NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC BẰNG GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ NGANG BỤNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM KẾT HỢP CÁC THUỐC GIẢM ĐAU ĐƯỜNG TOÀN THÂN SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC BẰNG GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ NGANG BỤNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM KẾT HỢP CÁC THUỐC GIẢM ĐAU ĐƯỜNG TOÀN THÂN SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI
Nguyễn Văn Minh1, Trần Thị Sáu1, Phan Thắng1, Nguyễn Thị Thoại1, Lê Văn Long1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Morphin khoang dưới nhện được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong giảm đau sau phẫu thuật lấy thai (PTLT), tuy nhiên nó gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Phương pháp giảm đau đa mô thức giúp giảm đau hiệu quả đồng thời giảm các tác dụng không mong muốn. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả giảm đau đa mô thức bằng gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng dưới hướng dẫn siêu âm kết hợp các thuốc giảm đau đường toàn thân sau PTLT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng, 180 sản phụ (SP) sau PTLT được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm lần lượt là Para-TAP, Diclo-TAP và Para-Diclo. Nhóm Para-TAP được dùng paracetamol kết hợp gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng (gây tê TAP), nhóm Diclo-TAP được dùng diclofenac đường trực tràng kết hợp gây tê TAP, nhóm Para-Diclo được dùng paracetamol kết hợp diclofenac đường trực tràng. Cường độ đau được đánh giá theo thang điểm đau nhìn hình đồng dạng (VAS) tại các thời điểm 1, 2, 4, 6, 8, 12, 18, 24 giờ và theo thang điểm hoạt động chức năng (FAS) trong 24 giờ sau phẫu thuật, thống kê tỉ lệ yêu cầu giải cứu đau và các tác dụng không mong muốn của các phương pháp. Giải cứu đau bằng 5 mg morphin tiêm tĩnh mạch chậm khi điểm VAS nghỉ ≥ 4 hoặc VAS vận động ≥ 5. Kết quả: Về điểm đau VAS, các SP có điểm đau từ 3 trở xuống trong nhóm Para-TAP chiếm tỉ lệ cao lúc nghỉ, nhưng thấp khi vận động; trong khi đó nhóm Diclo-TAP và Para-Diclo chiếm tỉ lệ cao cả lúc nghỉ ngơi và vận động; nhóm Para-TAP hiệu quả hơn nhóm Para-Diclo từ 4 – 6 giờ đầu; nhóm Para-Diclo hiệu quả hơn nhóm Para-TAP từ 12 – 24 giờ; nhóm Diclo-TAP hiệu quả hơn nhóm Para-Diclo từ 2 – 8 giờ. Nhóm Para-TAP có điểm FAS đạt mức A chiếm 90% trong khoảng thời gian từ 1 – 8 giờ, hơn 50% từ 8 – 16 giờ, hơn 60% từ 16 – 24 giờ; có 23,33% SP cần giải cứu đau. Nhóm Diclo-TAP có điểm FAS đạt mức A chiếm 100% trong khoảng thời gian từ 1 – 8 giờ, gần 80% từ 8 – 24 giờ; có 10% SP cần giải cứu đau. Nhóm Para-Diclo có điểm FAS đạt mức A chiếm gần 70% trong khoảng thời gian từ 1 – 16 giờ, gần 90% từ 16 – 24 giờ, có 10% SP cần giải cứu đau. Tác dụng không mong muốn chiếm tỉ lệ thấp và mức độ nhẹ ở 3 nhóm. Kết luận: Nhóm Para-TAP có hiệu quả giảm đau tốt trong 8 giờ đầu, nhóm Diclo-TAP có hiệu quả giảm đau tốt trong 24 giờ và tốt hơn nhóm Para-Diclo trong 8 giờ đầu sau phẫu thuật, tác dụng không mong muốn của các nhóm chiếm tỉ lệ thấp và mức độ nhẹ ở 3 nhóm.
Phụ nữ trong quá trình mang thai, sau sinh thường hoặc phẫu thuật lấy thai (PTLT) có nguy cơ cao của các bệnh lí như huyết khối tĩnh mạch, hoặc các bệnh lýtâm -thần kinh, có thể bị làm nặng thêm do bất động sau PTLT. Đau gây hạn chế vận động, làm ảnh hưởng việc chăm sóc trẻ và có thể ảnh hưởng xấu đến tương tác sớm giữasản phụ và trẻ, ảnh hưởng việc cho con bú, làm thay đổi tâm -sinh lí của người sản phụ (SP), giảm khả năng hồi phục, tăng thời gian nằm viện, tốn thêm chi phí, và quan trọng là có thể gây đau mạn tính ở phụ nữ sau PTLT [4].Đau mạn tính sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ 10 -40%, trong đó đau sau PTLT lên đến 5 -20% SP trong các nghiên cứu. Đau sau PTLT là đau mức độ nhiều và là một yếu tố nguycơ độc lậpcủa đau mạn tính, do đó cần có phương pháp giảm đau thích hợp, hiệu quả để hạn chế các ảnh hưởng bất lợi cho SP [1].Hiện nay đích giảm đau sau phẫu thuật làgiúp làmgiảm sự chịu đựng đau, cải thiện hồi phục các chức năng của cơ thể như trở về các hoạt động hàng ngày, tăng sự hài lòng sau PTLT. Cụ thể cần đạt được điểm đau VAS từ 3 trở xuống trên thang điểm 10[6].Có nhiều phương pháp giảm đau sau PTLT, mỗi phương pháp đều có ưu -nhược điểm. Morphin khoang dưới nhện vẫn được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong giảm đau sau PTLT, tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy bên cạnh hiệu quả giảm đau, morphin khoang dướinhện gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí một số SP cần phải can thiệp điều trị các tác dụng không mong muốn đó [8].Trong hướng dẫn về điều trị đau theo các loại phẫu thuật, các tác giả khuyến cáo mạnh việc kết hợp paracetamol, kháng viêm không steroid với các phương pháp gây tê [7]. Do đó mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giáhiệu quả giảm đau đa mô thức bằng gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng kết hợp với paracetamol hoặc diclofenac đường toànthân sau PTL
Nguồn: https://luanvanyhoc.com