không tách biệt, đáp ứng miễn dịch tế bào, việc phát hiện các biến thể gen đầy đủ. Tại Việt Nam, một số nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con cũng đã được nghiên cứu, tuy nhiên về đáp ứng miễn dịch tế bào T, một số gen liên quan đến miễn dịch tế bào T như CHCHD3, CCDC146, LSAMP, FHITvà một biến thể của chúng ở nhóm thai phụ nhiễm HBV chưa được công bố. Với mong muốn tìm hiểu đáp ứng miễn dịch tế bào T cũng như các biến thể gen có ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm HBV và lây truyền HBV từ mẹ sang con hay không? Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con với đáp ứng miễn dịch tế bào T và biến thể gen ở thai phụ HBsAg (+)” với mục tiêu:
1. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con và đáp ứng miễn dịch tiết IL-2, IFN-y của tế bào T hoạt hóa ở thai phụ có HBsAg (+).
2. Phân tích mối liên quan của một số biến thể của gen CHCHD3, CCDC146, LSAMP và FHIT với các yếu tố nguy cơ và sự thay đổi IL-2, IFN-y của tế bào T hoạt hóa ở thai phụ có HBsAg (+).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Virus viêm gan B và các vấn đề liên quan 3
1.1.1. Cấu tạo của HBV 3
1.1.2. Các dấu ấn của HBV 3
1.1.3. Các giai đoạn miễn dịch của HBV14 4
1.1.4. Đáp ứng miễn dịch ở thai phụ nhiễm HBV 5
1.1.5. Đáp ứng miễn dịch của bào thai và nhiễm HBV 8
1.2. Các vấn đề liên quan đến nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con 11
1.2.1. Nguy cơ lây truyền 11
1.2.2. Các phương thức lây truyền HBV từ mẹ sang con 12
1.2.3. Một số triệu chứng ở thai phụ nhiễm HBV 17
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ đối với truyền dọc HBV từ mẹ sang con 20
1.3. Các vấn đề liên quan đến biến thể gen của người nhiễm HBV 24
1.3.1. Tính đa hình của các alen HLA và mối liên hệ với HBV 24
1.3.2. Biến thể gen 26
1.4. Một số nghiên cứu về HBV ở thai phụ trên thế giới và Việt Nam 30
Chương 2: ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 33
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 34
2.2.3. Qui trình nghiên cứu 34
2.2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 35
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu và một số kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu..41
2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu 44
2.3. Đạo đức nghiên cứu 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 51
3.2. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con và khả năng đáp
ứng miễn dịch tiết IL-2, IFN-Y của tế bào T hoạt hóa ở thai phụ có HBsAg(+) 55
3.2.1. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con ở thai
phụ có HBsAg(+) 55
3.2.2. Khả năng đáp ứng miễn dịch tiết IL-2, IFN-Y và (IL-2 + IFN-Y) của tế
bào T hoạt hóa ở thai phụ có HBsAg(+) 58
3.3. Phân tích mối liên quan của một số biến thể của gen CHCHD3, CCDC146,
LSAMP và FHIT với các yếu tố nguy cơ và sự thay đổi IL-2, IFN-Y của tế bào T hoạt hóa ở thai phụ có HBSAg(+) 73
Chương 4: BÀN LUẬN 86
4.1. Một số yếu tố nguy cơ lây truyền HBV và đáp ứng miễn dịch tiết IL-2, IFN-Y
của tế bào T hoạt hóa ở thai phụ có HBsAg (+) 86
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 86
4.1.2. Một số yếu tố nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con ở thai phụ có
HBsAg (+) 88
4.1.3. về khả năng đáp ứng miễn dịch tiết IL-2, IFN-Y của tế bào T hoạt hóa ở
thai phụ có HBsAg (+) 91
4.2. Phân tích mối liên quan của một số biến thể của gen CHCHD3, CCDC146,LSAMP và FHIT với các yếu tố nguy cơ và sự thay đổi IL-2, IFN-Y của tế bào T
hoạt hóa ở thai phụ có HBsAg (+) 111
KẾT LUẬN 125
KHUYẾN NGHỊ 127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BANG
Bảng 2.1. Bảng thông tin các biến thể gen trong nghiên cứu 43
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51
Bảng 3.2. Đặc điểm tình trạng nhiễm HBV của đối tượng nghiên cứu 52
Bảng 3.3. Phương pháp đẻ và diễn biến sau đẻ của đối tượng nghiên cứu 52
B ảng 3.4. Liên quan giữa một số dấu ấn nhiễm HBV của mẹ và phương pháp đẻ … 53
Bảng 3.5. Đặc điểm của máu cuống rốn và trẻ sơ sinh ngay sau sinh 54
Bảng 3.6. Liên quan giữa một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với HBsAg
(+) ở máu cuống rốn 55
Bảng 3.7. Liên quan giữa một số đặc điểm của trẻ sơ sinh với HBsAg (+) ở máu cuống rốn 56
Bảng 3.8. Liên quan giữa một số chỉ số cận lâm sàng với HBsAg (+) ở máu cuống rốn 57
Bảng 3.9. Giá trị trung bình số lượng điểm huỳnh quang IL-2, IFN-Y, (IL-2 +
IFN-Y) của tế bào T hoạt hóa 58
Bảng 3.10. Liên quan giữa ĐHQ IL-2 PBMCsM với các yếu tố nguy cơ lây truyền
HBV từ mẹ sang con 62
Bảng 3.11. Liên quan giữa ĐHQ IFN-Y PBMCsM với các yếu tố nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con 63
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa (IL-2 + IFN-Y) PBMCsM với các yếu tố nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con 63
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các cytokin PBMCsM theo tình trạng HbsAg máu cuống rốn 64
Bảng 3.14. Phân bố các giai đoạn miễn dịch theo HBsAg máu cuống rốn 69
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Biểu đồ 3.1. Phân tích chỉ định mổ lấy thai của đối tượng nghiên cứu 53
Biểu đồ 3.2. Liên quan giữa ĐHQ IL-2 PBMCsM và CBMCs với tải lượng HBV
DNA máu mẹ 59
Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa ĐHQ IFN-Y PBMCsM và CMBCs với tải lượng HBV
DNA máu mẹ 60
Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa ĐHQ (IL-2 + IFN-Y) PBMCsM và CBMCs_với tải lượng
HBV DNA máu mẹ 61
Biểu đồ 3.5. So sánh ĐHQ IL-2, IFN-Y, (IL-2 + IFN-Y) của mẹ với tải lượng HBV
DNA máu mẹ 65
Biểu đồ 3.6. So sánh ĐHQ IL-2, IFN-Y, (IL-2 + IFN-Y) máu cuống rốn với tải lượng
HBV DNA máu mẹ 66
Biểu đồ 3.7. So sánh IL-2, IFN-Y,(IL-2 + IFN-Y) PBMCsM với HBsAg máu mẹ ..67
Biểu đồ 3.8. So sánh ĐHQ IL-2, IFN-Y, (IL-2 + IFN-Y) PBMCsM với HBsAg máu
cuống rốn 68
Biểu đồ 3.9. ĐHQ IL-2 PBMCsM (trên) và CBMCs (dưới) theo giai đoạn miễn dịch 70
Biểu đồ 3.10. ĐHQ IFN-Y PBMCsM (trên) và CBMCs (dưới) theo giai đoạn miễn
dịch 71
Biểu đồ 3.11. ĐHQ (IL-2 + IFN-Y) PBMCsM (trên) và CBMCs (dưới) theo giai đoạn miễn dịch 72
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ Manhathan các cặp biến thể có giá trị p thấp nhất 74
Biểu đồ 3.13. Bản đồ mạng lưới các kiểu biến thể được phân tích đặc biệt 75
Biểu đồ 3.14. Liên quan giữa cặp biến thể rs1920383//rs213319 (AG//TC) và
rs4729246//rs4731907 (AA//TC) với tải lượng HBV DNA máu mẹ76
Biểu đồ 3.15. Liên quan giữa cặp biến thể rs1920383//rs213319 (AG//TC) và
rs4729246//rs4731907 (AA//TC) với HBsAg định lượng máu mẹ …77
Biểu đồ 3.16. Liên quan giữa cặp biến thể rs1920383//rs213319 (AG//TC) và
rs4729246//rs4731907 (AA//TC) với HBeAg máu mẹ 77
Biểu đồ 3.17. Liên quan giữa cặp biến thể rs1920383//rs213319 (AG//TC) và rs4729246//rs4731907 (AA//TC) với số lượng PBMCsM 78
Biểu đồ 3.18. Liên quan giữa cặp biến thể rs1920383//rs213319 (AG//TC) và rs4729246//rs4731907 (AA//TC) với HBsAg máu cuống rốn 78
Biểu đồ 3.19. So sánh ĐHQ IL-2 tế bào T hoạt hóa máu mẹ (trên) và máu cuống rốn (dưới) giữa nhóm biến thể gen rs1920383//rs213319 và rs4729246//rs4731907 của mẹ 79
Biểu đồ 3.20. So sánh ĐHQ IFN-Y trong PBMCsM (trên) và CBMCs (dưới) giữa nhóm biến thể rs1920383//rs213319 và rs4729246//rs4731907 của mẹ 80
Biểu đồ 3.21. So sánh ĐHQ (IL-2 + IFN-Y) tế bào T hoạt hóa máu mẹ (trên) và máu cuống rốn (dưới) giữa nhóm biến thể của rs1920383//rs213319 và rs4729246//rs4731907 của mẹ 81
Biểu đồ 3.22. Sơ đồ phân tích thành phần chính (PCA) ở nhóm HBsAg (+) máu cuống rốn 83
Biểu đồ 3.23. Sơ đồ phân tích thành phần chính (PCA) ở nhóm HBsAg (-) máu cuống rốn 85
DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ cầu trức Virus viêm gan B 3
Sơ đồ thể hiện những thay đổi miễn dịch trong thời kỳ chu sinh ở bà mẹ mắc bệnh viêm gan B và trẻ sơ sinh của họ 7
Cơ chế lây truyền dọc của HBV 16
Các yếu tố liên quan đến lây truyền dọc của HBV 20
Đặc điểm tế bào T hoạt hóa tiết IL-2, IFN-Y và IL-2 + INFY bằng phương pháp ELISPOT 42
Sơ đồ phân cấp cụm theo phương pháp trung bình khoảng cách 82
Sơ đồ phân cấp cụm theo phương pháp trung bình khoảng cách theo tình trạng HBsAg (+) máu cuống rốn 82
Sơ đồ phân cấp cụm theo phương pháp trung bình khoảng cách theo nhóm HBsAg(-) máu cuống rốn 84
Nguồn: https://luanvanyhoc.com