Nghiên cứu kháng thể kháng HLA và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ghép thận

Nghiên cứu kháng thể kháng HLA và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ghép thận

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu kháng thể kháng HLA và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ghép thận.Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Hiện nay, điều trị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối bằng ghép thận là một lựa chọn được ưu tiên với những lợi ích vượt trội mà nó đem lại cho người bệnh. Những người bệnh ghép thận được cải thiện cả chất lượng cuộc sống và tuổi thọ so với điều trị bằng phương pháp lọc máu chu kỳ, và thực sự nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng ghép thận là một lựa chọn tốt hơn cho tất cả các nhóm tuổi so với lọc máu [1], [2], [3], [4].
Sự hồi phục chức năng thận ghép là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà lâm sàng. Các yếu tố liên quan chủ yếu đến sự hồi phục chức năng thận ghép gồm: yếu tố người hiến, mẫn cảm trước ghép của người nhận, hòa hợp miễn dịch trước ghép. Thông thường chức năng thận sẽ hồi phục hoàn toàn và trở về bình thường trong 7 ngày sau ghép. Các bất thường chức năng thận giai đoạn đầu sau ghép được chú ý là trì hoãn chức năng thận và thải ghép cấp.

Hòa hợp miễn dịch trong ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công cuộc mổ ghép và kéo dài đời sống tạng ghép. Nhóm máu ABO và kháng nguyên hòa hợp tổ chức (HLA – Human Leucocyte Antigen) là hai yếu tố miễn dịch quan trọng [5], [6]. Ngày nay, với sự ra đời của các nhóm thuốc ức chế miễn dịch và các quy trình giải mẫn cảm trước ghép đã dần khắc phục những tác động bất lợi do yếu tố miễn dịch gây ra đối với người bệnh, đem lại thành công trong ghép thận không tương thích nhóm máu [7].
Trì hoãn chức năng thận ghép (Delayed graft function – DGF) là một biến chứng phổ biến sau ghép. DGF đề cập đến tình trạng tổn thương thận cấp tính xảy ra trong tuần đầu tiên của quá trình ghép thận. DGF có liên quan đến tỷ lệ thải ghép cấp tính cao hơn và thời gian sống sót của mảnh ghép ngắn hơn [8], [9], [10]. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện DGF sau ghép trong đó phải kể đến yếu tố người hiến, người nhận, bảo quản tạng ghép và cuộc phẫu thuật [8], [10], [11], [12].
Sau ghép, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra thận ghép là “lạ” đối với cơ thể và một loạt các phản ứng miễn dịch xảy ra nhằm thải loại mảnh ghép. Nếu không được ức chế miễn dịch đầy đủ hoặc không tuân thủ điều trị sau ghép, sự biến đổi các yếu tố miễn dịch xảy ra đặc biệt là trên những người bệnh mức độ hòa hợp miễn dịch kém trước ghép (hòa hợp nhóm máu, hòa hợp HLA). Kết quả của quá trình trên là sản xuất kháng thể đặc hiệu người cho, tác động đến mảnh ghép dẫn đến thải ghép và mất mảnh ghép [12], [13], [14].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kháng thể đặc hiệu HLA người cho ở bệnh nhân ghép thận để đánh giá nguy cơ miễn dịch và biến cố liên quan. Sự hiện diện của kháng thể đặc hiệu HLA người cho (HLA-DSA) trước và sau ghép đều là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự thành công của cuộc ghép và tiên lượng sống còn của tạng ghép. Tại Việt Nam, hiện có ít nghiên cứu về vấn đề miễn dịch ghép, mối liên quan với chức năng thận ghép và sự xuất hiện kháng thể đặc hiệu kháng HLA người cho sau ghép. Chính vì những lý do trên, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu kháng thể kháng HLA và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ghép thận” với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm kháng thể kháng HLA trước ghép và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ghép thận từ người cho sống.
2. Đánh giá mối liên quan của kháng thể kháng HLA đặc hiệu người cho ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thận trong 6 tháng đầu sau ghép.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI BẰNG GHÉP THẬN    3
1.1.1.Khái niệm bệnh thận mạn tính, suy thận mạn tính, bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối    3
1.1.2.Phương pháp ghép thận điều trị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối………………5
1.2.MIỄN DỊCH TRONG GHÉP THẬN    8
1.2.1.Cơ sở khoa học cho các xét nghiệm miễn dịch    8
1.2.2.Các xét nghiệm miễn dịch trong ghép thận    14
1.2.3.Biến đổi cấu trúc và chức năng thận ghép liên quan đến hòa hợp miễn dịch    …………………………………………………………………………..19
1.2.5.Kiểm soát các phản ứng miễn dịch bất lợi ở người bệnh sau ghép thận    28
1.3.NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC    34
1.3.1.Nghiên cứu nước ngoài    34
1.3.2.Nghiên cứu trong nước    36
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    37
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    37
2.1.1. Đối tượng    37
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn    37
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ    37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu    38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu    38
2.2.3. Phương tiện phục vụ nghiên cứu    38
2.2.4. Nội dung các bước tiến hành nghiên cứu    39
2.2.5. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán, đánh giá sử dụng trong nghiên cứu    43
2.2.6.Xử lý số liệu    50
2.2.7.Đạo đức trong nghiên cứu    51

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    53
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    53
3.1.1. Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.    53
3.1.2. Một số đặc điểm miễn dịch người nhận thận và người hiến.    57
3.1.3. Đặc điểm chức năng thận sau ghép ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.    60
3.2. ĐẶC ĐIỂM HLA, KHÁNG THỂ KHÁNG HLA (PRA) TRƯỚC GHÉP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH GHÉP THẬN    61
3.2.1. Đặc điểm HLA, PRA trước ghép ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu    61
3.2.2. Mối liên quan giữa HLA, tiền mẫn cảm (PRA) trước ghép với một số đặc điểm ở người bệnh trước ghép    63
3.2.3. Mối liên quan giữa HLA, tiền mẫn cảm (PRA) trước ghép với một số đặc điểm ở người bệnh sau ghép    67
3.3. ĐẶC ĐIỂM PRA SAU GHÉP VÀ SỰ XUẤT HIỆN KHÁNG THỂ KHÁNG HLA ĐẶC HIỆU NGƯỜI CHO (HLA – DSA) Ở NGƯỜI BỆNH CÓ GIẢM CHỨC NĂNG THẬN TRONG 6 THÁNG ĐẦU SAU GHÉP    71
3.3.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân có giảm chức năng thận ghép trong 6 tháng đầu sau ghép    71
3.3.2. Đặc điểm PRA sau ghép, HLA – DSA và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm người bệnh có giảm chức năng thận trong 6 tháng đầu sau ghép    77
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    85
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    85
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, nguyên nhân suy thận mạn tính    85
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu    86
4.1.3. Một số đặc điểm miễn dịch người nhận thận và người hiến    88
4.1.4. Đặc điểm chức năng thận sau ghép ở nhóm BN nghiên cứu    91
4.2. ĐẶC ĐIỂM KHÁNG THỂ KHÁNG HLA TRƯỚC GHÉP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI CHO SỐNG    94
4.2.1. Đặc điểm hòa hợp, không hòa hợp HLA và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh ghép thận    94
4.2.2. Đặc điểm kháng thể kháng HLA trước ghép và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ghép thận từ người cho sống    97
4.3. MỐI LIÊN QUAN CỦA KHÁNG THỂ KHÁNG HLA ĐẶC HIỆU NGƯỜI CHO Ở BỆNH NHÂN CÓ GIẢM CHỨC NĂNG THẬN TRONG 6 THÁNG ĐẦU SAU GHÉP    102
4.3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân có giảm chức năng thận ghép trong 6 tháng đầu sau ghép.    102
4.3.2. Kháng thể kháng HLA sau ghép ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thận trong 6 tháng đầu sau ghép    105
KẾT LUẬN    118
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI    120
KIẾN NGHỊ    121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    122
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng    Tên bảng    Trang
Bảng 1.1    Các giai đoạn của bệnh thận mạn tính    4
Bảng 1.2    Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính    4
Bảng 1.3    Các yếu tố nguy cơ trì hoãn chức năng thận    21
Bảng 1.4    Phân loại các thuốc ức chế miễn dịch    29
Bảng 2.5    Nồng độ đáy cyclosporine (CO) duy trì sau ghép    43
Bảng 2.6    Nồng độ đỉnh cyclosporine (C2) duy trì sau ghép    44
Bảng 2.7    Nồng độ tacrolimus (C0) duy trì sau ghép    44
Bảng 2.8    Chẩn đoán thiếu máu theo WHO    46
Bảng 2.9    Phân chia mức độ thiếu máu theo KDIGO 2012    46
Bảng 2.10    Ví dụ về cách xác định mức độ hòa hợp và không hòa hợp HLA giữa người cho – người nhận thận ghép    49
Bảng 3.1    Phân bố BN theo nhóm tuổi    53
Bảng 3.2    Phân bố BN theo nguyên nhân bệnh thận mạn tính    54
Bảng 3.3    Phân bố BN theo BMI    54
Bảng 3.4    Phân bố BN theo tình trạng thiếu máu trước ghép    55
Bảng 3.5    Đặc điểm điều trị bệnh thận mạn tính trước ghép    56
Bảng 3.6    Thời gian điều trị thận nhân tạo và lọc màng bụng ở người bệnh trước ghép thận    57
Bảng 3.7    Phân bố BN theo tiền sử mẫn cảm trước ghép    57
Bảng 3.8    Một số đặc điểm người cho thận    59
Bảng 3.9    Mức độ hòa hợp và không hòa hợp HLA của cặp cho – nhận thận ghép    61
Bảng 3.10    Mức độ hòa hợp và không hòa hợp HLA theo từng locus của cặp cho    62
Bảng 3.11    Đặc điểm tiền mẫn cảm (PRA) và HLA    62
Bảng 3.12    Mối liên quan giữa mức độ hòa hợp và không hòa hợp HLA với quan hệ huyết thống của cặp cho – nhận thận ghép    63
Bảng 3.13    Liên quan giữa PRA trước ghép với giới    64
Bảng 3.14    Liên quan giữa PRA trước ghép với tuổi    64
Bảng 3.15    Liên quan giữa PRA trước ghép với truyền máu    65
Bảng 3.16    Liên quan giữa PRA trước ghép với phương pháp    65
Bảng 3.17    Liên quan giữa PRA trước ghép với tình trạng mang thai ở nhóm bệnh nhân nữ    66

Bảng    Tên bảng    Trang
Bảng 3.18    Liên quan giữa PRA trước ghép với nguyên nhân    66
Bảng 3.19    Liên quan giữa PRA trước ghép với tăng huyết áp     67
Bảng 3.20    Hồi quy logistic các yếu tố trước ghép liên quan đến PRA (+) trước ghép    67
Bảng 3.21    Mối liên quan giữa mức độ không hòa hợp HLA với DGF    67
Bảng 3.22    Mối liên quan giữa một số đặc điểm miễn dịch với DGFở nhóm BN nghiên cứu    68
Bảng 3.23    Mối liên quan giữa các chỉ số sinh hóa với PRA theo từng thời điểm theo dõi sau ghép     69
Bảng 3.24    So sánh nồng độ ure, creatinin và MLCT ở nhóm PRA (+) + DGF (+) với nhóm PRA (-) + DGF (-) trong 6 tháng theo dõi    70
Bảng 3.25    Tỷ lệ BN giảm chức năng thận tại các thời điểm theo dõi trong 6 tháng sau ghép    71
Bảng 3.26    Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm bệnh nhân có giảm chức năng thận    72
Bảng 3.27    Đặc điểm miễn dịch trước ghép nhóm BN có giảm chức năng thận sau ghép    73
Bảng 3.28    Đặc điểm sử dụng thuốc ức chế miễn dịch ở nhóm bệnh nhân có giảm chức năng thận sau ghép    74
Bảng 3.29    Đặc điểm biến đổi các chỉ số huyết học theo thời gian ở nhóm bệnh nhân có giảm chức năng thận sau ghép    75
Bảng 3.30    Đặc điểm một số chỉ số sinh hóa máu ở nhóm bệnh nhân có giảm chức năng thận sau ghép    76
Bảng 3.31    Đặc điểm protein niệu ở nhóm BN có giảm chức năng thận sau ghép    76
Bảng 3.32    Đặc điểm PRA sau ghép ở nhóm BN giảm chức năng thận theo phân lớp kháng thể    77
Bảng 3.33    Đặc điểm PRA sau ghép ở nhóm BN giảm chức năng thận sau ghép theo sự xuất hiện HLA – DSA    77
Bảng 3.34    Đặc điểm HLA – DSA (+) theo từng phân lớp    78
Bảng 3.35    Đặc điểm HLA – DSA (+) theo MFI    78

Bảng    Tên bảng    Trang
Bảng 3.36    So sánh sự biến đổi PRA và sự xuất hiện HLA – DSA ở nhóm BN giảm chức năng thận sau ghép ở thời điểm trước và sau ghép     78
Bảng 3.37    Liên quan PRA, HLA – DSA hình thành sau ghép với quan hệ huyết thống cặp cho – nhận thận ghép    79
Bảng 3.38    Liên quan giữa PRA, HLA – DSA hình thành sau ghép với truyền máu trước và/ hoặc trong, sau ghép     79
Bảng 3.39    Liên quan giữa PRA, HLA – DSA hình thành sau ghép với mức độ hoà hợp HLA cặp cho – nhận thận ghép     80
Bảng 3.40    Liên quan giữa PRA, HLA – DSA hình thành sau ghép với mức độ không hòa hợp HLA cặp cho – nhận thận ghép    80
Bảng 3.41    So sánh một số đặc điểm lâm sàng, CPR ở nhóm BN HLA – DSA (+) và (-) sau ghép    81
Bảng 3.42    So sánh một số đặc điểm miễn dịch trước ghép và quan hệ huyết thống cặp cho – nhận ở nhóm BN có HLA – DSA (+) và (-) sau ghép    82
Bảng 3.43    Mối liên quan giữa sự xuất hiện HLA – DSA (+) và protein niệu tại các thời điểm theo dõi    83
Bảng 3.44    Mối liên quan giữa sự xuất hiện HLA – DQ, DP với protein niệu tại các thời điểm theo dõi    83
Bảng 3.45    Hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến xuất hiện HLA – DSA (+) sau ghép    84
Bảng 4.1    Tỷ lệ DGF ở một số nghiên cứu    92
Bảng 4.2    Tỷ lệ kháng thể đặc hiệu HLA người cho xuất hiện sau ghép ở các nghiên cứu    110

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment