Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm cho -nhận noãn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm cho -nhận noãn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương

Luận ánNghiên cứu hiệu quả của phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm cho -nhận noãn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.Lịch sử loài người được tiếp nối, xã hôi loài người được tồn tại là nhờ có sự sinh sản. Những cặp vợ chồng không thể sinh con được thường phải chịu nhiều áp lực của xã hôi cũng như gia đình, dòng họ nên loài người từ những buổi sơ khai đã quan tâm tìm kiếm phương pháp hữu hiệu để điều trị vô sinh và có thể sinh con để “nối dõi tông đường”.

Sự ra đời của Louise Brown – em bé thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên trên thế’ giới tại Anh năm 1978 thực sự là môt phép nhiệm mầu kỳ diệu mang lại niềm hạnh phúc lớn lao được làm cha, làm mẹ cho các cặp vợ chồng vô sinh tưởng chừng như hoàn toàn vô vọng.

Cùng với sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật TTTON, sự thành công của TTTON với noãn người cho và em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật này năm 1984 tại Monash, úc là mốc son rực rỡ đánh dấu sự tiến bô vượt bậc trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, thỏa mãn niềm mong ước được làm mẹ cho hàng triệu phụ nữ bất hạnh không thể có con bằng chính noãn của mình [11], [127]. Với tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ niềm hạnh phúc được làm mẹ của những người phụ nữ trong công đồng, kỹ thuật đã ngày càng được phát triển rông rãi và trở thành môt phương pháp điều trị thường quy ở các trung tâm TTTON với tỷ lệ có thai từ 22 – 67% [14], [26], [32], [55], [105].

Tiến kịp với các tiến bô trong lĩnh vực điều trị vô sinh trên thế’ giới, Việt Nam cho đến hiện nay đã có 15 trung tâm TTTON để đáp ứng nhu cầu điều trị vô sinh cho hàng triệu cặp vợ chồng. Việc áp dụng kỹ thuật TTTON cho – nhận noãn sẽ giải quyết nhu cầu rất lớn từ bệnh nhân và từng bước theo kịp các tiến bô trên thế’’ giới trong lĩnh vực này hiện nay.

Ngày 25/9/1998, Bô Y tế’ đã có công văn số 6680/YT – BVBMTE cho phép Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ tiến hành trường hợp TTTON cho – nhận noãn đầu tiên. Em bé đầu tiên ở Việt Nam được ra đời bằng phương pháp này tại

Bênh viên Phụ sản Từ Dũ đầu năm 2000 đã đánh dấu bước đột phá trong lĩnh vực HTSS ở Việt Nam [11]. Tiếp theo đó, Bênh viên Phụ sản Trung ương – Trung tâm TTTON lớn nhất miền Bắc đã thực hiện thành công TTTON cho – nhận noãn vào năm 2002 [26]. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện kết quả của phương pháp này. Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, để tìm hiểu kết quả và các yếu tố ảnh hưởng lên kết quả của phương pháp TTTON cho – nhận noãn từ đó rút ra kinh nghiệm, nâng tỷ lệ thành công của phương pháp và mở rộng kỹ thuật này cho các trung tâm TTTON khác ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm cho -nhận noãn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” với các mục tiêu sau:

1. Mô tả một số đặc trưng cá nhân của người cho và người nhân trong các trường hợp TTTON cho – nhân noãn.

2. Đánh giá kết quả của phương pháp TTTON cho – nhân noãn tại Bênh viện Phụ sản Trung ương.

3. Phân tích một số yếu tố tiên lượng liên quan đến kết quả của phương pháp TTTON cho – nhân noãn. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. ĐỊNH NGHĨA CÁC KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM .. 3

1.2. TÓM TẮT QUY TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIệM CHO –

NHẬN NOÃN 4

1.2.1. Sơ lược tình hình thực hiện TTTON cho – nhận noãn 4

1.2.2. Chỉ định TTTON cho – nhận noãn 4

1.2.3. Tiêu chuẩn người cho noãn 5

1.2.4. Tiêu chuẩn người nhận noãn 6

1.2.5. Quy trình thực hiện 6

1.2.6. Lợi ích của kỹ thuật TTTON cho – nhận noãn 7

1.3. QUY TRÌNH CHUAN Bị NOÃN ở NGƯờI CHO NOÃN 7

1.3.1. Sinh lý sự điều hoà hoạt động sinh dục nữ 8

1.3.2. Sự hình thành và phát triển của noãn bào 8

1.3.3. Kích thích buồng trứng ở người cho noãn 12

1.3.4. Theo dõi sự phát triển nang noãn chu kỳ KTBT 20

1.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của KTBT 22

1.3.6. Các tác dụng không mong muốn khi kích thích buồng trứng 23

1.4. CHUẨN Bị NIÊM MạC Tử CUNG ở NGƯờI NHậN NOÃN 26

1.4.1. Sinh lý sự biến đổi của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. 26

1.4.2. Quy trình chuẩn bị niêm mạc tử cung ở người nhận noãn 27

1.4.3. Các thuốc được sử dụng để chuẩn bị NMTC 29

1.4.4. Theo dõi sự phát triển của NMTC 31

1.5. PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH TRONG TTTON CHO – NHẬN NOÃN . 32

1.5.1. Cấy tinh trùng với noãn trong ống nghiệm 32

1.5.2. Thụ tinh bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn ..33

1.6. KỸ THUẬT HỖ TRỢ PHÔI THOÁT MÀNG  34

1.7. KỸ THUẬT CHUYỂN PHÔI 34

1.8. KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TTTON CHO – NHẬN NOÃN

CỦA MỘT số NGHIÊN cúu 35

1.8.1. Kết quả chuẩn bị noãn ở người cho noãn 35

1.8.2. Kết quả thụ tinh của noãn xin 36

1.8.3. Kết quả chuẩn bị NMTC ở người nhân 36

1.8.4. Kết quả chu kỳ chuyển phôi xin noãn 36

1.8.5. Kết quả có thai ở người nhân 36

1.8.6. Kết quả không mong muốn khi mang thai xin noãn 37

1.8.7. Kết quả khi sinh của thai xin noãn 38

1.9. CÁC YẾU Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CÓ THAI CỦA

TTTON CHO – NHẬN NOÃN 39

1.9.1. Tuổi người cho và người nhân noãn 39

1.9.2. Chỉ định của người nhân noãn 39

1.9.3. Tiền sử thai nghén ở người nhân 40

1.9.4. Tình trạng tử cung của người nhân 40

1.9.5. Số lượng và chất lượng noãn 40

1.9.6. Kỹ thuật chuẩn bị niêm mạc tử cung 41

1.9.7. Chất lượng NMTC của người nhân noãn 41

1.9.8. Số lượng và chất lượng phôi chuyển vào buồng tử cung 41

1.9.9. Kỹ thuât chuyển phôi 42

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 43

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CÚU 43

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CÚU 43

2.3. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 43

2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 43

2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ 44

2.3.3. Thiết kế nghiên cứu 44

2.3.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 44

2.4. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 44

2.4.1. Các biến số cần thu thâp 44

2.4.2. Cách thức tiến hành và quá trình thu thâp số liêu 46

2.4.3. Phương tiện có liên quan đến nghiên cứu 50

2.4.4. Các quy định, tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu 50

2.5. KHỐNG CHẾ SAI số 52

2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 52

2.7. VÊN ®Ò ®ẠO ®ức TRONG NGHIÊN cúu 52

Chương 3: KẾT QUẢ 53

3.1. MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC TRUNG CủA NGƯờI CHO VÀ NGƯỜI

NHẬN TRONG TTTON CHO – NHẬN NOÃN 53

3.1.1. Đặc trưng của người nhận noãn 53

3.1.2. Đặc trưng của người cho noãn 56

3.2. KẾT QUẢ CủA TTTON CHO – NHẬN NOÃN 59

3.2.1. Kết quả chuẩn bị niêm mạc tử cung ở người nhận noãn 59

3.2.2. Kết quả chuẩn bị noãn ở người cho noãn 59

3.2.3. Kết quả thụ tinh 60

3.2.4. Kết quả của chu kỳ cho – nhận noãn 61

3.2.5. Kết quả sản khoa và chu sinh của TTTON xin noãn 62

3.3. PHÂN TÍCH MộT Số YếU Tố ẢNH HƯỞNG ®ẾN KếT QUả CủA

TTTON CHO – NHẬN NOÃN 65

3.3.1. Mối liên quan giữa môt số đặc điểm người nhận và kết quả chuẩn

bị NMTC. 65

3.3.2. Mối liên quan giữa môt số đặc điểm của người cho noãn và đặc

điểm kích thích buồng trứng với số noãn thu được 69

3.3.3. Mối liên quan giữa môt số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và

kết quả thụ tinh 71

3.3.4. Mối liên quan giữa môt số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và

kết quả có thai lâm sàng 74

3.3.5. Mối liên quan giữa môt số đặc điểm người nhận, đặc điểm chu kỳ

và kết quả có thai sinh sống  79

3.3.6. Mối liên quan giữa tuổi người nhận và kết quả sản khoa, chu sinh.. 82

3.3.7. Phân tích môt số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả có thai lâm sàng và

có thai sinh sống   85

Chương 4: BÀN LUẬN 91

4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC TRƯNG CủA NGƯờI CHO VÀ NGƯờI NHậN

TRONG TTTON CHO – NHẬN NOÃN 92

4.1.1. Đặc trưng của người nhận noãn 92

4.1.2. Đặc trưng của người cho noãn 94

4.2. BÀN VỀ KẾT QUẢ CủA TTTON CHO – NHẬN NOÃN 98

4.2.1. Kết quả chuẩn bị niêm mạc tử cung ở người nhận noãn 98

4.2.2. Kết quả chuẩn bị noãn 98

4.2.3. Kết quả thụ tinh 100

4.2.4. Kết quả của chu kỳ cho – nhận noãn 101

4.2.5. Bàn về kết quả sản khoa và chu sinh của TTTON xin noãn 103

4.3. PHÂN TÍCH MỘT số YẾU Tố ảNH HƯởNG ĐếN KếT QUả CủA

TTTON CHO – NHẬN NOÃN 110

4.3.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm về phía người nhận noãn và

kết quả chuẩn bị NMTC 110

4.3.2. Mối liên quan giữa một số đặc trưng của người cho và số noãn thu

được 112

4.3.3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và

kết quả thụ tinh 117

4.3.4. Mối liên quan của một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và

kết quả có thai lâm sàng và thai sinh sống 119

4.3.5. Mối liên quan giữa tuổi người nhận và kết quả sản khoa, chu sinh 127

4.3.6. Phân tích một số yếu tố tiên lượng kết quả có thai lâm sàng và thai

sinh sống 128

KẾT LUẬN 134

KIẾN NGHI 136

MỘT số CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG Bố LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Leave a Comment