NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ GALECTIN-3 MÁU BẰNG SPIRONOLACTON Ở BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ GALECTIN-3 MÁU BẰNG SPIRONOLACTON Ở BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ GALECTIN-3 MÁU BẰNG SPIRONOLACTON Ở BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM
Trần Kim Sơn1, Ngô Hoàng Toàn1, Lại Trung Tín2, Đoàn Thị Tuyết Ngân1, Nguyễn Trung Kiên1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kết quả kiểm soát nồng độ galectin-3 máu bằng spironolactone ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 122 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ từ năm 2018-2019. Kết quả: Trong 122 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm, nữ giới chiếm ưu thế hơn nam giới với tỷ lệ lần lượt là 55,7% và 44,3%. Nhóm suy tim 50-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 59,83%, nhóm 31-49 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,74%. Tỷ lệ tăng galectin-3 máu là 88,52%. Sau điều trị bằng spironolactone, nồng độ galectin-3 giảm so với trước điều trị theo 3 mức độ THA, theo 3 mức độ suy tim (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,01), sau 12 tuần điều trị spironolactone, galectin-3 giảm nhiều nhất 29,05% với liều lượng spironolactone 50mg so với spironolactone 25mg (6,89%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết luận: Tỷ lệ tăng galectin-3 máu ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm cao và nồng độ galectin-3 máu giảm rõ rệt sau 12 tuần điều trị bằng spironolacton.

Mặc dù vớisự tiến bộ của Y học trong thập kỷ qua, đặc biệt là sự xuấthiện của NTproBNP, đã được sử dụng rộng rãi như một dấu hiệu đáng tin cậy đểđánh giá,chẩn đoán và tiên lượngsuy tim.Tuy nhiên, việc xác định các dấuhiệu đáng tin cậy mới để chẩn đoán, phân tích, dự báo tử vong  vàviệc phòngngừa nhậpviện vẫn rất cần thiết.Galectin-3  là  protein  hòa  tanđược tiết ra bởi các đại thực bào kích hoạt. Chức năng chính của nó là để ràng buộc và kích hoạt các nguyên bào sợi tạo thành collagen và mô sẹo, dẫnđến sự  xơ  hóa  cơ  tim [3].  Nhiều  thử  nghiệm  và nghiên cứu đã cho thấy vai trò quan trọng của galectin-3  trong  quá  trình  thay  đổi  tim  do  xơ hóa,  độc  lập  với  sự  phát triển  của  xơ  hóa. Galectin-3 tăng đáng kể trong suy tim mạn tính (khởi phát cấp tính hoặc không cấp tính), độc lập với bệnh lý học. Ở Việt Nam hiện nay chưa có công  trình  nghiên  cứu  nào  đánh  giá  hiệu  quả kiểm soát galectin-3 ở bệnh nhân suy tim bằng spironolacton. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả kiểm soát galectin-3 máubằng spironolactone ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại Bv Tim mạch Tp.Cần Thơ.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment