Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố liên quan của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012

Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố liên quan của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012

Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến, mang tính xã hội và nhân đạo rất cao trong mọi xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vô sinh là tình trạng các cặp vợ chồng mong muốn có thai, sinh hoạt tình dục đều đặn, không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào mà không có thai trong vòng 12 tháng [2], [16].

Theo Tổ chức Y tế thế giới quyền được sinh sản là quyền bình đẳng của mỗi con người cho dù giàu hay nghèo hay ở bất kỳ vị trí nào trong xã hội. Quyền này đã được khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về dân số và phát triển họp tại Cairo năm 1994. Ở Việt Nam điều trị vô sinh là một nội dung quan trọng của chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản và chiến lược dân số năm 2001 – 2010 [35].

Ở Việt Nam theo điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm 13% [16]. Theo PGS. TS Nguyễn Viết Tiến (2009), nghiên cứu trên 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái trên cả nước,tỷ lệ vô sinh chung trên toàn quốc là 7,7%[31]. Theo ghi nhận của hầu hết y văn và tài liệu trên thế giới, vô sinh nam giới chiếm tỷ lệ tương đương với các nguyên nhân vô sinh do nữ. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy 40% số trường hợp vô sinh là do người vợ, 40% là do người chồng, 20% là do cả 2 vợ chồng [17].

Vô sinh có xu hướng ngày càng tăng do ô nhiễm môi trường, chất độc hại trong thức ăn, lối sống không lành mạnh như: quan hệ tình dục bừa bãi, lạm dụng các chất kích thích, kết hôn quá muộn.

Trong những năm qua lĩnh vực điều trị vô sinh của nước ta đã có những bước tiến bộ vượt bậc như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI – Intrauterine Insemination), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF- Invitro Fertilization) hay tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI – Intra Cytoplasmic Sperm Injection) và lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mặc dù vậy, điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một kỹ thuật tương đối đơn giản, ít nguy hiểm, hiệu quả tương đối cao nếu thực hiện đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, có thể áp dụng rộng rãi đến tuyến tỉnh và các trung tâm y tế có cán bộ được đào tạo và có đủ trang thiết bị đáp ứng cho kỹ thuật IUI, chi phí cho điều trị cũng không quá tốn kém.

Theo Alen và cộng sự (1985), tỷ lệ thụ thai (cộng dồn) của phương pháp IUI là 52 – 70% khi tinh dịch đồ bình thường và nguyên nhân vô sinh do chất nhày cổ tử cung [38]. Theo Branigan thì số lượng tinh trùng di động và tỷ lệ tinh trùng di động cao rất có giá trị cho sự thụ thai và tỷ lệ thành công của phương pháp IUI [40]. Theo Ngô Hạnh Trà và cộng sự (2002), tỷ lệ thành công là 28% với kết quả cao nhất ở nhóm vô sinh do rối loạn phóng noãn là 41%, do tinh trùng yếu và ít là 12,8%, do tổn thương vòi tử cung là 9,4%, và thấy có sự ảnh hưởng của tuổi, số nang noãn, độ dày niêm mạc tử cung, kỹ thuật bơm … tới tỷ lệ có thai [33].

Để góp phần ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố liên quan của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012” với 2 mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ có thai và mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân được thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai lâm sàng của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 11

1.1 Định nghĩa, tình hình và nguyên nhân vô sinh 11

1.1.1. Định nghĩa về vô sinh 11

1.1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh 11

1.2. Sự thụ thai 13

1.2.1. Tinh dịch và tinh trùng 13

1.2.2. Noãn 14

1.2.3. Sự di chuyển của tinh trùng và noãn 15

1.2.4. Sự thụ tinh và làm tổ của trứng 18

1.2.5. Các điều kiện cần phải có để thụ tinh và làm tổ 18

1.3. Chuẩn bị tinh trùng 18

1.3.1. Rửa và xử lý tinh trùng 18

1.3.2. Các kỹ thuật lọc rửa tinh trùng 19

1.3.3. Lợi ích của việc lọc rửa tinh trùng 20

1.4. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung 21

1.4.1. Chỉ định của IUI 22

1.4.2. Yêu cầu cần thiết của mẫu tinh trùng để làm IUI 23

1.5. Kích thích buồng trứng 24

1.5.1. Nguyên nhân rối loạn phóng noãn 24

1.5.2. Các thuốc kích thích buồng trứng thường dùng trong hỗ trợ sinh sản 25

1.5.3. Các phác đồ kích thích buồng trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung. … 27

1.6. Một số nghiên cứu về lọc rửa tinh trùng và IUI 29

1.6.1. Tại Việt Nam 29

1.6.2. Trên thế giới 30

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1. Đối tượng nghiên cứu 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33

2.2.2. Cỡ mẫu 33

2.2.3. Thu thập số liệu 33

2.3. Sơ đồ nghiên cứu 34

2.4. Đánh giá kết quả 38

2.5. Biến số nghiên cứu 39

2.6. Xử lý số liệu 40

2.7. Thời gian nghiên cứu 40

2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 41

3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân được thực

hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung 41

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 41

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo loại vô sinh 42

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian vô sinh 42

3.1.4. Nguyên nhân vô sinh 43

3.1.5. Đặc điểm tinh dịch đồ trước và sau lọc rửa 44

3.2. Kết quả có thai của phương pháp IUI 45

3.2.1. Kết quả có thai lâm sàng của phương pháp IUI 45

3.2.2. Kết quả có thai hóa sinh của phương pháp IUI 45

3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố và tỷ lệ có thai lâm sàng của phương

pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung 46

3.3.1. Kết quả có thai liên quan với tuổi mẹ 46

3.3.2. Liên quan giữa kết quả có thai và loại vô sinh 47

3.3.3. Kết quả giữa số năm vô sinh và tỷ lệ có thai 47

3.3.4. Liên quan giữa kích thích buồng trứng và có thai 48

3.3.5. Kết quả có thai và kích thước nang noãn 49

3.3.6. Kết quả có thai và số lượng nang noãn 50

3.3.7. Kết quả giữa có thai và độ dày niêm mạc tử cung 50

3.3.8. Kết quả có thai và số vòi tử cung thông 51

3.3.9. Kết quả có thai và mật độ tinh trùng trước rửa 51

3.3.10. Kết quả có thai và số lượng tinh trùng di động tiến tới trước rửa 52

3.3.11. Kết quả có thai và tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới nhanh 53

3.3.12. Kết quả có thai với mật độ tinh trùng sau lọc rửa 53

3.3.13. Liên quan giữa một số đặc điểm trong kỹ thuật IUI và tỷ lệ có thai … 54

3.3.14. Kết quả có thai và một số nguyên nhân gây vô sinh 55

Chương 4: BÀN LUẬN 56

4.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân được thực

hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung 56

4.2. Tỷ lệ có thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung 58

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả có thai của phương pháp bơm tinh

trùng vào buồng tử cung 60

4.3.1. Liên quan giữa tuổi bệnh nhân và tỷ lệ có thai 60

4.3.2. Tỷ lệ có thai và loại vô sinh 61

4.3.3. Liên quan giữa số năm vô sinh và tỷ lệ có thai 62

4.3.4. Liên quan giữa tỷ lệ có thai và việc sử dụng thuốc kích thích buồng trứng. 63

4.3.5. Liên quan giữa số lượng nang noãn với tỷ lệ có thai 64

4.3.6. Liên quan giữa tỷ lệ có thai và độ dày niêm mạc tử cung 66

4.3.7. Liên quan giữa tỷ lệ có thai và số vòi tử cung thông 67

4.3.8. Liên quan giữa tỷ lệ có thai và một số đặc điểm của tinh dịch đồ

trước lọc rửa 67

4.3.9. Liên quan giữa tỷ lệ có thai và mật độ tinh trùng sau lọc rửa 70

4.3.10. Liên quan giữa tỷ lệ có thai với kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng

tử cung 71

4.3.11. Bàn luận về tỷ lệ có thai và nguyên nhân vô sinh 73

KÉT LUẬN. 75

KIẾN NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment