Nghiên cứu kết quả cầm máu bằng tiêm dung dịch HSE2 trong loét tá tràng chảy máu qua nội soi và so sánh kết quả điêu trị loét và diệt H. pylori của hai phác đồ PAC, FAC

Nghiên cứu kết quả cầm máu bằng tiêm dung dịch HSE2 trong loét tá tràng chảy máu qua nội soi và so sánh kết quả điêu trị loét và diệt H. pylori của hai phác đồ PAC, FAC

Loét dạ dày – tá tràng là một bênh phổ biến hay gặp, theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới bênh chiếm 5-10% dân số thế giới [104], [109]. Chảy máu là biến chứng nặng của loét DD-TT. Ở Viêt nam các thống kê cho thấy số bênh nhân (BN) được cấp cứu chảy máu do loét tá tràng chiếm 36,9% tổng số BN bị chảy máu tiêu hoá nói chung [26], tỷ lê này còn có thể thay đổi tuỳ theo từng bênh viên trong cả nước. Theo Forrest tỷ lê chảy máu do loét DD-TT chiếm 20-50% trong số các loại chảy máu cấp tính đường tiêu hóa nói chung [76]. Từ khi có máy nội soi ống mềm các thầy thuốc đã có thể xác định chính xác vị trí ổ loét chảy máu, cũng như áp dụng các biên pháp can thiêp cầm máu qua nội soi. Tiêm cầm máu chảy máu do LTT qua nội soi là phương pháp điều trị có hiêu quả điều trị cao. Một số tác giả như Trần Viêt Tú, Phạm Công Cao, Lee. CK [4], [38], [94]… đã sử dụng Adrenalin 1/10.000 để tiêm cầm máu chảy máu do LTT đạt kết quả tốt, tuy nhiên tỷ lê chảy máu tái phát sau tiêm cầm máu bằng Adrenalin 1/10.000 còn cao khoảng 40-50% [38], [55], [63], [64]. Vì vậy các thầy thuốc chuyên khoa luôn luôn muốn tìm những dung dịch tiêm cầm máu tốt hơn để điều trị cho người bênh. Từ thập kỷ 70, 80 các tác giả Mỹ và Nhật bản đã sử dụng dung dịch muối NaCl ưu trương – Adrenalin (HSE: Hypertonic saline epinephrine) để tiêm cầm máu trong điều trị chảy máu do loét DD-TT đạt hiêu quả tốt; có hai loại dung dịch HSE là HSEX (Adrenalin 0,005%+muối NaCl 3,6%) và HSE2 (Adrenalin 0,005% + muối NaCl 7,2%) [85]. Trần Viêt Tú đã sử dụng dung dịch HSEX tiêm cầm máu chảy máu do loét DD-TT đạt kết quả cầm máu kỳ đầu là 84,6%, chảy máu tái phát 15,4% [38]. Ở trong nước chưa có tài liêu nào nói về dung dịch HSE2 và chưa có tác giả nào nghiên cứu về tác dụng của dung dịch HSE2 tiêm cầm máu trong chảy máu do LTT, do vây chúng tôi sử dụng dung dịch HSE2 để tiêm cầm máu chảy máu do LTT, với mục tiêu tìm hiểu tác dụng của loại dung dịch này với chảy máu do LTT và đánh giá hiêu quả của dung dịch này đối với các ổ loét tá tràng chảy máu.
Mọt vấn đề nữa là vai trò của nhiễm H. pylori đối với LTT và chảy máu ổ loét tá tràng cũng là mọt vấn đề cần được nghiên cứu. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan của nhiễm H. pylori với chảy máu do LTT, như nghiên cứu của Trần Kiều Miên cho thấy tỷ lê nhiễm H. pylori ờ bênh nhân chảy máu do loét DD-TT chiếm 43,3% [23]; nghiên cứu của Daniel [69] cho thấy 90% BN chảy máu do LTT có nhiễm H. pylori. Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu điều trị diêt trừ H. pylori [1], [2], [10], [17], [45], [72] và cũng có nhiều phương pháp theo dõi đánh giá kết quả điều trị, nhưng theo dõi bằng xác định hiêu giá kháng thể kháng H. pylori (IgG, IgM) trong máu bênh nhân loét tá tràng ờ nước ta còn là vấn đề mới mẻ. Chính vì vây chúng tôi chọn đề tài:
Nghiên cứu kết quả cầm máu bằng tiêm dung dịch HSE2 trong loét tá tràng chảy máu qua nội soi và so sánh kết quả điêu trị loét và diệt H. pylori của hai phác đồ PAC, FAC
Nhằm mục tiêu:
1- Đánh giá kết quả tiêm cầm máu của dung dịch HSE2 điêu trị chảy máu do LTT qua nội soi, kết hợp điêu trị hỗ trợ bằng thuốc Pantoloc và Quamatel tiêm tĩnh mạch
2- So sánh kết quả điêu trị loét và diệt trừ H. pylori sau cầm máu chảy máu do LTT của hai phác đồ PAC, FAC kết hợp xác định hiệu giá IgG trong huyết thanh trước và sau điêu trị.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẤT TRONG LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIEU ĐỚ DANH MỤC CÁC ẢNH VÀ HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
ChươngL tổng QUAN 3
1.1. Hoạt đông bài tiết dịch dạ dày 3
1.2. Hê thống mạch máu của dạ dày – tá tràng 4
1.3. Loét tá tràng và biến chứng chảy máu 7
1.4. Nguyên nhân của chảy máu tiêu hoá trên 8
1.5. Biểu hiên lâm sàng của chảy máu do LTT 9
1.6. Các phương pháp chẩn đoán chảy máu do LTT 11
1.7. Các phương pháp điều trị chảy máu do LTT 13
1.8. Tác dụng của Pantoprazol 19
1.9. Tác dụng của Famotidin 21
1.10. Môt số dung dịch áp dụng tiêm cầm máu chảy máu do
loét tá tràng 24
1.11. Vấn đề chẩn đoán và điều trị diệt trừ H. pylori 27
1.12. Tình hình điều trị chảy máu do LTT và điều trị LTT sau
cầm máu ở Việt Nam 43
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1. Đối tượng nghiên cứu 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu 47
2.3. Nhận định kết quả và chỉ tiêu nghiên cứu 59
2.4. Số liêu thu thập theo mẫu bênh án thống nhất 61
Chương 3. kết QUẢ NGHIÊN cứu 62
3.1. Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu 62
3.2. Kết quả cầm máu sau tiêm HSE2 68
3.3. Kết quả xét nghiêm H. pylori sau cầm máu 76
3.4. Kết quả điều trị LTT sau tiêm cầm máu 80
3.5. Kết quả điều trị diệt H. pylori 83
Chương 4. BÀN LUẬN 92
4.1. Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu 92
4.2. Nhận định về kết quả cầm máu của dung dịch HSE2 93
4.3. Vai trò của H. pylori với LTT chảy máu 106
4.4. Nhận xét về hiệu quả diệt H. pylori của phác đổ
PAC,FAC trong điều trị loét tá tràng 107
4.5. Các yếu tố ảnh hưỏng đến khả năng liền sẹo ổ loét 120
4.6. Liên quan tái nhiễm H.pylori với loét tá tràng tái phát và 121 chảy máu tái phát
4.7. Vấn đề tái nhiễm H. pylori 122
kết LUẬN 124
ý kiến để nghị 125
DANH MỤC CÁC CÔNG trình nghiên cứu LIÊN QUAN đến LUẬN ÁN đã Công bố 126
TÀI LIỆU tham khảo 127
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment