Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012

Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012

Mang thai và sinh con là thiên chức tự nhiên, là niềm vui và hạnh phúc của mỗi phụ nữ. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo tiềm ẩn về các biến chứng sản khoa có thể xảy ra. Biến chứng sản khoa là những biến chứng gặp trong các giai đoạn mang thai, chuyển dạ và trong thời kì hậu sản. Các biến chứng sản khoa thường gặp là chảy máu sau sinh, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thai nghén…

Các biến chứng sản khoa không những gây nguy hiểm cho thai nhi mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.

Trong biến chứng sản khoa, một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ nghiêm trọng là tỉ lệ tử vong mẹ. Tỷ lệ tử vong mẹ trên thế giới năm 2000 là 400/100.000 trẻ sinh ra sống [31]. Hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng 500.000 bà mẹ tử vong do các nguyên nhân có liên quan đến thai sản, trong đó 99% xảy ra ở các nước đang phát triển [11]. Nguyên nhân hàng đầu của tử vong mẹ là hậu quả và biến chứng do thai nghén hoặc do sinh đẻ.

Việt Nam là một nước đang phát triển có số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 1995, tỷ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam là 137/100.000 trẻ sinh ra sống [11], còn theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) năm 2000, tỷ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam là 130/100.000 trẻ sinh ra sống [28]. Nguyên nhân chính gây ra tử vong mẹ ở Việt Nam là do các tai biến sản khoa.

Tình hình mắc và tử vong do tai biến sản khoa ở nước ta trong những năm qua giảm không đáng kể. Do vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản là một trong những mục tiêu được ngành y tế và toàn xã hội quan tâm. Trong đó hệ thống y tế có vai trò quyết định trong việc quản lý, theo dõi, phòng bệnh cũng như chẩn đoán và điều trị các khi các tai biến sản khoa xảy ra.

Khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai là nơi tiếp nhận rất nhiều các cấp cứu từ hầu như tất cả các chuyên khoa. Trong đó cấp cứu các tai biến sản khoa chiếm phần không nhỏ. Hầu hết các cấp cứu sản khoa tại đây đều rất nặng và đa dạng về mặt bệnh. Mặc dù có vai trò quan trọng trong mô hình bệnh tật của khoa hồi sức tích cực nhưng từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện để đưa ra một cái nhìn đầy đủ về tình hình cấp cứu sản khoa thường gặp tại khoa này.

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012

Với mục tiêu:

1. Mô tả các hình thái biến chứng sản khoa thường gặp tại khoa hồi sức tích cực.

2. Nhận xét kết quả điều trị các biến chứng thường gặp trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1:TỔNG QUAN 8

1.1. Tử vong mẹ và biến chứng sản khoa trên thế giới và tại Việt Nam .. 8

1.1.1. Tình hình tử vong mẹ và biến chứng sản khoa trên thế giới …. 8

1.1.2. Tình hình tử vong mẹ và BCSK tại Việt Nam 11

1.2. Biến chứng sản khoa và các hình thái biến chứng sản khoa thường gặp ..14

1.2.1. Biến chứng sản khoa 14

1.2.2. Chảy máu sau đẻ 15

1.2.3. Rối loạn đông máu trong sản khoa 18

1.2.4. Nhiễm độc thai nghén – sản giật 21

1.2.5. Hội chứng HELLP 23

1.2.6. Nhiễm khuẩn hậu sản 27

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Địa điểm nghiên cứu 31

2.2. Thời gian nghiên cứu 31

2.3. Đối tượng nghiên cứu 31

2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 31

2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 31

2.4. Phương pháp nghiên cứu 31

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 31

2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 31

2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu 31

2.4.4. Phương pháp thu thập thông tin 31

2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 32

2.5.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 32

2.5.2. Các hình thái biến chứng sản khoa 32

2.5.3. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán 33

2.5.4. Các phương pháp điều trị 33

2.5.5. Kết quả điều trị 33

2.6. Các tiêu chuẩn liên quan đến nghiên cứu 34

2.6.1. Chẩn đoán DIC 34

2.6.2. Tiền sản giật 35

2.6.3. Sản giật 35

2.6.4. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán HELLP 35

2.6.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp 36

2.6.6. Nhiễm khuẩn 36

2.6.7. Suy gan câp 37

2.6.8. Đái tháo đường 37

2.6.9. Bệnh tuyến giáp 37

2.7. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 37

2.8. Các sai số mắc phải và cách khống chế sai số 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1. Đặc điểm chung 39

3.1.1. Số lượng cấp cứu sản khoa 39

3.1.2. Đặc điểm về tuổi 40

3.1.3. Số lần có thai 41

3.1.4. Tiền sử bệnh 42

3.1.5. Phương pháp đẻ 43

3.2. Đặc điểm lâm sàng suy một số cơ quan 44

3.2.1. Biến chứng chung 44

3.2.2. Biến chứng tuần hoàn 45

3.2.3. Biến chứng hô hấp 48

3.2.4. Biến chứng tiêu hóa và nguyên nhân 49

3.2.5. Biến chứng thận tiết niệu 51

3.2.6. Biến chứng nhiễm trùng 51

3.2.7. Biến chứng rối loạn đông máu 52

3.2.8. Suy đa tạng 54

3.3. Các phương thức điều trị và kết quả 55

3.3.1. Điều trị biến chứng tuần hoàn 55

3.3.2. Điều trị suy hô hấp 57

3.3.3. Điều trị biến chứng tiêu hóa 58

3.3.4. Điều trị biến chứng thận tiết niệu 58

3.3.5. Điều trị nhiễm trùng 59

3.3.6. Kết quả điều trị 60

Chương 4 : BÀN LUẬN 62

4.1. Đặc điểm chung 62

4.1.1. Số lượng cấp cứu sản khoa 62

4.1.2. Đặc điểm về tuổi 62

4.1.3. Số lần có thai 63

4.1.4. Tiền sử bệnh 63

4.1.5. Phương pháp đẻ 64

4.2. Đặc điểm lâm sàng suy một số cơ quan 64

4.2.1. Biến chứng chung 64

4.2.2. Biến chứng tuần hoàn 65

4.2.3. Biến chứng hô hấp 67

4.2.4. Biến chứng tiêu hóa 68

4.2.5. Biến chứng thận tiết niệu 69

4.2.6. Biến chứng nhiễm trùng 69

4.2.7. Biến chứng rối loạn đông máu 70

4.2.8. Suy đa tạng 70

4.3. Các phương thức điều trị và kết quả 71

4.3.1. Điều trị biến chứng tuần hoàn 71

4.3.2. Điều trị suy hô hấp 72

4.3.3. Điều trị biến chứng tiêu hóa 72

4.3.4. Điều trị biến chứng thận tiết niệu 73

4.3.5. Điều trị nhiễm trùng 73

4.3.6. Kết quả điều trị 73

KẾT LUẬN 75

KIẾN NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment