NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA CÁC KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM VÙNG MẶT DO CHẤN THƯƠNG
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA CÁC KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM VÙNG MẶT DO CHẤN THƯƠNG
Nguyễn Hồng Lợi1, Nguyễn Văn Khánh1
1 Trt Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung ương Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình thái lâm sàng của các khuyết hổng phần mềm vùng mặt do chấn thương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả đặc điểm các khuyết hổng phần mềm vùng mặt mặt do chấn thương đến khám và điều trị tại Trung tâm Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Trung Ương Huế trong khoảng thời gian từ 03/2021 đến 10/2021. Kết quả: Khuyết hổng dạng elip chiếm đa số 46,9% kế đến hình tam giác chiếm 34,4%. Các khuyết hổng thường có bờ nham nhở (30/32 trường hợp), tổ chức dập nát hoại tử và dị vật tổ chức (25/32 trường hợp). Khuyết hổng cho một đơn vị giải phẫu ở vùng má chiếm 84,4% cao nhất và khuyết hổng 2 đơn vị gặp cao nhất vùng trán – lông mày 9,4%. Kích thước khuyết hổng có chiều dài từ 2,5 – 4cm chiếm tỷ lệ cao nhất (43,7%). Trong khi đó chiều rộng khuyết hổng trong khoảng 1–1,5cm chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4%. Kết luận: Hiểu biết rõ được hình thái lâm sàng của các khuyết hổng phần mềm vùng mặt do chấn thương giúp xây dựng lên phương pháp tạo hình các khuyết hổng phần mềm vùng mặt mang lại hiệu quả cao.
Khuôn mặt là bộ phận thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi người và là nơi bộc lộ nhất của cơ thể, chính vì thế cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất donhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, bỏng, viêm nhiễm… Trong đó phần mềm vùng hàm mặt là tổ chức chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp của các tác nhân với sự đa dạng về mức độ và hình thái tổn thương. Khuyết hổng phần mềm ở vùng mặt do chấn thương luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây ra khuyết hổng đã được nghiên cứu [1]. Tổn thương này ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bảo vệ, ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu, ảnh hưởng đến nhu cầu thẩm mỹ và quan hệ xã hội của bệnh nhân, tác động nặng nề đến tâm lý bản thân người bệnh cũng như người thân của họ. Vì vậy việc tạo hình lại những khuyết hổng phần mềm vùng hàm mặt luôn là một thách thức đối với các nhàphẫu thuật tạo hình.Mỗi vị trí khuyết hổng có những đặc điểm cấu tạo và chức năng khác nhau, có vị trí việc tạo hình thật giản đơn nhưng có vị trí dù khuyết hổng nhỏ nhưng xử trí lại vô cùng phức tạp [2]. Nhằm góp phần tìm hiểu sâu hơn các chỉ định sử dụng kiểu vạt ở mỗi hình thái lâm sàng các khuyết hổng do chấn thương cho từng đơn vị thẩm mỹ của mặt chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mô tả hình thái lâm sàng của các khuyết hổng phần mềm vùng mặt do chấn thương.
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA CÁC KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM VÙNG MẶT DO CHẤN THƯƠNG