NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY KÍCH ỨNG DA VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CHẾ PHẨM “XOA BÓP GS-TVB”
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY KÍCH ỨNG DA VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CHẾ PHẨM “XOA BÓP GS-TVB”.Bệnh cơ xương khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn cầu. Dựa theo dữ liệu năm 2019, khoảng 1,71 tỷ người trên toàn thế giới mắc chứng rối loạn cơ xương [1], và đau là triệu chứng phổ biến nhất. Đau cơ xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh lý cơ xương khớp [2] viêm thường đi kèm đau trong các bệnh lý về cơ xương khớp. Đau có thể do hậu quả của viêm nhưng cũng có thể do tổn thương biến dạng khớp, tổn thương sụn, bao hoạt dịch,… [3].
Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Nonsteroidal antiinfflammation drug –NSAID) đường toàn thân điều trị đau và viêm trong một số bệnh lý cơ xương khớp thông thường có hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng kéo dài các thuốc NSAID đường uống có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và có thể không phù hợp ở những bệnh nhân do có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn, chẳng hạn như các biến cố về đường tiêu hóa và tim mạch [4], [5]. Từ góc độ dược động học và dược lực học, bôi tại chỗ làm giảm đáng kể hàm lượng thuốc toàn thân và có thể an toàn hơn NSAID đường uống nên ngày càng được sử dụng nhiều hơn để điều trị đau cơ xương cấp tính và mãn tính [6], [7] và được khuyến cáo trong một số hướng dẫn quản lý bệnh cơ xương khớp [8], [9], [10], [11]. Tuy vậy, việc dùng NSAID đường uống hay đường tại chỗ đều có những mặt hạn chế, vậy nên việc quay về nghiên cứu và sử dụng thuốc y học cổ truyền (YHCT) lại đang là xu hướng giải pháp an toàn và được quan tâm để điều trị đau và viêm trong bệnh lý cơ xương khớp.
Những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ dược và bào chế của YHCT có những bước phát triển vượt bậc, những chế phẩm YHCT với đa dạng hình thức bào chế đã được nghiên cứu và đem vào sử dụng. Cạnh đó, thuốc YHCT dùng ngoài là một phương pháp sử dụng đơn giản và đem lại hiệu quả điều trị cao, rượu cồn xoa bóp là sản phẩm được sử dụng phổ biến. Các vị thuốc Quế nhục, Địa liền, Thiên niên kiện, Tô mộc, Nhũ hương, trong y học cổ truyền có tác dụng chỉ thống, hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc [12], [13], [14]. Các vị thuốc trên cũng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm [15], [16], [17], [18], [19]. Việc phối hợp các vị thuốc trên trong chế phẩm XOA BÓP GS-TVB được kì vọng về tác dụng giảm đau, chống viêm theo cơ chế của y học hiện đại (YHHĐ). Khi dùng tại chỗ dung dịch thẩm thấu qua da, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch tại chỗ từ đó đem lại hiệu quả điều trị. Sự thẩm thấu của dược liệu qua da khó có thể đánh giá được tối ưu do cấu trúc phân tử lớn, một số sản phẩm có thể gây kích ứng ban đỏ trên da, chế phẩm XOA BÓP GS-TVB đã đem Nano bạc ứng dụng vào công nghệ bào chế và sản xuất nhằm tăng tính ổn định và an toàn trên da.
Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá khả năng gây kích ứng da của chế phẩm XOA BÓP GS-TVB trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm của chế phẩm XOA BÓP GS-TVB trên thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………3
1.1. ĐAU-YHHĐ ……………………………………………………………………………………..3
1.1.1. Khái niệm đau…………………………………………………………………………….3
1.1.2. Phân loại đau ……………………………………………………………………………..3
1.1.2.1. Phân loại đau theo cơ chế gây đau ……………………………………………3
1.1.2.2. Phân loại đau theo thời gian và tính chất đau…………………………….4
1.1.2.3. Phân loại theo đau khu trú……………………………………………………….5
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh đau…………………………………………………………………..5
1.1.3.1. Receptor đau ………………………………………………………………………….5
1.1.3.2. Các chất trung gian hóa học…………………………………………………….6
1.1.3.3. Đường dẫn truyền cảm giác đau……………………………………………….7
1.1.3.4. Trung tâm nhận thức cảm giác đau …………………………………………..7
1.2. VIÊM-YHHĐ…………………………………………………………………………………….7
1.2.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………….7
1.2.2. Nguyên nhân gây viêm…………………………………………………………………..8
1.2.3. Viêm cấp tính ……………………………………………………………………………….8
1.2.4. Viêm mạn tính ………………………………………………………………………….12
1.3. MỐI QUAN HỆ CỦA VIÊM VÀ ĐAU TRONG BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG
KHỚP……………………………………………………………………………………………………..13
1.4. CÁC THUỐC GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM………………………………………..15
1.4.1. Thuốc chống viêm không steroid (Nonsteroidal anti-inflammation drugNSAID)……………………………………………………………………………………………….15
1.4.2. Thuốc chống viêm steroid. ……………………………………………………………16
1.4.3. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau ………………………………………………16
1.5. YHCT-ĐAU VÀ VIÊM TRONG BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP VÀ CHẾ
PHẨM DUNG DỊCH XOA BÓP GS-TVB…………………………………………………..17
1.5.1. Quan điểm về đau và viêm trong bệnh lý cơ xương khớp theo YHCT 171.5.1.1. Đại cương…………………………………………………………………………….17
1.5.1.2. Quan điểm về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Đau theo YHCT .18
1.5.1.3. Quan niệm YHCT về điều trị đau và viêm trong bệnh lý cơ xương
khớp………………………………………………………………………………………………..19
1.5.2. Tình hình nghiên cứu một số thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm
dùng ngoài trên thế giới và Việt Nam. …………………………………………………….20
1.5.2.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………20
1.5.2.2. Tại Việt Nam ………………………………………………………………………..21
1.5.3. Tổng quan chế phẩm dung dịch XOA BÓP GS-TVB………………………23
1.5.3.1. Nguồn gốc xuất xứ…………………………………………………………………23
1.5.3.2. Khái quát tác dụng các thành phần thuốc ……………………………….24
1.6. CƠ CHẾ THUỐC QUA DA……………………………………………………………….28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….29
2.1. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. …………………………………………29
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu: Dung dịch XOA BÓP GS-TVB. …………………..29
2.1.2. Thuốc đối chứng và hóa chất dùng trong nghiên cứu. ………………………30
2.1.3. Phương tiện và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu………………………..31
2.1.4. Động vật nghiên cứu…………………………………………………………………….31
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. ………………………………………..31
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………….31
2.2.2. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………………………31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ………………………………………………………..31
2.3.1. Nghiên cứu về khả năng kích ứng da. …………………………………………….32
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm. …………………………………..33
2.3.2.1. Đánh giá tác dụng giảm đau…………………………………………………..33
2.3.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm …………………………………………….35
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU………………………………………………………………………………..37
2.5. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ ……………………………………………..38
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. ……………………………………………………38CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..39
3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KÍCH ỨNG DA CỦA DUNG DỊCH XOA BÓP GSTVB………………………………………………………………………………………………………..39
3.2. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM CỦA DUNG DỊCH XOA BÓP GSTVB………………………………………………………………………………………………………..41
3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau. ……………………………………………..41
3.2.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau trên chuột cống trắng gây đau
thần kinh ngoại vi bằng thắt dây kinh tọa…………………………………………….41
3.2.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau tại tổ chức viêm (Randall-Selitto
Test)………………………………………………………………………………………………..44
3.2.2. Tác dụng chống viêm …………………………………………………………………..45
3.2.2.1. Tác dụng chống viêm cấp dung dịch XOA BÓP GS-TVB trên mô hình
gây phù chân chuột cống bằng carrageenin…………………………………………45
3.2.2.2. Tác dụng chống viêm mạn của dung dịch XOA BÓP GS-TVB trên mô
hình gây viêm bằng tá chất Freund hoàn chỉnh…………………………………….48
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………54
4.1. BÀN LUẬN VỀ TÍNH KÍCH ỨNG DA CỦA DUNG DỊCH XOA BÓP GSTVB………………………………………………………………………………………………………..54
4.2. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM CỦA DUNG
DỊCH XOA BÓP GS-TVB. ……………………………………………………………………….56
4.2.1. Tác dụng giảm đau của dung dịch XOA BÓP GS-TVB……………………56
4.2.2. Tác dụng chống viêm của dung dịch XOA BÓP GS-TVB………………..59
4.2.3. Bàn về chế phẩm XOA BÓP GS-TVB. ………………………………………….61
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………72
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BC Bạch cầu.
BN Bệnh nhân.
BPI Bacterial permeability increasing protein: Protein tăng tính
thấm diệt khuẩn
COX Cyclo-oxygenase.
DĐVN-V Dược điển Việt Nam –V.
ĐC Đối chứng.
IL Interleukin.
LT Leucotrien.
LPS Lipo-polysaccharid .
mRNA ARN thông tin.
NC Nhóm chứng.
NO Nitric oxide.
NSAID Nonsteroidal anti-inflammation drug: Thuốc chống viêm không
steroid.
OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
P Chất Pain.
PAF Platelet activating factor: Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu.
PG Prostaglandin.
TCCS Tiêu chuẩn cơ sở.
TNF Tumor necrosis factor: Yếu tố hoại tử khối u.
YHHĐ Y học hiện đại.
YHCT Y học cổ truyền.
WHO World Health Organization- Tổ chức y tế thế giới.DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần của dung dịch XOA BÓP GS-TVB………………………………..29
Bảng 2.2: Bảng đánh giá điểm ban đỏ và phù nề………………………………………………33
Bảng 2.3: Xếp loại kích ứng da………………………………………………………………………33
Bảng 3.1: Kết quả thử kích ứng da của dung dịch XOA BÓP GS-TVB……………..39
Bảng 3.2: Thời gian trễ rút chân trong thử nghiệm ngâm nước lạnh……………………41
Bảng 3.3: Thời gian trễ rút chân trong thử nghiệm ngâm nước nóng…………………..42
Bảng 3.4: Số lần rút chân trong thử nghiệm cọ vẽ…………………………………………….43
Bảng 3.5: Ngưỡng đau của tổ chức viêm cấp bàn chân chuột…………………………….44
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của XOA BÓP GS-TVB tới % tăng thể tích bàn chân chuột ở
các thời điểm sau gây viêm (n = 10 ở mỗi lô, X̅ ± SD) ………………………………………45
Bảng 3.7: So sánh tỷ lệ % ức chế (I%) phù viêm cấp bàn chân chuột………………….47
Bảng 3.8: So sánh % tăng đường kính khớp cổ chân phải chuột ngày 7 và 0 (n = 10 ở
mỗi lô, (X̅ ± SD)) ………………………………………………………………………………………..48
Bảng 3.9: So sánh % tăng đường kính khớp cổ chân phải chuột ngày 14 và ngày 0
(n = 10 ở mỗi lô, (X̅ ± SD)) …………………………………………………………………………..49
Bảng 3.10: So sánh % tăng đường kính khớp cổ chân phải chuột ngày 21 và ngày 0
(n = 10 ở mỗi lô, (X̅ ± SD)) …………………………………………………………………………..50
Bảng 3.11: So sánh % tăng đường kính khớp cổ chân phải chuột ngày 28 và ngày 0
(n = 10 ở mỗi lô, (X̅ ± SD)) …………………………………………………………………………..51
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mẫu thử tới tỷ lệ % tăng đường kính khớp cổ chân chuột
ở các thời điểm sau gây viêm (n = 10 ở mỗi lô, X̅ ± SD) …………………………………..52
Bảng 3.13: Tỷ lệ % ức chế (I%) viêm khớp cổ chân chuột. ……………………………….5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com