Nghiên cứu hình ảnh 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình 131I âm tính

Nghiên cứu hình ảnh 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình 131I âm tính

Nghiên cứu hình ảnh 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình 131I âm tính.Ung thư tuyến giáp (UTTG) là loại bệnh ác tính ngày càng phổ biến, chiếm tỷ lệ 5,1% các bệnh ung thư và đứng thứ năm trong các loại ung thư thường gặp ở nữ giới [18]. Tại Việt Nam, UTTG đứng thứ tám trong các loại ung thư thường gặp ở cả hai giới và đứng thứ sáu trong các loại ung thư thường gặp ở nữ giới [18]. UTTG thể biệt hóa (TBH) bao gồm thể nhú, thể nang và thể tế bào Hurthle chiếm tỷ lệ trên 90% các loại UTTG. Sau khi phẫu thuật cắt giáp và điều trị 131I, thyroglobulin (Tg) được coi là dấu ấn khối u (tumor marker) và xạ hình toàn thân (XHTT) với 131I là hình ảnh đặc hiệu để theo dõi và phát hiện UTTG TBH tái phát, di căn [27],[44],[79].


Trong thực hành lâm sàng, 2 – 15% bệnh nhân (BN) UTTG TBH sau phẫu thuật và điều trị 131I có nồng độ Tg tăng (> 10 ng/ml) gợi ý UTTG tái phát, di căn nhưng XHTT với 131I lại âm tính [54],[97]. Gần đây, một số tác giả đưa ra khái niệm hội chứng Tg cao và xạ hình với i-ốt âm tính (Thyroglobulin Elevated Negative Iodine Scintigraphy syndrome – TENIS) dành cho các BN nói trên [15],[32],[98]. Ở các BN UTTG TBH có hội chứng TENIS không thể dùng XHTT với I đê theo dõi và phát hiện tổn thương tái phát, di căn.
Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh là cần thiết để phát hiện, đánh giá tổn thương tái phát, di căn ở các BN UTTG TBH sau phẫu thuật và điều trị 131I có hội chứng TENIS. Tuy nhiên, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh về hình thể cấu trúcnhư siêu âm, chụpcắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ (CHT) có hạn chế nhất định như không đánh giá được tổn thương toàn thân một cách thường quy, khó khăn trong phát hiện tổn thương tái phát, di căn khi các mốc giải phẫu thay đổi và tổ chức xơ hóa sau phẫu thuật, xạ trị. 18F-FDG PET/CT có khả năng phát hiện, phân biệt các tổn thương ác tính với đặc điểm tăng chuyển hóa bắt giữ18F-FDG trong tế bào với các bệnh lý lành2 tính thường không bắt giữ hoặc bắt giữ 18F-FDG thấp. Do đó,18F-FDG PET/CT có thể phân biệt tổ chức hoại tử, xơ hóa sau điều trị với khối u ác tính tồn dư và tổn thương tái phát. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vai trò trung tâm của 18F-FDG PET/CT trong xác định tái phát, di cănvà giúp thay đổi chiến thuật điều trịở các BN UTTG TBH sau phẫu thuật có hội chứng TENIS. Độ nhạy và đặc hiệu của 18F-FDG PET trong chẩn đoán tái phát, di căn ở BN UTTG TBH sau phẫu thuật từ 82 – 95% [19],[22],[30]. 18F-FDG PET/CT cũng làm thay đổi chiến thuật điều trị ở các BN này từ 44 – 78% [46],[83],[93],[116].
Tại Việt Nam, còn ít tác giả nghiên cứu về hình ảnh và giá trị chẩn đoán của 18F-FDG PET/CT với số lượng đủ lớn ở các BN UTTGTBH sau phẫu thuật và điều trị 131I có nồng độ Tg cao và XHTT với 131I âm tính[1],[2],[3],[4],[5].
Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là cơ sở lớn và uy tín trong cả nước đã điều trị 131I và theo dõi cho nhiều BN UTTG TBH sau phẫu thuật trong đó có nhiềuBN xuất hiện tình trạng trên. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hình ảnh 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình 131I âm tính”với hai mục tiêu:
1.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh 18F-FDGPET/CTcủa các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật và điều trị 131I có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131 Iâm tính.
2.Đánh giá giá trị chẩn đoán của 18F-FDG-PET/CT ở các bệnh nhân ungthư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuậtvà điều trị 131I có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131Iâm tính

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………….. 3
1.1. Khái quát chung về ung thư tuyến giáp…………………………………………….. 3
1.2. Cơ chế của tình trạng tăng thyroglobulin huyết thanh và xạ hình toàn thân
với 131I âm tính ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa………………………… 4
1.3. Chẩn đoán, xử trí ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật có
thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131I âm tính………………. 8
1.3.1.Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng…………………………………8
1.3.2.Xử trí ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật và điều trị 131I
có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131I âm tính ………. 9
1.4. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng trong ung thư tuyến giáp thê
biệt hóa sau phẫu thuật có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình
toàn thân với 131I âm tính………………………………………………………………………. 12
1.4.1.Xạ hình toàn thân với 131I………………………………..………….12
1.4.2. Xét nghiệm thyroglobulin…………………………………………18
1.4.3. .Siêu âm vùngcổ…………………………………………………….24
1.4.4. Chụp cắt lớp vitính và cộng hưởng từ………………………………25
1.5. 18F-FDG PET/CT trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật có
thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thânvới 131I âm tính……………… 27
1.5.1.Các nghiên cứu trên thế giới về 18F-FDG PET/CT trong ung thư tuyến
giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình
toàn thân với 131I âm tính………………………………………………………………… 30
1.5.2.Các nghiên cứu trong nước về 18F-FDG PET/CT trong ung thư tuyến
giáp thể biệt hóacó thyroglobluin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131I
âm tính ……………………………………………………………………………………………… 40
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………….. 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………. 42
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………42
2.2.2.Phương pháp chọn mẫu……………………………………………..42
2.2.3.Các bước tiến hành………………………………………………….43
2.2.4.Dược chất phóng xạ, phương tiện và quy trình kỹ thuật……………452.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu…..…………….50
2.2.6. Xử lý số liệu…………………………………………………………58
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu y học ……………………………………………………. 61
CHƯƠNG3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 62
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu……………… 62
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng………………………………………………….62
3.1.2.Thời gian xuất hiện tình trạng thyroglobulin huyết thanh cao, xạ hình
toàn thân với 131I âm tính, số lần điều trị 131I và tổng liều điều trị……………… 67
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng……………………………………………..69
3.1.4.Đặc điểm hình ảnh 18F-FDG PET/CT trong ung thư tuyến giáp thể
biệt hóa sau phẫu thuật có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân
với 131I âm tính…………………………………………………………………………………… 71
3.2. Giá trị chẩn đoán ung thư tuyến giáp tái phát/di căn của 18F-FDG
PET/CT…………………………………………………………………………………………….. 80
3.2.1. Kết quả 18F-FDG PET/CT………………..………………..……….80
3.2.2. Giá trị chẩn đoán của F-FDG PET/CT……………………………..85
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………….. 91
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu, đặc điểm
hình ảnh 18F-FDG PET/CT………………………………………………………………….. 91
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng………………………………………………….91
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng……………………………………………..98
4.1.3.Đặc điểm hình ảnh của 18F-FDG PET/CT…………………………100
4.2. Giá trị chẩn đoán của 18F-FDG PET/CT trong ung thư tuyến giáp thể biệt
hóa có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131I âm
tính …………………………………………………………………………108
4.2.1.Kết quả 18F-FDG PET/CT…………………………………………108
4.2.2.Giá trị chẩn đoán ung thư tuyến giáp tái phát, di căn của 18F-FDG
PET/CT……………………………………………………………………..112
4.3. Một số điểm tồn tại của nghiên cứu ……………………………………………… 122
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………… 124
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 126
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: MINH HỌA CA LÂM SÀNG

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment