TÌNH TRẠNG NHA CHU VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ 5, 12 TUỔI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015

TÌNH TRẠNG NHA CHU VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ 5, 12 TUỔI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015

TÌNH TRẠNG NHA CHU VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ 5, 12 TUỔI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015
Vi Việt Cường1, Phạm Quốc Hùng2
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng nha chu ở trẻ 5, 12 tuổi dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu được hoàn thành vào tháng 5/2015 với 473 trẻ 5 tuổi tại 9 trường mầm non và 476 trẻ 12 tuổi tại 9 trường trung học cơ sở. Nghiên cứu theo phương pháp điều tra và phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ chảy máu nướu xếp loại trung bình với 21,8% ở trẻ 5 tuổi và 43,1% ở trẻ 12 tuổi. Tỷ lệ vôi răng là 6,3% ở trẻ 5 tuổi và 68,7% ở trẻ 12 tuổi. Tỷ lệ mảng bám là 52,2% ở trẻ 5 tuổi và 81,3% ở trẻ 12 tuổi. Trung bình sextant vôi răng là 0,11 ở trẻ 5 tuổi và 1,42 ở trẻ 12 tuổi; vôi răng phần lớn ở 1/3 bề mặt răng về phía cổ răng. Trung bình sextant mảng bám là 1,37 ở trẻ 5 tuổi và 2,36 ở trẻ 12 tuổi. Điểm số OHI-S của trẻ 5 tuổi xếp loại tốt (0,32±0,42); không có sự chênh lệch giữa trẻ nam và nữ; mảng bám chiếm phần lớn, chỉ số PI cao hơn so với chỉ số CI. Điểm số OHI-S của trẻ 12 tuổi xếp loại khá (1,54±0,66). Chỉ số PI nam (0,71±0,28) cao hơn nữ (0,55±0,28), chỉ số OHI-S nam (1,69±0,68) cao hơn nữ (1,38±0,64) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tất cả các trẻ cần được hướng dẫn, chăm sóc vệ sinh răng miệng. Có 68,7% trẻ 12 tuổi cần được cạo vôi răng.

Bệnh nha chu là bệnh nhiễm trùng miệng phổ biến ảnh hưởng đến các mô bao quanh và nâng đỡ  răng,  nếu  không  được  điều  trị,  nó  sẽ  tiến triển  thành  viêm  nha  chu  làm  mất  đi  sự  bám dính  của  nha  chu  và  xương  nâng  đỡ  dẫn  đến lung lay răng và mất răng [1]. Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (2016), bệnh nha chu nặng là tình trạng phổ biến thứ 11 trên thế giới [2] và còn những vấn đề tranh luận cần có thêm những nghiên cứu [3]. Tình trạng nha chu của  trẻ  em  Việt  Nam  vẫn  đang  là  vấn  đề  sức khỏe công cộng cần quan tâm, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nơi gặp nhiều khó khăn trong chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng định hướng đến năm 2030 của Chính phủ [4]. Để có thêm dữ liệu làm cơ sở cho thiết kế các chương trình can thiệp phòng chống nha chu phù hợp cho từng khu vực và từng lứa tuổi khác nhau cần có thêm những nghiên cứu ở những nhóm dân cư, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Nghiên cứu này  được  tiến  hành  nhằm  đánh  giá  tình  trạng nha chu và nhu cầu điều trị của trẻ dân tộc Thái 5 tuổi tại  các trường mầm non  và trẻ dân tộc Thái  12  tuổi  tại  các  trường  trung  học  cơ  sở  thuộc 9 xã của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

 

https://thuvieny.com/tinh-trang-nha-chu-va-nhu-cau-dieu-tri-o-tre-5-12-tuoi-dan-toc-thai/

Leave a Comment